Qui trình can thiệp

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh việt nam giai đoạn 2006-2010 (full text) (1) (Trang 64 - 69)

2.3.4.1. Thành lập ban chỉ đạo tại các tỉnh và huyện

Tại tất cả các tỉnh can thiệp đều thành lập ban chỉ đạo về LMAT của tỉnh. Thành viên của ban chỉ đạo bao gồm 1 phó chủ tịch, giám đốc sở y tế, đại diện cho bệnh viện, trung tâm CSSKSS tỉnh và các đại diện của hội phụ nữ (tuyến tỉnh). Tại tất cả các huyện can thiệp đều thành lập ban chỉ đạo về LMAT của huyện. Thành viên của ban chỉ đạo bao gồm 1 phó chủ tịch huyện, đại diện cho bệnh viện huyện, trung tâm y tế huyện và các đại diện của hội phụ nữ (tuyến huyện). Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là đầu mối của địa phương trong công tác hợp tác với chương trình can thiệp, cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ

cho hoạt động LMAT và điều hành các hoạt động LMAT tại địa phương.

2.3.4.2.Điều tra trước can thiệp (năm 2006)

Điều tra phỏng vấn các đối tượng nhóm các bà mẹ từ 15-49 tuổi có con dưới 2 tuổi bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Điều tra phỏng vấn các cán bộ y tế về những khó khăn và thuận lợi trong công tác cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn. Kết quả của cuộc điều tra ban đầu nhằm cung cấp bằng chứng cho các hoạt động can thiệp sau này. Việc thu thập các số liệu đầu vào về kiến thức chăm sóc trước, trong và sau sinh của các nhóm nghiên cứu được thực hiện tại 5 tỉnh Hà Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Kon Tum và Ninh Thuận.

Phỏng vấn sâu các nhóm đối tượng các cán bộ y tế làm công tác CSSKSS về việc cung cấp dịch vụ LMAT, những khó khăn và thuận lợi.

2.3.4.3. Tổ chức các cuộc hội thảo nhằm phổ biến các kết quả và lập kế hoạch can thiệp

Các kết quả nghiên cứu đầu vào được báo cáo tại Sở y tế của 5 tỉnh. Tham gia vào các hội thảo này là các cán bộ từ các bệnh viện tỉnh, trung tâm

CSSKSS tỉnh, các bệnh viện huyện và đại diện từ các trạm y tế xã cùng một số tổ chức xã hội như hội phụ nữ tham gia vào hoạt động truyền thông về LMAT cho người dân sau này.

Trên cơ sở các kết quả và khuyến cáo của hội thảo các tỉnh đã lập được kế hoạch can thiệp riêng phù hợp cho hoàn cảnh thực tế của từng tỉnh. Tổng số 5 cuộc hội thảo như vậy đã được thực hiện tại 5 tỉnh can thiệp. Tương tự, các huyện và các xã đều lập kế hoạch cho riêng xã và tỉnh.

2.3.4.4. Các hoạt động can thiệp chính

Phần này chúng tôi chỉ trình bày những nhóm hoạt động can thiệp chính liên quan đến nghiên cứu. Các hoạt động can thiệp tập trung chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cung cấp và sử dụng dịch vụ LMAT tại các tuyến.

Các nhóm hoạt động can thiệp chính bao gồm:

(1) Đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng cung cấp dịch vụ LMAT chất lượng cho cán bộ y tế, giáo trình sử dụng là cuốn Chuẩn Quốc gia về Chăm sóc Sức khỏe sinh sản. Năm 2009, tuyến trung ương đã tổ chức đào tạo 24 giảng viên tuyến tỉnh về LMAT, đào tạo bổ sung giảng viên cho các cán bộ y tế tỉnh, sau đó các tỉnh đã tổ chức 47 lớp đào tạo lại cho trên 1.500 cán bộ cung cấp dịch vụ tuyến tỉnh, huyện. Đào tạo giảng viên cho tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ và BV Phụ sản trung ương để giảng dạy cho các khoá đào tạo cô đỡ thôn bản. Phối hợp với hai bệnh viện đầu ngành đào tạo 20 giảng viên và 225 cán bộ cung cấp dịch vụ tuyến tỉnh về xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ. Đào tạo 22 giảng viên cho Hà Giang, Ninh Thuận, Kon Tum và bệnh viện Từ Dũ để giảng dạy cho các khoá đào tạo Cô đỡ thôn bản. Nội dung đào tạo sử dụng toàn bộ cuốn Chuẩn Quốc gia về CSSKSS do Bộ Y tế ban hành lần 1 năm 2003 và có bổ xung thêm một số nội dung của cuốn Chuẩn Quốc gia về CSSKSS ban hành năm 2009. Các cán bộ y tế xã được học lý thuyết và thực hành tại Bệnh viện Huyện, tổng thời gian đào tạo là 2

tuần. Cán bộ CSSKSS của tất cả các tỉnh/huyện/xã của 5 tỉnh tham gia nghiên cứu đều được đào tạo.

(2) Cung cấp một số trang thiết bị thiết yếu cho công tác LMAT. Chương trình cung cấp trang thiết bị, thuốc thiết yếu cần thiết theo chuẩn Quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Giai đoạn 2006-2010 các hoạt động cung cấp trang thiết bị cho các cơ sở y tế địa phương là rất ít, tập trung chủ yếu vào 2 huyện can thiệp của mỗi tỉnh. Trang thiết bị và thuốc chủ yếu là trang thiết bị và thuốc thiết yếu cho CSSKSS. Hoạt động này chủ yếu tập trung vào các xã khó khăn chưa đảm bảo đủ các trang thiết bị và thuốc thiết

yếu.

(3) Giám sát hỗ trợ cho cán bộ y tế làm công tác CSSKSS. Sau các khóa đào tạo, Vụ SKBM-TE và các Bệnh viện PSTW, Nhi TW, Từ Dũ đã tiến hành 75 chuyến giám sát hỗ trợ tới các tỉnh. Các địa phương cũng đã tiến hành 525 chuyến giám sát nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ CSSKSS. Các tỉnh đã áp dụng Hướng dẫn theo dõi - giám sát - đánh giá do Bộ Y tế ban hành trong việc triển khai hoạt động giám sát. Các giám sát được thực hiện theo tuyến, tuyến trung ương giám sát tuyến tỉnh, tuyến tỉnh giám sát tuyến huyện và tuyến huyện giám sát tuyến xã. Tuy nhiên, cũng có những chuyến giám sát vượt tuyến như giám sát viên tuyến trung ương và tỉnh cũng giám sát trực tiếp tuyến xã. Nội dung giám sát bao gồm giám sát việc thực hiện các kỹ thuật, giám sát công tác quản lý, ghi chép sổ sách, sử dụng và bảo quản trang thiết bị y tế và thuốc. Hoạt động giám sát cũng được triển khai trên toàn tỉnh nhưng cũng tập trung vào các huyện can thiệp của 5 tỉnh.

(4) Truyền thông nâng cao kiến thức và thực hành về LMAT cho người dân (tập trung vào 3 nhóm đối tượng chính là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới và vị thành niên). Chủ động, linh hoạt tổ chức triển khai truyền thông vận động phù hợp với nhóm đối tượng đích, với điều kiện, hoàn cảnh

kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương. Ngoài việc sử dụng tài liệu truyền thông do trung ương cung cấp, Trung tâm CSSKSS các tỉnh còn vận động kinh phí để in bổ sung và cấp phát đến các cơ sở cung cấp dịch vụ và trong các chiến dịch truyền thông lồng ghép. Tổ chức TTGDTT trên các phương tiện truyền thông đại chúng của địa phương về chăm sóc thai nghén, KHHGĐ, sức khoẻ VTN/TN, bệnh phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống suy dinh dưỡng... Trung tâm CSSKSS một số tỉnh còn xây dựng tạp chí chuyên san về SKSS để phổ biến kiến thức cho cộng đồng. Tại tuyến huyện, xã, thôn bản ngoài việc tổ chức truyền thông trực tiếp theo nhóm còn tổ chức và sinh hoạt định kỳ các Câu lạc bộ bà mẹ trẻ, Câu lạc bộ gia đình không có con suy dinh dưỡng… với sự tham gia của Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, già làng trưởng bản. Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cũng được triển khai trên toàn tỉnh nhưng cũng tập

trung vào các huyện/xã can thiệp của 5 tỉnh.

2.3.4.5. Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo giảng viên theo Hướng dẫn Quốc gia về dịch vụ sức khoẻ sinh sản cho các tuyến

Trước hết là Chương trình can thiệp đã tiến hành tuyển chọn và đào tạo các giảng viên tuyến trung ương. Chương trình can thiệp đã đào tạo được 15 giảng viên tuyến trung ương. Các giảng viên tuyến trung ương là các cán bộ sản và nhi có kiến thức và kinh nghiệm sâu về LMAT từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Trung ương Huế. Các giảng viên được tập huấn và thống nhất về chương trình đào tạo và các hoạt động giám sát LMAT cho tuyến tỉnh.

Tiếp theo là các giảng viên trung ương tiến hành đào tạo cho mỗi tỉnh từ 4-6 giảng viên tuyến tỉnh/tỉnh. Các giảng viên tuyến tỉnh là các cán bộ sản và nhi có kiến thức và kinh nghiệm sâu về LMAT từ bệnh viện tỉnh. Các giảng viên cũng được tập huấn và thống nhất về chương trình đào tạo và các hoạt

động giám sát LMAT tại tuyến huyện sau này.

Các giảng viên tỉnh tiến hành đào tạo cho mỗi huyện từ 10-12 giảng viên tuyến huyện/huyện. Các giảng viên tuyến tỉnh là các cán bộ sản và nhi có kiến thức và kinh nghiệm sâu về LMAT từ bệnh viện huyện. Các giảng viên cũng được tập huấn và thống nhất về chương trình đào tạo và các hoạt động giám sát các hoạt động LMAT cho tuyến xã.

2.3.4.6. Triển khai chương trình can thiệp Làm mẹ an toàn:

a, Tiến hành đào tạo về Chuẩn quốc gia về CSSKSS các hoạt động LMAT tại các tuyến tỉnh, huyện và xã. Các hoạt động đào tạo do các giảng viên đã được đào tạo thực hiện. Nội dung đào tạo chủ yếu là được thực hiện tại các bệnh viện, phối hợp giữa đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng. Tài liệu sử dụng cho đào tạo là cuốn Chuẩn Quốc gia về CSSKSS năm 2003 và có sửa đổi do Bộ y tế ban hành năm 2009. Kết quả đào tạo tại 5 tỉnh can thiệp cho thấy tất cả cán bộ y tế làm công tác CSSKSS tại trạm y tế xã/phường, khoa sản và nhi, bệnh viện huyện và bệnh viện tỉnh, trung tâm y tế huyện, trung tâm CSSKSS tuyến tỉnh (nữ hộ sinh, y sỹ sản nhi và bác sỹ sản và bác sỹ nhi khoa) đều được đào tạo về kiến thức và kỹ năng về CSSKSS tập trung chủ yếu vào LMAT. b, Tăng cường giám sát các hoạt động LMAT tại tất cả các tuyến tỉnh, huyện và xã. Hàng tháng, các giảng viên tuyến trung ương bố trí thời gian đi giám sát các hoạt động cung cấp dịch vụ LMAT tại các bệnh viện tỉnh là chính, tuy nhiên các giảng viên này cũng tham gia giám sát tại bệnh viện huyện và trạm y tế xã nhưng không thường xuyên. Các giảng viên tuyến tỉnh đi giám sát thường xuyên các bệnh viện huyện và trạm y tế xã và các giảng viên tuyến huyện đi giám sát hoạt động LMAT tại các trạm y tế xã.

c, Cung cấp trang thiết bị theo qui định của Chuẩn và Hướng dẫn Quốc gia về dịch vụ sức khoẻ sinh sản cho các tuyến tại 5 tỉnh nghiên cứu. Dựa trên cuộc kiểm kê về trang thiết bị y tế trong CSSKSS (trong cuộc điều tra ban đầu), Y

tế tỉnh, huyện và xã lập kế hoạch mua sắm để Chương trình cung cấp những trang thiết bị thật sự cần thiết cho các hoạt động LMAT. Trang thiết bị y tế chủ yếu được cung cấp cho trạm y tế xã là chủ yếu.

d, Tổ chức các hoạt động can thiệp cộng đồng tại điểm được chọn dự kiến mô hình can thiệp. Xây dựng và phát các vật liệu tuyên truyền giáo dục dễ hiểu phù hợp với nhu cầu của đối tượng tác động. Tiến hành đẩy mạnh hoạt động thông tin giáo dục truyền thông thông qua các cuộc họp cộng đồng, câu lạc bộ, họp đoàn thể và các cuộc thi tại cộng đồng. Tổ chức các lớp tập huấn cho những người tham gia thực hiện hoạt động can thiệp, đặc biệt nâng cao kiến thức và kỹ năng, hỗ trợ cho mạng lưới cộng tác viên (hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ...). Thông qua hoạt động của nhóm cộng tác viên hỗ trợ kiến thức về chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ.

2.3.4.7. Điều tra đánh giá sau can thiệp (năm 2010)

Điều tra đánh giá sau thời gian triển khai chương trình can thiệp, sẽ được thực hiện trên các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại các xã của 5 tỉnh tham gia nghiên cứu. Các nội dung điều tra, phỏng vấn được tiến hành tương tự như điều tra lần đầu, tìm ra sự hiểu biết kiến thức trong các nhóm quần thể nghiên cứu, trước và sau khi can thiệp. Kết quả của các can thiệp cộng đồng, các yếu tố ảnh hưởng sẽ được đánh giá thông qua so sánh sự khác biệt về các biến số giữa trước và sau can thiệp, kết hợp với phỏng vấn sâu để tìm hiểu kỹ thêm khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện các can thiệp từ đó đề xuất khuyến nghị can thiệp phù hợp.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh việt nam giai đoạn 2006-2010 (full text) (1) (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)