Một số định nghĩa, khái niệm

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh việt nam giai đoạn 2006-2010 (full text) (1) (Trang 69 - 71)

Chăm sóc trước sinh: Là những chăm sóc sản khoa cho người phụ nữ tính từ thời điểm có thai cho đến trước khi đẻ nhằm đảm bảo cho quá trình mang thai được an toàn, sinh con khỏe mạnh. Bao gồm chế độ ăn, chế độ làm việc, khám thai, tiêm phòng uốn ván và uống viên sắt/folic, uống vitamin A [1], [2].

Khám thai đủ 3 lần: là khám thai 3 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ [68].

Tiêm đủ 2 mũi uốn ván: là tiêm 2 mũi vaccin uốn ván cho phụ nữ có thai đúng lịch (mũi 1: tiêm càng sớm càng tốt khi biết có thai, mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 30 ngày và trước đẻ ít nhất1tháng) hoặc chỉ tiêm 1 mũi tăng cường nếu trước đó họ đã được tiêm 2 mũi và mũi tiêm này cách mũi 2 ít nhất 6 tháng [8].

Chăm sóc khi sinh: Các bà mẹ có rất nhiều lựa chọn về địa điểm sinh con mà thống nhất là đẻ ở tại cơ sở y tế, do cán bộ y tế đỡ đẻ. Một số điểm cần lưu ý đến chăm sóc khi đẻ như sau: các điều kiện và phương tiện đỡ đẻ sạch, đỡ đẻ kịp thời phòng tránh và xử trí kịp thời tai biến, con đẻ ra luôn được ở cạnh mẹ, được hỗ trợ tinh thần và thể lực trong lúc sinh con [33].

Chăm sóc sau sinh: Chăm sóc cho sản phụ mới đẻ trong 6 giờ đầu đẻ, phát hiện ra những biến chứng đặc biệt là chảy máu, trong giai đoạn chăm sóc sau đẻ này phải chú ý đến công tác thông tin giáo dục các kiến thức cơ bản về vệ sinh sau đẻ, bà mẹ cho con bú sớm sau đẻ, bà mẹ và con đi khám lại 2 lần trong vòng 42 ngày sau đẻ, chăm sóc rốn sơ sinhvà phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng rốn [14].

Khả năng tiếp cận: Là những điều kiện để đảm bảo khách hàng có thể đến được cơ sở y tế cần thiết:

- Khả năng tiếp cận về địa lý được tính bằng 2 chỉ số hoặc là độ dài quãng đường hoặc là khoảng thời gian từ nhà đến cơ sở y tế. Thời gian thường được sử dụng nhiều hơn

- Khả năng tiếp cận về kinh tế được tính bằng khả năng về tài chính (tiền) để đảm bảo cho khách hàng có thể đến được cơ sở y tế cần thiết - Khả năng tiếp cận về văn hóa chính là các rào cản về văn hóa như

phong tục tập quán, trình độ văn hóa ngăn cản khách hàng đến cơ sở y tế cần thiết.

Nhân viên y tế thôn bản: làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em (còn gọi là cô đỡ thôn, bản) ở thôn, bản có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, còn tồn tại phong tục, tập quán không đến khám thai, quản lý thai và đẻ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, có diện tích rộng, giao thông khó khăn, phức tạp, khả năng tiếp cận của người dân với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạn chế (là thôn, bản còn có khó khăn về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em) [12].

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh việt nam giai đoạn 2006-2010 (full text) (1) (Trang 69 - 71)