Thiếu nhân lự cy tế

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh việt nam giai đoạn 2006-2010 (full text) (1) (Trang 108 - 111)

Qua khảo sát thực tế tại các tỉnh nghiên cứu, thiếu nhân lực y tế là một trong những điểm khó khăn chính được cán bộ y tế nêu lên thông qua các cuộc phỏng vấn sâu. Số lượng CBYT còn rất thiếu ở tất cả các tuyến, đặc biệt là tuyến xã và tuyến huyện. Ở một xã thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, dân số là 11.760 người, tuy nhiên số lượng biên chế CBYT xã chỉ có 6 người,không được tăng thêm do cấp trên cho rằng địa bàn xã gần với bệnh viện đa khoa huyện, khiến cho việc triển khai công việc gặp khó khăn, Trạm y tế xã phải ký hợp đồng thêm với CBYT để thực hiện công việc. Tương tự như thế ở một xã khác của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ cũng như tại các 4 tỉnh

còn lại việc thiếu y sỹ/ bác sỹ, đặc biệt là các CBYT làm việc trong lĩnh vực làm mẹ an toàn cũng được nêu lên rõ ràng.

Theo nhận định của CBQL bệnh viện huyện, do thiếu bác sỹ cho nên bệnh viện không thể có người bố trí đi đào tạo thêm một kíp mổ và gây mê. Cả bệnh viện chỉ có một kíp mổ và gây mê. Nếu vắng 1 người trong kíp mổ thì bệnh viện bắt buộc phải chuyến tuyến. Ở huyện Tumorong (tỉnh Kon Tum), Trung tâm y tế huyện chỉ có 5 bác sỹ, trong đó có 4 bác sĩ ở khu điều trị và khu phòng khám chỉ có một bác sỹ.

Ở những địa phương như Kon Tum, việc thiếu CBYT còn trầm trọng hơn. Cán bộ của các trạm y tế thì không đủ để đi xuống hết các địa bàn các thôn để thực hiện các việc hỗ trợ cho các sản phụ khi sinh con, và nhiều trường hợp rất đau xót khi có những sản phụ đến khi trở dạ thì không kịp đưa ra trạm y tế và cuối cùng là dẫn đến tử vong cả mẹ lẫn con (Y sỹ sản nhi tỉnh Kon Tum).

“Ở trạm y tế xã chúng em bây giờ có hơn 6.000 dân mà hiện đang có là 6 cán bộ và một cán bộ đi học, một cán bộ dược không tham gia trực được, chỉ còn lại 4 người trực rất vất vả. Nếu mà cho chúng em thêm về con người thì tuyệt vời. Nếu được bác sỹ thì tốt, không thì cho chúng em y sỹ đa khoa hoặc y sỹ sản nhi, đừng cho chúng em y tá, điều dưỡng nữa và đừng cho chúng em nữ hộ sinh, vì thực ra ở cơ sở em cần phải đa năng, tổng hợp, công tác làm mẹ an toàn là cần thiết nhất” (Y sỹ sản nhi tỉnh Phú Thọ).

Thiếu cán bộ y tế nhất hiện nay là bác sỹ chuyên khoa nhi, hầu như các bệnh viện huyện không có bác sỹ chuyên khoa nhi. Điều này dẫn đến những khó khăn cho việc triển khai các công tác chăm sóc sơ sinh, chủ yếu là do bác sỹ sản khoa đảm nhiệm.

Bên cạnh thiếu nhân lực, trình độ cán bộ y tế yếu cũng được xác định là một trong những rào cản trong triển khai các dịch vụ y tế tại cơ sở. Đại đa số bác sỹ ở tuyến dưới là cán bộ được đào tạo theo chế độcử tuyển và theo địa chỉ, chuyên tu, trình độ chuyên môn có hạn và không có bác sỹ chuyên khoa sản và nhi, cho nên trình độ hạn chế trong công tác cung cấp dịch vụ LMAT.

Nhân lực thiếu và yếu là lý do cơ bản khiến cho nhiều địa phương không có đủ điều kiện để triển khai các dịch vụ LMAT, đặc biệt là cấp cứu sản khoa toàn diện (như truyền máu tại chỗ và mổ đẻ).

Lý do được xác định thiếu bác sỹ theo ý kiến của các cán bộ quản lý y tế tuyến huyện và tuyến tỉnh là chưa có chính sách thu hút bác sỹ ở tuyến dưới. Các CBQL mong muốn Nhà nước có chính sách thu hút có hiệu quả thì

sẽ giúp tăng cường việc cung cấp dịch vụ ở tuyến dưới.

Một điểm cần nhấn mạnh đối là việc đào tạo ra một CBYT có khả năng thực hiện được cấp cứu sản khoa (mổ đẻ, mổ cắt tử cung bán phần, mổ cấp cứu, mổ chửa ngoài tử cung) là cần phải thời gian đào tạo và rèn luyện tay

“Đặc biệt là đối với tỉnh KonTum của chúng tôi chưa có bất kỳ một chính sách và chưa có ưu đãi nào đối với cán bộ ngành y tế. Do vậy, ngoài những nỗ lực của anh em thì cần phải có những hỗ trợ về mặt chuyên môn cũng như hỗ trợ về mặt điều kiện, những hỗ trợ về mặt phương tiện để cho anh em công tác thì hỗ trợ của ngành y tế tôi nghĩ hết sức là cần thiết và hết sức là có ý nghĩa” (Bác sỹ, TYT xã tại tỉnh Kon Tum).

nghề. Bác sỹ mới ra trường chưa có khả năng thực hiện được những công việc đó. Do vậy thiếu nhân lực y tế ở cơ sở khiến cho việc cử người đi đào tạo để thực hiện được những kỹ thuật đó là rất khó khăn, do vậy cơ sở đã khó khăn lại càng khó khăn trong việc triển khai cung cấp dịch vụ CCSKSS.

Một bất cập nữa ở địa phương là việc điều động cán bộ y tế sau khi được đào tạo chuyên khoa sang làm những công việc quản lý khác. Có những địa phương có cán bộ sau tập huấn được nâng cao trình độ thì lại được điều chuyển sang làm ở các vị trí quản lý khác như ở trung tâm y tế dự phòng hoặc ở vị trí quản lý như Phó Chủ tịch huyện. Do vậy cơ sở y tế lại quay về vị trí là không có người để thực hiện dịch vụ và lại phải mất vài năm để đào tạo được người có thể thực hiện được công việc.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh việt nam giai đoạn 2006-2010 (full text) (1) (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)