II Phải trả dài hạn 706.998.286 3,21 706.998.286 100 3,
1 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 706.998.286 00 706.998.286 00
BẢNG 2.14: CƠ CẤU HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY NĂM
Đvt: đồng
Chỉ tiêu
12/31/2011 12/31/2012 Chênh lệch
Số tiền (đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ(%) Tỷ trọng(%)
1. Nguyên liệu vật liệu 11.374.064.975 35,26 15.340.321.666 37,51 3.966.256.691 34,87 2,25
2. Công cụ dụng cụ 484.235.708 1,50 440.351.690 1,08 -43.884.018 -9,06 -0,42
3. Chi phí SX,
KD dở dang 10.831.772.736 33,58 14.011.534.664 34,26 3.179.761.928 29,36 0,68
4. Thành phẩm 9.564.881.198 29,65 11.099.846.775 27,14 1.534.965.577 16,05 -2,51
Tổng cộng 32.254.954.617 100 40.892.054.795 100 8.637.100.178 26,78
Luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính Doanh nghiệp
Nguyên liệu vật liệu
Nguyên liệu vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong vốn về hàng tồn kho. Cuối năm giá trị nguyên vật liệu là 15.340.321.666 (đồng) chiếm 37,51% so với đầu năm tăng 3.966.256.691 (đồng) với tỷ lệ 34,87%. Lý do công ty dự trữ nhiều nguyên vật liệu là do ngành nghề kinh doanh sản xuất chủ yếu là chế tạo. Nguyên vật liệu chính: Sắt, thép các loại… Nguyên vật liệu phụ : que hàn, sơn, vật liệu điện. Phụ tùng: Vòng bi, phụ tùng theo máy...là nhũng nguyên vật liệu thường xuyên cho sản xuất, vậy nên để đảm bảo ổn định nguồn nguyên vật liệu công ty đã đầu tư thêm. Lạm phát thời điểm năm 2012 làm giá cả các mặt hàng tăng cao trong khi nguồn tiền lại không đủ nên để lường trước tình hình biến động giá gây ảnh hưởng tới lưu thông sản xuất, vì vậy công ty đã có chính sách tăng dự trữ nguyên vật liệu. Tuy nhiên việc lưu trữ nguyên vật liệu quá nhiều sẽ có thể bị ứ đọng vốn, tăng chi phí bảo quản, cất giữ lưu kho. Nhưng khi so sánh với giá trị của Chi phí SXKD dở dang (14.011.534.664 đồng) thì tỷ lệ dự trữ này là phù hợp, đảm bảo cho khối lượng công việc đang thực hiện.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Chiếm ở vị trí tương đối lớn trong hàng toàn kho là khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Điều này đúng với đặc thù của công ty là hoạt động trong lĩnh vực chế tạo các thiết bị cơ khí, thời gian hoàn thiện cũng dài nên khối lượng sản phẩm dở dang là lớn. Cuối năm 2012, chi phí SXKD dở dang là 14.011.534.664 (đồng) chiếm tỷ trọng 34,26% hàng tồn kho, tăng tỷ lệ 29,36% ứng với tỷ trọng 0,68% so với cuối năm 2011.
Công cụ dụng cụ
Cuối năm 2012 giảm 43.884.018 (đồng) so với cuối năm 2011. Tuy nhiên do chiếm tỷ trọng nhỏ (1,08%) nên sự thay đổi không làm ảnh hưởng tới sự biến động của hàng tồn kho.
Thành phẩm
SV: Nguyễn Thị Thùy Trang 65 Lớp: CQ47/11.07
Thành phẩm đang chờ tiêu thụ trong kho tăng 1.534.965.577 (đồng) với tỷ lệ 16,05% cho thấy lượng lớn sản phẩm hoàn thành nhưng chưa tiêu thụ được. Mặt khác, thành phẩm chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong hàng tồn kho: năm 2011 là 29,65% và năm 2012 là 27,14%. Việc chậm tiêu thụ hàng cho thấy tình hình kinh doanh đang gặp khó khăn, thành phẩm tăng làm vốn ứ đọng trong khâu dự trữ, giảm hiệu quả sử dụng VKD của công ty nên cũng cần có biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đem lại doanh thu cao hơn.