- Thị trường đầu vào: Nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho Công ty chủ yếu thông qua việc ký hợp đồng với các Công ty kim khí Như : Công ty cổ
4 Dự phòng phải trả dài hạn
HÌNH 2.4: KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MẠO KHÊ
KHÍ MẠO KHÊ
Hệ số khả năng thanh toán
(Nguồn: tính toán từ bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012)
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn phản ảnh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để trang trải nợ ngắn hạn, do vậy nó thể hiện mức độ đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng mấy đồng tài sản ngắn hạn.
Đối với công ty, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm 2012 1,0985 lần cho biết trong tổng tài sản ngắn hạn công ty đang quản lý và sử dụng có khả năng thanh toán 1,86 lần các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cuối năm tăng 0,0021 lần là do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của công ty cuối năm tăng. Hệ số này ở đầu năm và cuối năm đều >1, cho biết tài sản ngắn hạn của công ty luôn đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Đồng thời cho thấy chính sách tài trợ của công ty luôn đảm bảo cân bằng các hoạt động công nợ. Công ty đã dùng 1 phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, đây là chính sách an toàn, ổn định và khả năng thanh toán được đảm bảo.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền. Trong tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho là loại tài sản khó chuyển đổi thành tiền nhất. Do vậy, để biết được khả năng thanh toán của công ty dựa trên các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền thì phải dựa vào hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty biến động ở mức thấp qua các năm (0,3772; 0,4461; 0,3475) cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty đang có xu hướng giảm. Như vậy trong khi nợ ngắn hạn tăng và
Luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính Doanh nghiệp
lớn hơn 1 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn yếu đi, có thể làm căng thẳng vốn trong thanh toán nhanh đòi hỏi Công ty cần xem xét lại chính sách tiền mặt, đặc biệt chú trọng phân bổ vốn ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Đây là hệ số phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong công ty. Ta thấy hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty cả 3 năm đều rất nhỏ, cuối năm 2012 giảm 0,03 lần so với đầu năm 2012 do lượng tiền và tương đương tiền năm 2012 giảm mạnh 64,58% trong khi nợ ngắn hạn tăng 9,79% điều này ảnh hưởng tới việc thanh toán công nợ. Tuy chưa phải sử dụng các biện pháp bất lợi và với mối quan hệ với các ngân hàng luôn sẵn sàng cho vay vốn lâu dài, nhưng điều đó cũng chỉ có giới hạn trong 1 thời gian cũng như quy mô nhất định. Vì vậy, công ty cần xác định nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán ngay khoản nợ tới hạn, nếu không công ty sẽ phải trả lãi cao hơn do phải gia hạn thanh toán. Bên cạnh đó cũng cần phải chú ý không để đến mức vốn bằng tiền quá cao nhất là tiền tồn quỹ vì khả năng sinh lời kém.
Tóm lại, qua phân tích các hệ số thể hiện khả năng thanh toán nói chung của công ty nằm ở mức an toàn song hệ số khả năng thanh toán nhanh và tức thời còn hạn chế. Tuy nhiên do đặc thù kinh doanh, số vốn chiếm dụng là chủ yếu (chiếm dụng vốn từ khoản phải trả người bán, từ người mua trả tiền trước…) Đây phần lớn là các khoản nợ có tính chất chu kỳ mà công ty đã tính toán được thời điểm trả nợ thích hợp nên không cần thường xuyên duy trì lượng vốn bằng tuền lớn. Tuy nhiên công ty cần xác định nhu cầu dự trữ vốn bằng tiến, theo dõi chặt chẽ các khoản nợ, có biện pháp nâng cao khả năng thanh toán nhanh và tức thời để tránh rủi ro trong thanh toán, đảm bảo an toàn về mặt tài chính và giữ uy tín của công ty đối với các đối tác bên ngoài.
SV: Nguyễn Thị Thùy Trang 57 Lớp: CQ47/11.07
2.2.2.1.2.Tình hình quản lý các khoản phải thu
vìCác khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh số VLĐ mà công ty bị khách hàng, các tổ chức cá nhân khác chiếm dụng trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ vốn bị chiếm dụng càng nhiều. Đối với bất kỳ công ty nào dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay thương mại, các khoản phải thu luôn là khoản mục không thể thiếu trong cơ cấu vốn lưu đông, thậm chí chiếm tỷ trọng khá lớn. Các khoản phải thu có tác dụng kích thích bán hàng, giúp công ty tăng doanh thu lợi nhuận nhưng mặt khác nó cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ vì vậy quản trị các khoản phải thu luôn có vai trò quan trọng đối với mỗi công ty.
Để quản lý các khoản phải thu được tốt thì các nhà quản lý tài chính cần theo dõi kịp thời, sát sao, trên cơ sở đó đưa ra các chính sách tín dụng thương mại hợp lý và cũng có biện pháp phù hợp để có thể thu hồi các khoản phải thu đến hạn.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài chính Doanh nghiệp