- Thị trường đầu vào: Nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho Công ty chủ yếu thông qua việc ký hợp đồng với các Công ty kim khí Như : Công ty cổ
4 Dự phòng phải trả dài hạn
BẢNG 2.8: TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN KINH DOANH CUỐI NĂM 2011-2012 (Đvt: đồng)
DOANH CUỐI NĂM 2011-2012 (Đvt: đồng)
CHỈ TIÊU 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) TÀI SẢN 73.199.881.187 77.804.193.970 A.Tài sản ngắn hạn 54.378.895.401 74,29 59.815.626.186 76,88 B.Tài sản dài hạn 18.820.985.786 25,71 17.988.567.784 23,12 NGUỒN VỐN 73.199.881.187 77.804.193.970 A.Nguồn vốn ngắn hạn (=1) 49.599.644.334 67,76 54.454.372.548 69,99 1.Nợ ngắn hạn 49.599.644.334 100 54.454.372.548 100 B.Nguồn vốn dài hạn (=1+2) 23.600.236.853 32,24 23.349.821.422 30,01 1.Nợ dài hạn 9.453.538.286 40,06 7.915.200.000 33,90 2.Vốn chủ sở hữu 14.146.698.567 59,94 15.434.621.422 66,10
(Nguồn: Tính toán từ bảng cân đối kế toán năm 2012 – Công ty CP cơ khí Mạo Khê)
Để đánh giá hiệu quả sử dụng và tổ chức nguồn vốn lưu động đồng thời đánh giá tính hợp lý trong mô hình tài trợ vốn lưu động của công ty, ta phân loại nguồn hình thành VLĐ trên cơ sở căn cứ thời gian huy động và sử dụng.
VLĐ được hình thành từ 2 nguồn: Nguốn VLĐ thường xuyên (lấy từ nguồn vốn dài hạn) và nguồn VLĐ tạm thời (lấy từ nguồn vốn ngắn hạn)
Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản của DN – Nợ ngắn hạn Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NVLĐTX) = Tài sản ngắn hạn (TSNH) – Nợ ngắn hạn
NVLĐTX của công ty cuối năm 2011 = 54.378.895.401 - 49.599.644.334 = 4.779.251.067 (đồng)
NVLĐTX của công ty cuối năm 2012 = 59.815.626.186 - 54.454.372.548 = 5.361.253.638 (đồng)
Cả 2 năm NVLĐTX > 0 cho thấy mức độ an toàn tài chính của công ty.
Ta thấy VLĐ của công ty được tài trợ từ nguồn vốn tạm thời là chủ yếu và một phần nhỏ được tài trợ bởi nguồn VLĐ thường xuyên. Tỷ trọng nguồn VLĐ tạm thời trong tổng nguồn VLĐ luôn ở mức cao (đầu kỳ là 74,29% và cuối kỳ là 76,88%). Điều này cho thấy trong năm qua công ty chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ nhu cầu VLĐ. Cách làm này giúp công ty giảm chi phí sử dụng các nguồn tài trợ và có thể linh hoạt thay đổi cơ cấu nguồn vốn tuy nhiên mức độ an toàn của việc sử dụng nguồn tài trợ thấp: ta biết rằng VLĐ thường xuyên mang tính chất thường xuyên, ổn định trong thời gian dài và cần thiết phải duy trì liên tục để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, tuy nhiên nguồn vốn ngắn hạn có thời gian hoàn trả ngắn, vì vậy khi tài trợ VLĐ thường xuyên bằng nguồn vốn ngắn hạn sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng về vốn khi đến hạn trả nợ vay. Khi đó công ty phải đi tìm nguồn tài trợ khác để duy trì đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, từ đó gây tốn kém thời gian và chi phí. Vì vậy. với mô hình tài trợ VLĐ như trên công ty cần năng động trong tổ chức nguồn vốn, vì áp dụng mô hình này khả năng rủi ro cao hơn.
Luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính Doanh nghiệp
Trên thực tế công ty đang duy trì một cơ cấu vốn và nguồn hình thành VKD như trên là do:
- Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là chế tạo, lắp đặt các ngành khai thác, xây dựng vì vậy sản phẩm thường có giá trị và quy mô lớn, tiến độ thanh toán chậm, vì vậy tỷ trọng VLĐ thường lớn. Thực trạng này không chỉ là của riêng công ty mà còn là của hầu hết các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp.
- Tuy việc sử dụng vốn tạm thời có thể giúp công ty linh hoạt hơn trong việc tổ chức nguồn vốn, nhưng lại có điểm bất lợi là đòi hỏi công ty phải trả nợ trong một thời gian ngắn dễ làm cho công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán một khi tình hình kinh doanh của công ty gặp khó khăn.
- Do ban quản trị đã nhìn nhận thời điểm kinh tế khó khăn. Việc vay nợ với lãi suất quá lớn sẽ là gánh nặng, gây sức ép tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.2.Tình hình tổ chức sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.2.2.1.Tình hình tổ chức sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động (VLĐ) là thành phần vốn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng , muốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và thường xuyên thì doanh nghiệp phải có đủ lượng VLĐ cần thiết để đầu tư. Mặt khác, VLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng VLĐ là hết sức khó khăn và việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là rất cần thiết trong nền kinh tế thị trường hiện nay.