Thực trạng việc sử dụng các phương pháp tự học của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây tỉnh Yên Bái (Trang 55 - 127)

8. Kết cấu luận văn

2.3.3. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp tự học của học sinh

Khảo sát về thực trạng việc sử dụng các phương pháp tự học của học sinh, thu được kết quả thể hiện trong bảng 2.5.

Bảng 2.5.Thực trạng việc sử dụng các phƣơng pháp tự học của học sinh

STT Phƣơng pháp Mức độ sử dụng (%) Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Chƣa sử dụng

1 Phương pháp nghiên cứu sách giáo

khoa, tài liệu học tập 75 25 0

2 Phương pháp luyện tập 60 40 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

46

4 Phương pháp thảo luận nhóm 30 20 50

5 Phương pháp quan sát 60 40 0

6 Phương pháp thí nghiệm, thực hành 15 20 65

7 Phương pháp tự đánh giá 10 30 60

Qua khảo sát thực trạng việc sử dụng các phương pháp tự học của học sinh, cho thấy: Ở mức độ rất thường xuyên, phương pháp ôn tập được học sinh sử dụng nhiều nhất với 80%; tiếp đến là phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu học tập chiếm 75%. Phương pháp luyện tập, phương pháp quan sát được học sinh sử dụng ở mức độ rất thường xuyên là như nhau và đứng vị trí thứ ba. Điều này phản ánh đúng thực trạng trong tự học hiện nay của học sinh. Vì đây là những phương pháp giúp học sinh củng cố lại kiến thức sau khi học bài mới, đồng thời để học sinh giải quyết các nhiệm vụ học tập được giáo viên giao cho như: chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp, giải bài tập mà giáo viên cho về nhà,..

Ngược lại, ở mức độ rất thường xuyên thì các phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp thí nghiệm, thực hành; phương pháp tự đánh giá; ít được học sinh chú ý sử dụng. Vì thực tế cho thấy các phương pháp này hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như: chưa được giáo viên quan tâm hướng dẫn để học sinh biết cách tự đánh giá bản thân, đánh giá bạn; nội dung chương trình, sách giáo khoa chưa thực sự phù hợp; việc đổi mới phương pháp còn chậm, kém hiệu quả; cơ sở vật chất còn thiếu và không đồng bộ. Đây là những lý do cơ bản dẫn đến việc học sinh thường chỉ sử dụng những phương pháp tự học có tính truyền thống, nên chưa biết phối kết hợp giữa các phương pháp tự học. Vì vậy, hiệu quả của hoạt động tự học chưa thực sự cao.

Như vậy, phương pháp tự học có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đòi hỏi HS không chỉ có nắm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

47

được mục tiêu, động cơ học tập mà phải có phương pháp tự học phù hợp. Biết kết hợp nhiều phương pháp tự học khác nhau. Do đó, nhà trường cần quan tâm và bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh Trƣờngphổ thông dân tộc nội trú THPT Miền Tây-tỉnh Yên Bái

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh chúng tôi thiết kế mẫu phiếu số 2, trưng cầu ý kiến của 03 cán bộ quản lý (Ban giám hiệu) và 40 giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp.

2.4.1. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động tự học của học sinh

2.4.1.1. Quản lý xây dựng kế hoạch tự học

Khảo sát đánh giá việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động tự học, thu được kết quả thể hiện trong bảng 2.6.

Bảng 2.6. Đánh giá việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động tự học

STT Các bƣớc quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động tự học Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá Trung bình Yếu 1

Phó Hiệu trưởng dự thảo kế hoạch tổ chức hoạt động tự học cho học sinh theo kế hoạch dạy học

90 10 0 0

2 Triển khai kế hoạch đến toàn thể giáo

viên bộ môn trong trường. 100 0 0 0 3

Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch

chi tiết, triển khai đến các tổ viên 82 18 0 0 4 Giáo viên bộ môn lập kế hoạch tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

48 học sinh xây dựng kế hoạch tự học

5 Học sinh xây dựng kế hoạch tự học 20 30 40 10 Qua khảo sát thực trạng đánh giá việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động tự học, CBQL và GV đánh giá như sau:

Bước triển khai kế hoạch đến toàn thể giáo viên bộ môn trong trường được 100% CBQL và GV thống nhất đánh giá ở mức độ tốt. Xếp thứ hai là bước phó Hiệu trưởng dự thảo kế hoạch tổ chức hoạt động tự học cho học sinh theo kế hoạch dạy học, được 90% CBQL và GV đánh giá ở mức độ tốt. Tiếp theo tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch chi tiết, triển khai đến các tổ viên và giáo viên bộ môn lập kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học, hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học; lần lượt được 82% và 70% CBQL, GV đánh giá ở mức độ tốt. Học sinh xây dựng kế hoạch tự học là bước chỉ có 20% CBQL, GV đánh giá ở mức độ tốt, 40% CBQL, GV đánh giá ở mức độ trung bình và có tới 10% CBQL, GV đánh giá ở mức độ yếu.

2.4.1.2. Quản lý nội dung hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học

Việc quản lý nội dung hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học là quan trong và cần thiết, qua khảo sát cho thấy việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học mới chỉ chú trọng trong thời gian đầu năm học; công tác kiểm tra, đánh giá chưa tiến hành thường xuyên. Một số GVCN chưa thực sự quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học. Vì vậy nhiều HS học sinh chưa biết hoặc còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch tự học. Để nâng cao hiệu quả hoạt động tự học, BGH đã chỉ đạo GVCN hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học ngay từ đầu năm học, phối kết hợp giữa các lực lượng trong nhà trường để kiểm tra thường xuyên việc xây dựng kế hoạch tự học; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tự học của học sinh thông qua giờ tự học vào buổi chiều, buổi tối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

49

BGH quản lý việc lập kế hoạch tự học theo từng giai đoạn và quá trình: Kế hoạch tự học theo ngày, theo tuần gắn với thời khóa biểu; kế hoạch tự học theo tháng, theo chủ đề, phong trào học tập; kế hoạch học tập theo kì học, năm học.

Quản lý việc xây dựng bản kế hoạch: tên kế hoạch, thời gian thực hiện, nội dung, phương pháp, hình thức, điều kiện tài liệu, địa điểm…

Khảo sát về quản lý nội dung hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học, thu được kết quả thể hiện trong bảng 2.7.

Bảng 2.7. Nội dung hƣớng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học

TT Nội dung hƣớng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học Mức độ (%) Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Không thực hiện BGH GV BGH GV BGH GV

1 Kế hoạch tự học cho từng tuần 66,7 35 33,3 50 0 15 2 Kế hoạch tự học cho từng tháng 66,6 47 33,4 40 0 13 3 Kế hoạch tự học cho từng học kỳ 100 75 0 15 0 10 4 Kế hoạch tự học cho cả năm học 100 80 0 15 0 5 5 Bổ sung và điều chỉnh kế hoạch

tự học 33,3 40 66,7 50 0 10

Qua bảng 2.7 cho thấy các nội dung quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học cho học kỳ và kế hoạch tự học cho cả năm học được BGH và GV thống nhất cao nhất ở mức độ thường xuyên; ngược lại đối với kế hoạch tự học từng tháng và kế hoạch tự học từng tuần thì chưa được quan tâm. Nhất là đối với loại kế hoạch tự học từng tuần có tới 50% giáo viên không thường xuyên thực hiện và 15% GV không thực hiện.

Việc quản lý hướng dẫn học sinh bổ sung và điều chỉnh kế hoạch tự học chỉ có 33,3% cán bộ quản lý và 40% giáo viên quan tâm ở mức độ thường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

50

xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn có tới 66,7% cán bộ quản lý, 50% giáo viên không thường xuyên quan tâm và 10% giáo viên không thực hiện.

Từ kết quả trên cho thấy việc quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học của cán bộ quản lý và giáo viên chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là đối với kế hoạch tự học từng tháng và kế hoạch tự học từng tuần. Điều này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động tự học của học sinh. Trên thực tế cho thấy đa số học sinh mới chỉ có thói quen học theo thời khoá biểu của nhà trường, học khi thầy cô giao bài về nhà hoặc học để chuẩn bị cho bài kiểm tra.

2.4.1.3. Quản lý hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung tự học

Quản lý hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung tự học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua nhà trường luôn quan tâm đến việc quản lý hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung tự học.

Khảo sát việc quản lý hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung tự học, thu được kết quả trong bảng 2.8

Bảng 2.8. Đánh giá việc quản lý hƣớng dẫn học sinh thực hiện nội dung tự học

TT Nội dung tự học Mức độ thực hiện (%) Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Không thực hiện BGH GV BGH GV BGH GV 1 Hệ thống các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, tình cảm, 100 100 0 0 0 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

51 thái độ mà học sinh cần

nắm được thông qua nội dung chương trình do Bộ GD&ĐT quy định

2

Bao gồm các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo,.. mà học sinh có được thông qua sách tham khảo, sách nâng cao, mạng internet,…

100 80 0 20 0 0

Qua các số liệu ở bảng 2.8 cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá cao nội dung tự học theo chương trình do Bộ GD&ĐT quy định với tỷ lệ đánh giá đều là 100%. Đối với nội dung tự học thông qua sách tham khảo, sách nâng cao, mạng internet,… có 100% CBQL và 80% đánh giá ở mức độ thường xuyên. Tuy nhiên, cũng ở nội dung tự học này còn có 20% GV không thường xuyên thực hiện.

2.4.1.4. Quản lý việc xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh

Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động, nội dung chương trình, đó là: giáo dục truyền thống nhà trường; các nội quy, quy chế quản lý giáo dục học sinh. Triển khai chương trình, kế hoạch hoạt động đến các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể và toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường.

Nói chung công tác quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh trong những năm qua nhà trường thực hiện tương đối tốt, đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế đó là việc bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh chưa được thực hiện thường xuyên, hiệu quả mang lại chưa cao, còn nặng tính hình thức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

52

Khảo sát về thực trạng quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên được thể hiện trong bảng 2.9.

Bảng 2.9. Quản lý xây dựng và bồi dƣỡng động cơ tự học cho học sinh

STT Động cơ tự học

Mức độ thực hiện (%)

Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Xây dựng môi trường học tập thân

thiện, bầu không khí thi đua, tích cực 70 20 10 0

2

Tạo động cơ tự học cho học sinh quasự động viên, chia sẻ của thầy cô giáo và gia đình; qua việc đánh giá khách quan, công bằng của thầy, cô

80 10 10 0

3 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhằm

tạo điều kiện tự học cho học sinh 25 45 20 10

4

Tạo hứng thú, động cơ tự học cho học sinh qua việc gắn với truyền thống của nhà trường, với các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ TDTT, chương trình lồng ghép,..

85 15 0 0

5 Tạo nhu cầu, tính tự giác, ý chí vượt khó và sự nỗ lực của bản thân học sinh trong hoạt động tự học

20 15 45 20

Kết quả bảng 2.9 cho thấy, ở mức độ tốt thì động cơ tự học được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá cao nhất với 85%, đó là: Tạo hứng thú, động cơ tự học cho học sinh qua việc gắn với truyền thống của nhà trường, với các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ TDTT, chương trình lồng ghép.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

53

Xếp ở vị trí thứ hai là: Tạo động cơ tự học cho học sinh quasự động viên, chia sẻ của thầy cô giáo và gia đình; qua việc đánh giá khách quan, công bằng của thầy, cô. Tiếp đến là động cơ: Xây dựng môi trường học tập thân thiện, bầu không khí thi đua, tích cực; được 70% CBQL và GV đánh giá ở mức độ tốt. Ở mức độ tốt, hai động cơ tự học còn lại là: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhằm tạo động cơ tự học cho học sinh và nhu cầu, tính tự giác, ý chí vượt khó, sự nỗ lực của bản thân học sinh trong tự học; không được CBQL và GV đánh giá cao, tỷ lệ lần lượt chỉ là 25 % và 20%

2.4.1.5. Quản lý việc bồi dưỡng phương pháp tự học và tổ chức phương pháp tự học cho học sinh

Quá trình dạy học thành công của giáo viên có quan hệ biện chứng với quá trình tự học của học sinh. Mặt khác, kết quả tự học của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp tự học của học sinh. Thấy rõ được tầm quan trọng của phương pháp tự học, nhà trường luôn quan tâm đến việc quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh. Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng kế hoạch hướng dẫn đổi mới phương pháp tự học cho HS. Tổ chức triển khai tới các giáo viên để giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học của từng bộ môn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tự học.

Khảo sát các nội dung quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, thu được kết quả trong bảng 2.10.

Bảng 2.10. Thực trạng việc quản lý bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học cho học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 54 Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng phương pháp tự học chohọc sinh

30 40 20 10

2 Giáo viên hướng dẫn học sinh các

phương pháp tự học 10 15 35 40 Kết quả bảng 2.10 cho thấy: Việc GV vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh được CBQL và GV đánh giá ở mức độ tốt, khá lần lượt là 30% và 40%. Đây là một tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, vẫn còn 10% CBQL và GV đánh giá ở mức độ yếu. Điều này phản ánh đúng với thực tế hiện nay, vì việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học của GV, cơ sở vật chất thiết bị cho dạy và học,…

Việc GV hướng dẫn các phương pháp tự học cho HS, chỉ có 10% CBQL và GV đánh giá ở mức độ tốt, 15% đánh giá ở mức độ khá và có tới

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây tỉnh Yên Bái (Trang 55 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)