Hình thức hoạt động tự học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây tỉnh Yên Bái (Trang 33 - 36)

8. Kết cấu luận văn

1.3.6. Hình thức hoạt động tự học

Hoạt động tự học có thể được xem như là hoạt động tự tổ chức để chiếm lĩnh những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu xem xét tự học trong mối quan hệ với hoạt động giảng dạy thì tự học được phân thành các hình thức như:

- Tự học không có hướng dẫn (không có sách và sự hướng dẫn của giáo viên)

- Tự học có sách nhưng không có giáo viên bên cạnh. - Tự học có sách, có thầy hướng dẫn

* Tự học không có hƣớng dẫn: Là hình thức tự học mà cá nhân tự mày mò, tự nghiên cứu theo sở thích và hứng thú độc lập không có sách và sự hướng dẫn của giáo viên. Tự học không có thầy hay còn gọi là tự học bậc cao là hình thức tự học mà người học đã có một trình độ nhất định để có thể tự tổ chức việc học. Hình thức tự học này phải được dựa trên nền tảng một niềm khao khát, say mê khám phá tri thức mới và đồng thời phải có một vốn tri thức vừa rộng, vừa sâu.

Hình thức này thường gặp ở các nhà nghiên cứu khoa học. Kết quả của quá trình tự học đó là đi đến sự sáng tạo và phát minh ra các tri thức khoa học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

24

mới. Hình thức tự học không có thầy là hình thức thể hiện đỉnh cao của hoạt động tự học.

* Tự học có sách nhƣng không có thầy bên cạnh

Ở hình thức tự học này có thể diễn ra theo hai dạng:

Thứ nhất, tự học theo sách mà không có sự hướng dẫn của thầy:

Trường hợp này người học tự học để hiểu, để thấm các kiến thức trong sách qua đó sẽ phát triển về tư duy, tự học hoàn toàn với sách là cái đích mà mọi người phải đạt đến để xây dựng một xã hội học tập suốt đời.

Thứ hai, tự học có thầy ở xa hướng dẫn:

Mặc dù thầy ở xa nhưng vẫn có các mối quan hệ trao đổi thông tin giữa thầy và trò bằng các phương tiện trao đổi thông tin dưới dạng phản ánh và giải đáp các thắc mắc, làm bài, kiểm tra, đánh giá,...

* Tự học có sách, có thầy hƣớng dẫn

Ở hình thức tự học này có hai dạng:

Thứ nhất, tự học có sách và không có thầy thường xuyên:

Ở dạng tự học này, HS chỉ gặp thầy vào một thời gian nhất định nào đó của khóa học (đợt học) hoặc gặp thầy vào một số tiết trong tuần (tháng), để nhận sự định hướng, gợi ý, giải đáp thắc mắc, thời gian còn lại học sinh về nhà tự học với giáo trình và tài liệu dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên. Dạng tự học này thường thấy như dạy từ xa, dạy học trực tuyến.

Dạng tự học này, người thầy có vai trò là nhân tố hỗ trợ, chất xúc tác thúc đẩy và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức. Trò với vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức: tự giác, tích cực, say mê, sáng tạo tham gia vào quá trình học tập. Mối quan hệ giữa thầy và trò chính là mối quan hệ giữa Nội lực và Ngoại lực, Ngoại lực dù quan trọng đến mấy cũng chỉ là chất xúc tác thúc đẩy Nội lực phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

25

Trong quá trình tự học ở nhà, tuy người học không giáp mặt với thầy, nhưng dưới sự hướng dẫn gián tiếp của thầy, người học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tự sắp xếp kế hoạch huy động mọi trí tuệ và kỹ năng của bản thân để hoàn những yêu cầu do giáo viên đề ra. Tự học của người học theo dạng này liên quan trực tiếp với yêu cầu của giáo viên, được giáo viên định hướng về nội dung, phương pháp tự học để người học thực hiện. Như vậy ở dạng tự học này quá trình tự học của học sinh có liên quan chặt chẽ với quá trình dạy học, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tổ chức và quản lý quá trình dạy học của giáo viên và quá trình tự học của học sinh. Dạng tự học này thường gặp ở các bậc học như cao đẳng, đại học,…

Thứ hai, tự học có sách và có thầy thường xuyên:

Tự học có thầy hướng dẫn là hình thức tự học nằm trong hoạt động dạy học và thường gặp ở bậc học phổ thông.

Người học thực hiện hoạt động tự học dưới sự định hướng, gợi mở, dẫn dắt của thầy. Tự học có thầy thường xuyên là hình thức tự học mà học sinh được thầy định hướng, gợi mở, dẫn dắt học tập ngay ở trên lớp và trên cơ sở đó về nhà học sinh có thể tự học. Tự học có thầy thường xuyên có thể diễn ra ở trên lớp và ngoài lớp. Ví dụ, học sinh giải bài tập, thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tự học mà thầy giao cho ở trên lớp. Hoặc thầy giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà, nghiên cứu trước tài liệu phục vụ cho bài học ở trên lớp,…

Trong các hình thức tự học trên không có hình thức tự học nào chiếm ưu thế tuyệt đối, mỗi hình thức tự học có những ưu điểm và những hạn chế riêng. Tùy trình độ, đối tượng cũng như quỹ thời gian mà người học lựa chọn hình hình tự học sao cho phù hợp nhất.

Tuy các hình thức tự học này đều có ưu và nhược điểm nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau, người học có thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

26

chỉ lựa chọn một hình thức tự học phù hợp nhất hoặc kết hợp thêm các hình thức tự học khác để có được kết quả học tập cao nhất.

Do mục đích và phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến dạng tự học có sách, có thầy hướng dẫn thường xuyên, từ đó học sinh có thể tự học ngay trong giờ học chính khóa và tự học ngoài thời gian học chính khóa.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây tỉnh Yên Bái (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)