Mục đích khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây tỉnh Yên Bái (Trang 104 - 127)

8. Kết cấu luận văn

3.3.1.Mục đích khảo nghiệm

Việc khảo nghiệm nhằm 2 mục đích:

- Tìm hiểu tính cần thiết của các biện pháp đề xuất - Tìm hiểu tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

95 * Bước 1: Lập phiếu điều tra

Điều tra tính cần thiết của các biện pháp quản lý ở 3 mức độ - Rất cần thiết

- Cần thiết

- Không cần thiết

Điều tra về tính khả thi ở 3 mức độ: - Rất khả thi

- Khả thi

- Không khả thi

* Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra

- Nguyên tắc lựa chọn: Cán bộ quản lý, giáo viên có liên quan đến công tác quản lý học sinh

- Số lượng khách thể điều tra

20 cán bộ quản lý và giáo viên trong đó 03 cán bộ quản lý, 17 giáo viên * Bước 3: Phát phiếu điều tra

* Bước 4: Thu phiếu điều tra và xử lý kết quả thu được.

Kết quả thu được qua khảo nghiệm các biện pháp quản lý được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

TT Các biện pháp Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Nâng cao nhận thức cho giáo viên và CBQL về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học trong việc đảm bảo chất lượng dạy học

100 0 0 70 25 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

96

động cơ tự học cho học sinh

3

Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học của người học

100 0 0 85 10 5

4

Tăng cường quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên theo hướng phát huy năng lực tự học của học sinh

90 10 0 75 20 5

5 Tăng cường quản lý hoạt động

tự học ngoài giờ học chính khóa 85 15 0 70 20 10 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý hiệu quả cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng hoạt động tự học

90 10 0 70 30 0

7

Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát huy năng lực tự học

80 20 0 75 25 0

- Về tính cần thiết của các biện pháp quản lý: Từ kết quả của bảng 3.1 cho

thấy: Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ rất cần thiết với tỷ lệ cao, đều đạt từ 80% trở lên. Đặc biệt đối với biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên và CBQL về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học trong việc đảm bảo chất lượng dạy học và biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên năng lực tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học của người học được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở mức độ rất cần thiết với tỷ lệ đều là 100%.

- Về tính khả thi của các biện pháp quản lý:

So sánh giữa tính rất cần thiết với tính rất khả thi của các biện pháp quản lý thì thấy rằng cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá tính rất khả thi của các biện pháp quản lý thấp hơn. Có 70% trở lên cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá các biện pháp quản lý ở tính rất khả thi trong đó biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên năng lực tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học của người học được đánh giá cao nhất với 85%; tiếp đến là hai biện pháp: Tăng cường quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

97

giáo viên theo hướng phát huy năng lực tự học của học sinh và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát huy năng lực tự học, đều được đánh giá đạt 75%.

Tuy nhiên, vẫn còn từ 5% đến 10% cán bộ quản lí và giáo viên cho rằng bốn biện pháp đó là: Nâng cao nhận thức cho giáo viên và CBQL về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học trong việc đảm bảo chất lượng dạy học; bồi dưỡng cho giáo viên năng lực tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học của người học; tăng cường quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên theo hướng phát huy năng lực tự học của học sinh; tăng cường quản lý hoạt động tự học ngoài giờ học chính khóa không có tính khả thi.

Như vậy, vẫn còn một tỷ lệ nhỏ cán bộ quản lý và giáo viên còn quan niệm rằng bốn biện pháp nêu trên không có tính khả thi, điều này có ảnh hưởng phần nào đến việc triển khai thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trong nhà trường.

Trong học tập nói chung cũng như hoạt động tự học nói riêng, cần thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá; đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, đối với học sinh là người dân tộc thiểu số các em hay mặc cảm, tự ti, tự ái cá nhân cao, không thích bị kiểm tra, giám sát; nên cần phải tăng cường thêm các biện pháp động viên, khuyến khích để các em tích cực, tự giác hơn trong hoạt động tự học.

Từ các kết quả khảo nghiệm, có thể rút ra nhận xét như sau:

- Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh được đề xuất là cần thiết và phù hợp với điều kiện thực tế của trường phổ thông dân tộc nội trú THPT Miền Tây tỉnh Yên Bái.

- Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh được đề xuất mang tính khả thi, được cán bộ quản lý và giáo viên quan tâm, được BGH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

98

quán triệt, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ.

- Các kết quả khảo sát cho phép tác giả kết luận giả thuyết khoa học đưa ra ở phần mở đầu luận văn đã được chứng minh.

Thực tế đã cho thấy, công tác quản lý hoạt động tự học đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú có đặc thù riêng và những khó khăn nhất định. Do đó, khi triển khai thực hiện những biện pháp đã đề xuất trong đề tài, giáo viên không nên dập khuôn máy móc, cứng nhắc, mà căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhà trường mà áp dụng cho phù hợp. Ngoài ra khi áp dụng cần phải phối kết hợp đồng bộ các biện pháp, để công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh đem lại hiệu quả cao nhất.

3.3. Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của HS phổ thông dân tộc nội trú THPT Miền Tây tỉnh Yên Bái cùng với cơ sở lý luận, chúng tôi mạnh dạn đề xuất 7 biện pháp quản lí hoạt động tự học của HS nhằm bồi dưỡng động cơ, nề nếp tự học, phát huy khả năng tự học của học sinh, cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động tự học.

Các biện pháp quản lý hoạt động tự học được đề xuất trên đây là những biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong quá trình quản lý hoạt động tự học của học sinh trong nhà trường. Đồng thời sẽ góp phần giải quyết các mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường với điều kiện thực tế trong thời gian qua.

Các biện pháp đều có tác động tích cực đến hoạt động tự học của học sinh, đến cán bộ quản lý và giáo viên. Mỗi biện pháp đều có cơ sở lý luận, mục tiêu, nội dung, các bước thực hiện và điều kiện để thực hiện. Trong mỗi biện pháp đều thể hiện rõ những tác động của chủ thể quản lý, đảm bảo tính khả thi và có thể triển khai trong thực tiễn công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THPT Miền Tây tỉnh Yên Bái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

99

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý và triển khai thực hiện cần phối hợp đồng bộ cả 7 biện pháp để việc quản lý hoạt động tự học của học sinh mang lại hiệu quả tốt nhất từ đó nâng cao được chất lượng tự học cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THPT Miền Tây tỉnh Yên Bái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu lí luận về hoạt động tự học, quản lí hoạt động tự học cùng với khảo sát thực trạng hoạt động tự học và công tác quản lí hoạt động tự học của HS trường phổ thông dân tộc nội trú THPT Miền Tây tỉnh Yên Bái chúng tôi rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:

1. Kết luận

1.1. Đề tài đã đưa ra cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THPT Miền Tây tỉnh Yên Bái. Cơ sở lý luận của luận văn đã khẳng định việc nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường là một vấn đề cần thiết và cấp bách, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh THPT nói chung và học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THPT Miền Tây Tỉnh Yên Bái nói riêng.

1.2. Đề tài đi sâu phân tích, làm rõ một số khái niệm cơ bản nhất có liên quan trực tiếp đến vấn đề hoạt động tự học nhằm làm rõ sự tác động của công tác quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.3. Hình thức, nội dung của hoạt động tự học có phạm vi rất rộng và phong phú. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, việc nghiên cứu và tổ chức hoạt động tự học cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường nội trú cần được quan tâm và đẩy mạnh các hình thức tổ chức cho phù hợp với đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số. Nhằm hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo nền tảng vững chắc để các em tiếp tục học lên sau này cũng như tạo lập kỹ năng sống, tính tự lập cho bản thân.

1.4. Để hoạt động tự học của học sinh nhà trường ngày càng chất lượng, cần phải: Quan tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác đổi mới phương pháp dạy học. Từng bước hình thành và phát triển kỹ năng tự học, phương pháp tự học, hình thành cho học sinh động cơ, ý thức tốt về tự học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

101

của trường phổ thông dân tộc nội trú THPT Miền Tây tỉnh Yên Bái cho thấy: - Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đều có nhận thức khá tốt về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tự học.

- Công tác quản lý hoạt động tự học học sinh được nhà trường chú trọng và thực hiện nghiêm túc, đã đưa hoạt động tự học của học sinh trong nhà trường đi vào nề nếp, chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao hơn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THPT Miền Tây tỉnh Yên Bái vẫn còn bộc lộ những hạn như: Nhiều học sinh có chưa nhận thức đầy đủ về việc hoạt động tự học, chưa xác định rõ mục đích, động cơ học tập đúng đắn; một số giáo viên chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, công tác quản lý giờ tự học của một số GVCN chưa thật sự khoa học và hiệu quả, cơ sở vật chất còn thiếu và chưa đồng bộ; việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học sinh đôi lúc tiến hành chưa thường xuyên nên kết quả tự học chưa thật cao.

1.6. Công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông

dân tộc nội trú THPT Miền Tây tỉnh Yên Bái hiện nay, từ việc xác định mục tiêu đến xây dựng kế hoạch, tổ chức triển thực hiện đã có nhiều chuyển biến tích cực và đã thu được những kết quả khá tốt. Đây chính là nguồn động viên, khích lệ đối với thầy và trò nhà trường trên con đường thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, tác giả đã đưa ra 7 biện pháp mang tính khả thi nhằm quản lý hoạt động tự học của học sinh, đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục ở bậc THPT theo chuẩn kiến thức kỹ năng, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Các biện pháp đó là:

* Biện pháp 1:Nâng cao nhận thức cho giáo viên và CBQL về vai trò,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

102

* Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng động cơ tự học cho

học sinh

* Biện pháp 3: Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực tổ chức hoạt động

dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học của người học

* Biện pháp 4: Tăng cường quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học

của giáo viên theo hướng phát huy năng lực tự học của học sinh

* Biện pháp 5: Tăng cường quản lý hoạt động tự học ngoài giờ học

chính khóa

* Biện pháp 6: Quản lý hiệu quả cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng hoạt động tự học

* Biện pháp 7: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo hướng phát huy năng lực tự học.

Qua kết quả khảo sát đối với cán bộ quản lý và giáo viên đã cho thấy các biện pháp nêu trên đều được đánh giá là rất cần thiết, cần thiết, rất khả thi và khả thi với một tỷ lệ cao. Tuy nhiên, để có được hiệu quả cao nhất thì các biện pháp này cần phải được thực hiện đồng bộ, thống nhất với nhau; từ đó giúp đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

2. Khuyến nghị

Để các biện pháp quản lý hoạt động tự học được triển khai thực hiện một cách đầy đủ, nhanh chóng và thuận lợi nhất, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, nâng cao chất lượng tự học cho học sinh, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái

- Đầu tư, phê duyệt kế hoạch xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường.

- Tăng cường bồi dưỡng giáo viên thường xuyên để giáo viên cập nhật những nội dung kiến thức, phương pháp dạy học mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

103

- Tạo điều kiện cho CBQL thường xuyên được nâng cao năng lực quản lý thông qua các lớp bồi dưỡng CBQL, các cuộc hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý ở trường bạn, tỉnh bạn

2.2. Đối với Nhà trường

- Tiếp tục quan tâm giáo dục động cơ ý thức học tập cho học sinh ngay từ đầu đầu năm học và trong suốt năm học nhằm giúp học sinh ý thức rõ nhiệm vụ học tập.

- Tập huấn cho toàn thể giáo viên về phương pháp dạy - tự học. Quy chế hoá yêu cầu đối với giáo viên trong việc sử dụng phương tiện thiết bị dạy học.

- Nghiên cứu cải tiến quy trình đổi mới phương pháp dạy học gắn lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây tỉnh Yên Bái (Trang 104 - 127)