8. Kết cấu luận văn
1.3.2. Mục tiêu của hoạt động tự học
Trong mối quan hệ với hoạt động dạy học, hoạt động tự học giúp học sinh hình thành và phát triển:
- Về kiến thức: Học sinh nắm vững kiến thức các môn học bắt buộc và môn học tự chọn trong chương trình giáo dục THPT. Các môn học bắt buộc được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định theo Thông tư số 12 ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học(2011) gồm 13 môn thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
Ngoài những kiến thức bắt buộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường có thể chọn môn học phù hợp với học sinh và các điều kiện hiện có của nhà trường để làm môn học tự chọn.
Bên cạnh đó, học sinh có thể tự học để mở rộng kiến thức về các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, nghệ thuật,… theo nhu cầu học tập. Những kiến thức này học sinh có thể học được trong thực tế cuộc sống hàng ngày, trong gia đình và xã hội. Các kiến thức thông qua hoạt động tự học sẽ giúp người học củng cố, hoàn thiện, cập nhật tri thức mới để phù hợp với thực tế cuộc sống, thích ứng với xã hội hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
18
Trong hoạt động tự học, việc xác định mục tiêu, xây dựng động cơ, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học hợp lý là cần thiết. Song điều quan trọng là cần phải có hệ thống kỹ năng tự học. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi lẽ muốn có kết quả cao trong học tập trước hết học sinh phải có kỹ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnh hệ thống tri thức. Vì tri thức là sản phẩm của hoạt động, muốn nắm vững tri thức thì việc rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc phải được chú trọng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính kỹ năng tự học là điều kiện vật chất bên trong để học sinh biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể và làm cho học sinh tự tin vào bản thân mình.
Để đạt kết quả tốt trong tự học, học sinh cần rèn luyện để hình thành và nắm vững những kỹ năng nhất định. Kỹ năng tự học bao gồm:
Kỹ năng lập kế hoạch tự học, kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch tự học, kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học. Ngoài ra, trong hoạt động tự học, học sinh cần hình thành các kỹ năng sống như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng chia sẻ,… Trong đó, các kỹ năng chủ yếu của hoạt động tự học có vai trò quan trọng, bao gồm:
+ Kỹ năng lập kế hoạch tự học:
Đó là khả năng xây dựng một kế hoạch tự học khoa học, hợp lý trên cơ sở điều kiện hiện có, đáp ứng nhu cầu tự học cũng như yêu cầu của hoạt động học tập trong mối quan hệ với hoạt động dạy học.
+ Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch tự học: Kỹ năng này cần tuân thủ nguyên tắt là đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của môn học; thực hiện nghiêm túc, tự giác kế hoạch tự học đã đề ra; xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi; chủ động, độc lập giải quyết nhiệm vụ học tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
19
+ Kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học:
Đây là kỹ năng rất cần thiết để giúp người học biết tự kiểm tra mức độ chiếm lĩnh kiến thức của mình so mục tiêu và kế hoạch học tập đã đề ra, từ đó người học có thể điều chỉnh phương pháp học tập của mình cho phù hợp với những điều kiện hiện có.
- Về thái độ:
Thái độ trong hoạt động tự học được biểu hiện việc xác định rõ mục tiêu tự học của bản thân học sinh. Mức độ nhận thức về mục tiêu, tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động tự học sẽ là tiền đề để học sinh có thái độ tích cực về hoạt động tự học. Thái độ tự học tích cực được thể hiện ở việc chủ động, độc lập sáng tạo, luôn mong muốn giáo viên giao các nhiệm vụ học tập, hăng hái tìm tài liệu tham khảo, sách báo để nâng cao, mở rộng kiến thức.
Thái độ tích cực trong hoạt động tự học còn được biểu hiện bằng động cơ học tập đúng đắn (học để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hoàn thiện nhân cách), ý thức nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao một cách nhanh chóng, đầy đủ, chất lượng. Ngoài ra, học sinh có thái độ tự học tích cực thường hình thành cho bản thân một thời gian biểu hợp lý, có nề nếp học tập ổn định và cuối cùng là được thể hiện bằng kết quả học tập tốt.
Mục tiêu gần nhất của hoạt động tự học là giúp học sinh thực hiện hiệu quả mục tiêu học tập gắn với thực hiện nhiệm vụ các môn học và hoạt động trong chương trình giáo dục; mục tiêu cuối cùng của tự học là giúp cá nhân người học hình thành và phát triển năng lực học tập liên tục, học tập suốt đời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
20
- . Vì vậy việc tự học là rất cần thiết và có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân.
Điều đó đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và quán triệt sâu sắc từ nhiều năm qua. Nghị quyết Trung ương V khóa 8 từng nêu rõ:
“ Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh, Bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, phát triển mạnh mẽ phong trao tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”.
Từ đó cho thấy, Đảng ta đã coi tự học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vị trí cực kì quan trọng trong chiến lược giáo dục - đào tạo của đất nước.
Để hoạt động tự học đạt được kết quả tốt nhất thì việc xác định mục tiêu của hoạt động tự học là rất quan trọng và vô cùng cần thiết. Mục tiêu hoạt động tự học là những gì người học đặt ra để phấn đấu trong học tập và có khả năng đạt được mục tiêu đó trong quá trình học tập.
Việc đặt ra mục tiêu tự học giúp học sinh thấy được mục đích, ý nghĩa của việc tự học. Giúp cho học sinh có những suy nghĩ và hành động thống nhất. Điều này có nghĩa là tất cả những suy nghĩ và hành động trong hoạt động tự học của học sinh đều nhằm đáp ứng mục tiêu học tập mà học sinh đã xác định.