Nội dung quản lý hoạt động tự học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây tỉnh Yên Bái (Trang 41 - 127)

8. Kết cấu luận văn

1.4.2.Nội dung quản lý hoạt động tự học

1.4.2.1. Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học

Căn cứ vào Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008); Điều lệ trường THPT (2007) cũng như điều kiện thực tế của nhà trường. Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn dự thảo kế hoạch tổ chức hoạt động tự học cho học sinh theo năm học. Kế hoạch này được phổ biến trước Hội đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

32

giáo dục nhà trường để lấy ý kiến đóng góp, bổ sung. Sau khi kế hoạch được thông qua, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, phê duyệt và triển khai đến toàn thể giáo viên trong nhà trường.

Trên cơ sở kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động tự học, các tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch chi tiết, trình Ban giám hiệu phê duyệt, sau đó triển khai đến các tổ viên để thực hiện. Các giáo viên căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, kế hoạch của tổ và nhiệm vụ được giao để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học; chỉ đạo GV hướng dẫn học sinh lập kế hoạch hoạt động tự học của bản thân.

Căn cứ vào hệ thống các kế hoạch Hiệu trưởng kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách của các thành viên trong nhà trường.

Hiệu trưởng là người quản lý, chỉ đạo chung việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học để các kế hoạch phải được đảm bảo về mục tiêu, yêu cầu, tính thống nhất cũng như tính khả thi của kế hoạch.

1.4.2.2. Quản lý nội dung tự học của học sinh

Để quản lý nội dung tự học, cho phù hợp mục tiêu, yêu cầu của môn học, CBQL, GV cần hướng dẫn nội dung tự học cho HS. Nội dung tự học cơ bản có hai phần, đó là: Các nội dung tự học có tính chất bắt buộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và các nội dung tự học có tính chất mở rộng, nâng cao kiến thức.

1.4.2.3. Quản lý việc bồi dưỡng động cơ tự học

Mọi hoạt động của con người đều là hoạt động có mục đích, được thúc đẩy bởi động cơ nhất định. Động cơ học tập có tính độc lập cao và mang đậm sắc thái cá nhân, điều này càng khẳng định nó được thúc đẩy bởi hệ thống động cơ học tập nói chung, động cơ tự học nói riêng.

Động cơ tự học có nguồn gốc bên trong và bên ngoài. Nguồn gốc bên trong là bản thân học sinh có nhu cầu, ý chí vượt khó, nỗ lực để đạt được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

33

nhiệm vụ của mình, hoạt động tự học một cách tự giác trên cơ sở mục tiêu của hoạt động tự học. Vì vậy, để bồi dưỡng và phát triển động cơ học tập thì nhà quản lý, thầy cô giáo phải có những biện pháp bồi dưỡng giúp học sinh có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, tích cực. Ví dụ đối với động cơ có nguồn bên trong thì nhà quản lý, thầy cô giáo cần tạo hứng thú, nhu cầu và ý chí học tập cho học sinh thông qua việc tạo môi trường học tập thân thiện, cởi mở, thông qua các hoạt động hướng nghiệp gắn liền với môn học và thực tiễn cuộc sống. Với động cơ tự học có nguồn gốc bên ngoài chủ thể quản lý, giáo viên cần có những biện pháp như: động viên, khuyến khích, chia sẻ; kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan; đảm bảo các điều kiện cơ cở vật chất,… để học sinh có được động cơ học tập, động cơ tự học tốt nhất

1.4.2.4. Quản lý việc bồi dưỡng phương pháp tự học

Phương pháp tự học là những cách thức mà cá nhân người học sử dụng để tiếp thu, xử lý nội dung học tập trong quá trình nhận thức của mình. Phương pháp tự học có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố của quá trình dạy học, bị chi phối bởi các yếu tố đó, đặc biệt là phương pháp dạy. Với chức năng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức cho người học, phương pháp dạy học có tác dụng định hướng phương pháp tự học cho người học.

Cán bộ quản lý, giáo viên hướng dẫn cho học sinh phương pháp tư duy, phương pháp tự học, tự nghiên cứu để thích ứng với yêu cầu của xã hội hiện đại. Việc bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh là một vấn đề quan trọng, cần được quan tâm, để việc tự học phù hợp với đổi mới phương pháp giảng dạy. Vì vậy, việc hiểu sâu hơn về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng trong dạy học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa.

Tự học phải được xác định bắt đầu từ mục đích, động cơ học tập đúng đắn, qua đó hình thành cách học, phương pháp học... từ đó hình thành kỹ năng tự học. Do vậy, người học cần phải được hướng dẫn, bồi dưỡng và rèn luyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

34

kỹ năng tự học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, từ đó mới có thể xây dựng được phương pháp tự học. Xây dựng phương pháp tự học của bản thân theo một kế hoạch hợp lý, là điều kiện đảm bảo giúp cho người học đạt hiệu quả học tập cao hơn. Mỗi học sinh cần phải xác định và chọn cho mình phương pháp tự học phù hợp; giáo viên, cha mẹ học sinh cần phải hướng dẫn và tạo điều kiện đảm bảo để học sinh xây dựng kế hoạch tự học và lựa chọn phương pháp tự học phù hợp.

1.4.2.5. Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả tự học

Kiểm tra đánh giá kết quả tự học là chức năng nhiệm vụ của cán bộ quản lý và giáo viên, qua đó nắm bắt được tình hình giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh.

Cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, hướng dẫn chuẩn bị; tổ chức thực hiện trên lớp, ôn tập hệ thống môn học, tự đánh giá kết quả một cách chu đáo.

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, năm học và thực hiện kế hoạch tự học theo những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ học tập nhằm phát hiện những sai lệch giúp học sinh điều chỉnh kế hoạch tự học.

1.4.2.6. Quản lý việc xây dựng và sử dụng các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học

Quản lý xây dựng các điều kiện đảm bảo cho HĐTH của HS bao gồm: Quản lý cơ sở vật chất học tập tại giảng đường, ký túc xá, quản lý giáo khoa, tài liệu tham khảo, phương tiện kỹ thuật dành cho hoạt động tự học, quản lý các hoạt động đảm bảo thời gian cho HĐTH của HS; xây dựng nội quy, quy chế về hoạt động tự học.

Trong quản lý việc xây dựng các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học cần phải phối hợp quản lý chặt chẽ tất cả các nội dung. Đồng thời cần phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35

quản lý hoạt động tự học trong và ngoài giờ lên lớp nhằm đảm bảo thời gian tự học cho học sinh.

1.5. Kết luận chƣơng 1

Từ những vấn đề lý luận đã đề cập ở trên, chúng tôi nhận thấy việc tự học của học sinh là một hình thức học tập quan trọng, trong đó phát huy cao nhất vai trò chủ thể, tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh. Tự học là hoạt động độc lập, chủ yếu mang tính cá nhân của người học trong quá trình nhận thức, nó vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của quá trình đào tạo. Tự học có vai trò quan trọng, quyết định đến kết quả học tập của người học, đến sự hình thành và phát triển nhân cách của người học. Muốn có kết quả học tập cao đòi hỏi học sinh phải có một quá trình rèn luyện thường xuyên các kỹ năng tự học, quá trình rèn luyện đó giáo viên giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng giáo dục, lựa chọn các biện pháp tác động nhằm hình thành ở học sinh các kỹ năng tự học, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tự học. Việc rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh được tiến hành trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động dạy giữ vai trò định hướng, tổ chức, dẫn dắt và điều chỉnh hoạt động tự học của học sinh.

Quản lý hoạt động tự học thực chất là một hệ thống các tác động sư phạm có mục đích, phương pháp, kế hoạch của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đến toàn bộ quá trình tự học của học sinh nhằm thúc đẩy học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân.

Để tăng cường quản lý hoạt động tự học và tạo điều kiện thuận lợi cho tự học đạt kết quả, người cán bộ quản lý cần chú trọng cần tập trung vào việc quản lý kế hoạch tổ chức hoạt động tự học, thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên, cải tiến việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học, ứng dụng công nghệ thông tin, tạo môi trường thuận lợi phục vụ cho học sinh tự học, quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu học tập, tham khảo và huy động tối đa các lực lượng cùng tham gia quản lý hoạt động tự học của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

37

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC

CỦA HỌC SINH TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MIỀN TÂY-TỈNH YÊN BÁI

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Vài nét về trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây tỉnh Yên Bái Miền Tây tỉnh Yên Bái

Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây tỉnh Yên Bái tiền thân là trường trung học sư phạm 12+2 Yên Bái, sau này đổi tên thành trường trung cấp sư phạm Yên Bái. Trường được chính thức được thành lập vào năm 2009. Chức năng, nhiệm vụ hiện nay của trường là giảng dạy kiến thức văn hóa bậc THPT, nuôi dưỡng, quản lý và giáo dục học sinh là người dân tộc thiểu thuộc các huyện phía tây của tỉnh Yên Bái; tạo nguồn nhân lực cán bộ cho địa phương sau này.

Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây tỉnh Yên Bái đóng trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ cách trung tâm tỉnh Yên Bái 84 km.

Trường được tiếp nhận cơ sở vật chất của trường trung cấp sư phạm trước đây với diện tích 40.200m2. Hiện nay, bước đầu nhà trường đã được đầu tư xây dựng thêm một số hạng mục, như: Ký túc xá, nhà ăn tập thể,… Tuy nhiên, để đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy, học tập và đời sống sinh hoạt của học sinh thì còn thiếu khá nhiều.

Tổng số cán bộ, giáo viên hiện nay của nhà trường là 50, trong đó cán bộ quản lý 03, giáo viên 40, còn lại là đội ngũ cấp dưỡng, kế toán, lái xe, bảo vệ.

Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. 100% giáo viên đều có trình độ từ đại học trở lên, trong đó có 04 giáo viên có trình độ sau đại học. Tập thể giáo viên, cán bộ trong nhà trường có tinh thần đoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

38

kết, nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, chính vì vậy từ khi thành lập trường đến nay, nhiều năm liền trường được công nhận là tập thể lao động xuất sắc. Trường luôn được xếp vào tốp đầu của tỉnh. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp qua các năm đều đạt 100%, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học đạt từ 70-80%.

Định hướng phát triển của nhà trường trong những năm tiếp theo là tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học. Hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ giáo viên; xây dựng môi trường học tập thân thiện nhằm phấn đấu đạt trường chẩn quốc gia vào năm 2015.

2.1.2. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động tự học, thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây-tỉnh Yên Bái và những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng.

2.1.3. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động tự học của học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây-tỉnh Yên Bái.

- Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây-tỉnh Yên Bái.

- Nguyên nhân của thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây-tỉnh Yên Bái.

2.1.4. Phương pháp khảo sát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quan sát hoạt động tự học của học sinh trong mối quan hệ với hoạt động dạy và học.

- Nghiên cứu kế hoạch quản lý hoạt động tự học của học sinh của tổ giáo vụ, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

39

- Điều tra bằng phiếu hỏi, trao đổi trò chuyện với Ban giám hiệu (BGH), giáo viên chủ nhiệm (GVCN), giáo viên bộ môn (GVBM), học sinh (HS).

-Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý kết quả khảo sát

2.2. Thực trạng nhận thức về hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trƣờng phổ thông dân tộc nội trú THPT Miền Tây - học của học sinh ở trƣờng phổ thông dân tộc nội trú THPT Miền Tây - tỉnh Yên Bái

2.2.1. Nhận thức về vai trò của hoạt động tự học đối với việc đảm bảo chất lượng học tập lượng học tập

Kết quả học tập của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đó là việc tự học của học sinh. Vì vậy học sinh cần có nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của tự học.

Chúng tôi tiến hành điều tra với mẫu phiếu số 1 gồm 8 câu hỏi. Với câu hỏi 1, học sinh đánh giá về vai trò, ý nghĩa của tự học bằng cách đánh dấu vào cột đồng ý hoặc không đồng ý; kết quả được ghi trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của tự học

STT Vai trò, ý nghĩa của tự học

Ý kiến đánh giá

Đồng ý Không đồng ý

SL % SL %

1 Giúp học sinh củng cố kiến thức và hiểu bài

kỹ hơn 95 95 5 5

2 Giúp học sinh hình thành các kỹ năng 60 60 40 40 3

Giúp học sinh có thái độ tích cực, hình thành tính kỷ luật, tự giác và thói quen tự học cho học sinh.

85 85 15 15

4 Giúp học sinh mở rộng tri thức 90 90 10 10 5 Giúp học sinh có kết quả cao trong kiểm tra

và các kỳ thi 100 100 0 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

40

làm việc, tư duy khoa học

7 Giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tích

cực, chủ động, sáng tạo trong học tập 75 75 25 25 8 Giúp học sinh rèn luyện hành vi, thói quen

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây tỉnh Yên Bái (Trang 41 - 127)