Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên và CBQL về vai trò, ý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây tỉnh Yên Bái (Trang 77 - 87)

8. Kết cấu luận văn

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên và CBQL về vai trò, ý

a, Mục tiêu biện pháp

- Nhằm tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho GV và CBQL hiểu đượcvai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học.

- Giúp GV và CBQL trong nhà trường có nhận thức đúng, đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động tự học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

68

- Giúp GV và CBQL xác định rõ nhiệm vụ, tinh thần trách nhiệm, tính tính cực, tự giác và nghiêm túc đối với hoạt động tự học của học sinh trong nhà trường.

b, Nội dung và quy trình thực hiện

* Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch

- Lập kế hoạch tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học xuyên suốt cả năm họcnhằm nâng cao nhận thức cho GV và CBQL.

- Xây dựng các nội dung tuyên truyền cụ thể để nâng cao nhận thức cho GV và CBQL đối với hoạt động tự học.

* Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện

- Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cho từng cá nhân trong Ban giám hiệu thực hiện công tác tuyên truyền đến GV trong nhà trường.

- Triển khai nội dung tuyên truyền đến toàn thể GV và CBQL trong các buổi họp cơ quan hoặc các buổi sinh hoạt chuyên môn để nâng cao nhận thức cho GV, CBQL. Vì nhận thức nói chung là một thành tố trong cấu trúc tâm lý, nhân cách của con người, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối hoạt động của con người, chỉ có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Vì vậy, để nâng cao nhận thức cho GV, CBQL về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học, trước hết cần nâng cao nhận thức về nội dung, mục tiêu, ý nghĩa và tác dụng của hoạt động tự học cho GV và CBQL; xem đây là giải pháp hàng đầu để nâng cao chất lượng học tập, chất lượng tự học cuả học sinh.

- Đưa các nội dung tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học lên trang web nhà trường để GV, CBQL có thể tìm hiểu thường xuyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

69

- Hiệu trưởng chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong BGH, chịu trách nhiệm xây dựng các nội dung tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học và phổ biến đến toàn thể GV .

- Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo các đoàn thể, các tổ trưởng chuyên môn cùng phối kết hợp và thực hiện việc tuyên truyền đến các thành viên trong tổ.

* Bƣớc 4: Kiểm tra đánh giá

Tổ chức kiểm tra đánh giá thực trạng nhận thức của GV, CBQL về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng.

- Đánh giá nhận thức của GV, CBQL vềvai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học thông qua nề nếp, kết quả học tập và các hoạt động giáo dục khác.

- Đánh giá nhận thức của GV qua chất lượng giảng dạy, qua việc tổ chức quản lí các hoạt động tự học của học sinh.

c, Điều kiện để thực hiện

- Ban giám hiệu cần làm tốt công tác chỉ đạo và xây dựng kế hoạch. - Đội ngũ GV cũng như CBQL phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự giác, tích cực trong việc nhận thức vềvai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học.

- Việc đề ra các nội dung tuyên truyền vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học phải dựa trên các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, điều lệ trường Trung học và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

- Hoạt động tự học của học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, kết quả học tập của học sinh. Vì vậy, giáo viên, cán bộ quản lý phải có nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học và luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm.

3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

70

- Nâng cao nhận thức, hình thành động cơ và mục đích học tập đúng đắn cho học sinh; khơi dậy niềm hứng thú, say mê tự học của học sinh, xây dựng bầu không khí học tập tích cực; không khí giao tiếp, ứng xử sư phạm lành mạnh trong lớp, trong trường nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.

- Xác định rõ nhiệm vụ, tinh thần thái độ, tính tự giác và nghiêm túc trong tự học cho học sinh trong nhà trường.

- Nhằm giúp học sinh hình thành nề nếp và thói quen trong tự học từ đó góp phần nâng cao kết quả học tập.

b, Nội dung và quy trình thực hiện

* Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch

- Dự thảo các nội dung về nâng cao nhận thức, giáo dục động cơ tự học cho học sinh trên cơ sở điều lệ trường THPT, nội quy, quy chế quản lý giáo dục học sinh của trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây tỉnh Yên Bái.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả việc giáo dục, bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh.

- Đánh giá thực trạng nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục động cơ tự học cho học sinh trong hoạt động dạy và học thông qua giảng dạy các môn học, qua từng bài giảng của giáo viên trên lớp và trong các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các giờ sinh hoạt lớp.

* Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện

- Triển khai nội dung và các tiêu chí đánh giá công tác giáo dục, bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh tới toàn thể cán bộ quản lý và giáo viên.

- Phân công trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ cho từng cá nhân, cho các tổ chức đoàn thể trong trường trong công tác giáo dục, bồi dưỡng giáo dục động cơ tự học cho học sinh:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

71

học sinh qua các giờ chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, các dịp kỷ niệm trong năm học,…

+ Đối với GVCN: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh thông qua sinh hoạt lớp, các buổi giáo dục truyền thống về nhà trường, các hoạt động ngoại khóa. Phổ biến quán triệt việc chấp hành quy chế quản lý giáo dục học sinh, chấp hành quy định về thời gian sinh hoạt, học tập trong ngày của học sinh.

+ Đối với giáo viên bộ môn: Thực hiện việc giáo dục động cơ tự học cho học sinh thông qua hoạt động giảng dạy, qua kiểm tra đánh giá học sinh. Cụ thể:

Thông qua các bài giảng trên lớp, giáo viên bộ môn tuyên truyền giáo dục và củng cố cho học sinh tinh thần tự học, tự nghiên cứu, khơi dậy cho học sinh niềm hứng thú, say mê, thói quen tự học. Để củng cố động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh.

Tổ chức cho học sinh kiểm điểm tự phê bình và phê bình thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, qua việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp và gắn với kết quả học tập, tự học, tự rèn luyện của học sinh

+ Đối với cán bộ QLHS: Giáo dục và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh thông qua các buổi trực quản lý giờ tự học của học sinh.

+ Đối với các tổ chức đoàn thể: Thực hiện việc giáo dục động cơ tự học cho học sinh thông qua sinh hoạt đoàn, qua kỷ niệm ngày thành lập đoàn 26/3 hàng năm và những ngày kỷ niệm khác trong năm học.

* Bƣớc 3: Chỉ đạo thực hiện

- Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn, tổ giáo vụ, ban quản lý trật tự nội vụ ký túc xá, Đoàn TNCS HCM, ban bảo vệ, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn đánh giá về thực trạng nhận thức, động cơ tự học của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

72

triệt trước lớp những nội dung về giáo dục động cơ, ý thức học tập ngay từ đầu năm học. Bên cạnh đó thường xuyên nhắc nhở, bồi dưỡng động cơ học tập đúng đắn cho học sinh trong các tiết lên lớp, các tiết sinh hoạt cuối tuần, các buổi trực tuần và những lần đi kiểm tra nắm bắt tình hình của lớp.

* Bƣớc 4: Kiểm tra đánh giá

- Dự giờ thăm lớp theo định kỳ, dự giờ đột xuất các giờ lên lớp của giáo viên để nắm được tình hình giảng dạy của giáo viên cũng như tình hình học tập của học sinh.

- Kiểm tra kết quả học tập, việc giáo dục, bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh thông qua hồ sơ giảng dạy của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm như: Sổ điểm, kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch giảng dạy, giáo án, sổ trực tuần; sổ theo dõi của ban quản lý ký túc xá của bảo vệ nhà trường.

- Đánh giá kết quả việc giáo dục, bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh thông việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch của cán bộ quản lý và giáo viên (hồ sơ chủ nhiệm của GVCN, hồ sơ giảng dạy của giáo viên, hồ sơ của cán bộ quản lý ký túc xá, sổ trực tuần, sổ theo dõi của bảo vệ). Đề cao việc đánh giá kết quả giáo dục động cơ tự học qua sự tiến bộ trong học tập, qua ý thức tổ chức kỷ luật và thực hiện nền nếp tự học của học sinh.

c, Điều kiện để thực hiện

- Việc đề ra các nội dung giáo dục động cơ tự học cho học sinh phải cụ thể từ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, điều lệ trường Trung học và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

- Triển khai kịp thời các văn bản quy định của của ngành, của hệ thống trường dân tộc nội trú về công tác quản lý giáo dục học sinh đến toàn thể giáo viên cán bộ trong nhà trường.

- Hoạt động tự học có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, kết quả học tập của học sinh. Vì vậy, cán bộ quản lý phải có nhận thức đầy đủ và luôn nêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

73

cao tinh thần trách nhiệm về việc giáo dục, bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh. Bởi học sinh chỉ có được kết quả học tập tốt khi xác định được rõ động cơ, ý thức học tập để từ đó học sinh nỗ lực phấn đấn vươn lên hoàn thiện về kiến thức cũng như về nhân cách.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên phải nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, hiểu và nắm bắt được diễn biến tâm lý của học sinh, có năng lực trong công tác quản lý học sinh nói chung và lớp chủ nhiệm nói riêng. Ngoài ra giáo viên cần có phương pháp phù hợp để hướng dẫn học sinh có được phương pháp tự học tốt nhất. Do vậy, trong công tác quản lý, ban giám hiệu nhà trường cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên, phân công giáo viên theo năng lực sở trường của họ.

- Các điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường phải đảm bảo cho các hoạt động tự học, hoạt động ngoại khoá, giáo dục truyền thống. Nhà trường có kế hoạch để xin đầu tư xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất thiết bị phục vụ công tác dạy và học.

- Kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các lực lượng khác trong nhà trường để quản lý kiểm tra đánh giá động cơ, ý thức học tập của học sinh. Bên cạnh đó cũng cần tổ chức rút kinh nghiệm nhằm điều chỉnh, bổ sung kịp thời trong công tác quản lý chỉ đạo hoạt động tự học của học sinh.

3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học của người học

a, Mục tiêu của biện pháp

- Giúp cho giáo viên nắm vững được hệ thống các kỹ năng, phương pháp tự học. Trên cơ sở đó có thể vận dụng các kỹ năng, phương pháp tự học đó vào công tác giảng dạy, công tác tự học, tự nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

74

- Từ việc nắm vững các kỹ năng, phương pháp tự học, giáo viên hướng dẫn cho học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng tự học. Từ đó, học sinh có thể lựa chọn, phối hợp giữa các phương pháp tự học một cách hợp lý, khoa học để hoàn thành các nhiệm vụ học tập ở mức độ tốt nhất.

b, Nội dung và quy trình thực hiện

* Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch

- Việc xây dựng kế hoạch nhằm đánh giá thực trạng vận dụng các kỹ năng tự học, phương pháp tự học của học sinh trong nhà trường, bao gồm: Kỹ năng lập kế hoạch học tập; kỹ năng nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo; kỹ năng ghi chép có chọn lọc; kỹ năng giải bài tập, kỹ năng khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức; kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá hoạt động tự học.

- Cán bộ quản lý nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng các kỹ năng, phương pháp tự học cho toàn thể giáo viên.

- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng, phương pháp tự học xuyên suốt năm học.

- Xây dựng các mẫu kế hoạch tự học cụ thể để bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp tự học cho toàn thể giáo viên. Từ đó giáo viên thống nhất hướng dẫn cho học sinh trong nhà trường.

* Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện

- BGH triển khai kế hoạch về kỹ năng, phương pháp tự học; kế hoạch hướng dẫn các kỹ năng, phương pháp tự học cho học sinh đến toàn thể giáo viên. Tổ chức bồi dưỡng các kỹ năng, phương pháp tự học cho giáo viên. Đồng thời phổ biến kế hoạch hướng dẫn các kỹ năng, phương pháp tự học cho học sinh tới giáo viên theo các nội dung:

+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động tự học: là kỹ năng bố trí, sắp xếp các công việc, phân phối thời gian cho từng công việc, xác định phương pháp và các hình thức tổ chức thực hiện từng công việc và mức độ hoàn thành chúng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

75

Việc xây dựng kế hoạch tự học thông thường được xây dựng theo ngày, tuần, tháng, học kỳ và năm học; quy trình để xây dựng kế hoạch tự học (thống kê các công việc cụ thể trong thời gian tự học, phân phối thời gian, xác định mức độ hoàn thành, kiểm tra sự hợp lý của kế hoạch).

+ Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa và tài liệu: các yêu cầu cơ bản khi đọc sách, các bước để đọc sách.

+ Kỹ năng ghi chép tài liệu trong tự học: trích dẫn tài liệu, lập dàn ý, viết đề cương, tóm tắt nội dung cơ bản của tài liệu.

+ Kỹ năng giải các bài tập: các bước, các phương pháp để giải bài tập, kỹ năng tư duy, phân tích, kỹ năng tính toán,....

+ Kỹ năng khái quát hoá và hệ thống hoá trong học tập.

+ Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học: các bước tự kiểm tra, đánh giá (mục đích, nội dung cần kiểm tra, đánh giá; nêu rõ các tiêu chí ứng với các nội dung; đối chiếu khách quan giữa nội dung kiểm tra đánh giá so với các

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây tỉnh Yên Bái (Trang 77 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)