Việt Nam.
Ở Việt Nam, một số kết quả nghiên cứu về mức độ nhạy cảm với hoá chất diệt côn trùng của các loài muỗi Anopheles cũng đã đƣợc công bố. Vũ Thị Phan (1975) [18] cho biết An. vagus và An. subpictus kháng DDT ở miền Bắc. Lê Khánh Thuận (1975), Hà Thị Quyên (1987), thông báo 2 loài đã kháng DDT là An. vagus và An. sinensis ở miền Trung [22,20]. Kháng DDT cũng đƣợc phát hiện ở An. sundaicus, An. subpictus, An. vagus, An. sinensis, An. peditaeniatus tại một số địa phƣơng thuộc Nam Bộ. Nói chung các nghiên cứu trƣớc năm 1996 ở Việt Nam đều có nhận xét là một số vector sốt rét kháng DDT nhƣng vẫn còn nhạy với các hóa chất nhóm pyrethroid [3]. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy An. epiroticus nhiều nơi ở miền Tây Nam bộ đã kháng cao với pyrethroid.
Hầu hết các nghiên cứu tính kháng ở Việt Nam đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp thử sinh học. Năm 1993, Trịnh Đình Đạt và cs. cho biết tính kháng malathion ở các quần thể muỗi Culex quinquefaciatus có liên quan đến sự tăng hoạt tính của esterase [2]. Qua quá trình chọn lọc dòng nhạy kháng đã thu đƣợc dòng kháng có hoạt độ esterase cao gấp 8,5 lần so với dòng nhạy. Năm 1995, qua nghiên cứu chủng muỗi An. maculatus ở Malaysia, Lê Xuân Hùng công bố chủng An. maculatus ở Gerick kháng 3 hoá chất malathion, permethrin, DDT có hoạt tính EST và GST tăng cao [8]. Năm 2004, Nguyễn Tuấn Ruyện và cs. bƣớc đầu áp dụng kỹ thuật sinh hoá để đánh giá mức độ nhạy cảm của muỗi An. minimus với hoá chất diệt côn trùng cho kết quả hoạt tính EST và GST tăng cao ở các chủng kháng so với chủng nhạy [21]. Năm
34
2008, Đào Minh Trang và cộng sự, trong nghiên cứu hoạt tính một số enzyme liên quan đến tính kháng hoá chất diệt côn trùng ở muỗi Anopheles minimus
phân bố tại miền Bắc Việt Nam đã cho thấy hoạt tính esterase và monooxygenase có xu hƣớng tăng cao ở các quần thể có tỷ lệ chết thấp trong thử sinh học với các hoá chất nhóm pyrethroid [26].
35
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU