VECTOR TRUYỀN BỆNH
Hóa chất diệt côn trùng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống các vector truyền bệnh cho ngƣời nhƣ muỗi, ruồi… DDT đƣợc sử dụng lần đầu tiên trong việc diệt muỗi năm 1946, Ngày nay DDT chỉ còn đƣợc sử dụng ở rất ít nơi trên thế giới bởi sự kháng của muỗi cũng nhƣ tính tồn lƣu lâu của DDT với môi trƣờng và trong cơ thể sinh vật. Do đó, ngày nay rất nhiều các hoá chất diệt khác nhau đƣợc nghiên cứu và tạo ra nhằm thay thế cho DDT nhƣ các hoá chất thuộc nhóm chlo hữu cơ (BHC), phốt pho hữu cơ, carbamate, các pyrethroid tổng hợp. Hiện tƣợng kháng DDT lần đầu tiên đƣợc phát hiện ở loài muỗi Culex tritaeniorhynchus và Ae. solicitan năm 1947. Từ đó đến nay đã có hơn 100 loài muỗi đƣợc xác định là kháng một hay nhiều loại hóa chất diệt côn trùng, trong đó có trên 50 loài thuộc phân họ muỗi sốt rét (Anophelinae).
Kháng hóa chất là sự chọn lọc đặc điểm có tính kế thừa của một quần thể côn trùng gây ra thất bại một sản phẩm hóa chất mong đợi khi sử dụng theo qui định. Sự kháng hoá chất diệt côn trùng theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là: “Sự phát triển khả năng sống sót của một số cá thể sau khi tiếp xúc với nồng độ nào đó của một hoá chất mà với nồng độ đó đa số các cá thể trong một quần thể bình thƣờng của loài đó sẽ bị chết” [56].Khả năng phát triển kháng phụ thuộc vào các yếu tố sinh học, sinh thái học của côn trùng, mức độ trao đổi dòng gen giữa các quần thể, độ bền của hoá chất và cƣờng độ sử dụng hoá chất bao gồm liều lƣợng và thời gian [65].
1.4.1.Cơ sở di truyền của tính kháng hóa chất diệt côn trùng
Hiện tƣợng kháng hóa chất không phải là một quá trình thích nghi sinh lý của các cá thể trong quần thể. Hiện tƣợng này bắt nguồn từ sự sai khác tự
23
nhiên có bản chất di truyền về mức độ mẫn cảm đối với các chất độc giữa các cá thể trong quần thể. Sự khác biệt này có sẵn trong các quần thể tự nhiên ngay từ khi chƣa tiếp xúc với các loại hóa chất. Khi một quần thể côn trùng chịu áp lực của một loại hóa chất thì sẽ xảy ra một quá trình chọn lọc, những cá thể mang gen kháng hóa chất (còn gọi là gen tiền thích ứng) sẽ tồn tại. Quá trình chọn lọc này bao hàm sự thay đổi về tần số của các alen. Các gen kháng có thể có sẵn trong quần thể hoặc sinh ra do đột biến. Những cá thể trong quần thể mang gen kháng sống sót mặc dù tiếp xúc với hoá chất và truyền những gen kháng cho thế hệ sau. Khi chƣa tiếp xúc với hóa chất, những gen kháng biểu hiện với tần số rất thấp, nếu đƣợc tiếp xúc thƣờng xuyên sẽ có biến đổi trong các thế hệ tiếp theo: tần số, tỷ lệ di truyền kháng thuốc tăng dần, ban đầu là dị hợp tử, thế hệ sau là đồng hợp tử .
Việc sử dụng lặp lại một hoá chất sẽ loại bỏ các cá thể nhạy và tỷ lệ các cá thể kháng sẽ tăng và cuối cùng số cá thể kháng sẽ trội lên trong quần thể. Nếu trong một quần thể tỷ lệ các cá thể mang gen kháng là 1/10.000, nếu tiếp xúc liên tục với hóa chất thì qua 15 thế hệ liên tục thì tỷ lệ kiểu di truyền kháng thuốc sẽ tăng lên 1/30 và sau 7 thế hệ nữa (22 thế hệ) tỷ lệ kiểu di truyền kháng thuốc trong quần thể này tăng tới 1/1 [110].