Đặc điểm sinh học, vai trò truyền bệnh của nhóm loài Anopheles

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, đa hình di truyền và tính kháng với hóa chất diệt côn trùng của nhóm loài anopheles leucosphyrus ở việt nam (Trang 104 - 106)

Các công trình nghiên cứu trƣớc đây ở Việt Nam đều chỉ ra rằng An. dirus là loài muỗi ƣa đốt máu ngƣời, trú đậu và tiêu máu ngoài nhà [27,28], ổ bọ gậy của chúng có thể đƣợc tìm thấy ở các vũng nƣớc nhỏ trong rừng, mùa phát triển ngoài tự nhiên là những tháng mùa mƣa (tháng 10, 11, 12). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tƣơng đồng với nhận định trên. Tuy nhiên mật độ muỗi thu thập đƣợc tại các điểm điều tra giảm so với những nghiên cứu trƣớc. Điều đặc biệt là nhất là tại Côn Đảo, Bà Rịa Vũng Tàu đã bắt đƣợc muỗi An. dirus đốt gia súc với mật độ cao. Điều này cho thấy sự biến đổi của điều kiện môi trƣờng có thể làm tăng hay giảm mật độ quần thể và cũng có thể ảnh hƣởng tới tập tính và khả năng truyền bệnh của vector sốt rét.

Đặc điểm sinh học của muỗi thu thập tại Bắc Kạn còn ít đƣợc biết đến, do số lƣợng mẫu thu thập đƣợc thấp, rải rác qua nhiều năm, hầu hết các mẫu vật thu thập đƣợc là ở chuồng gia súc và ở gần bìa rừng. Muỗi cái trƣởng thành không thích hút máu ngƣời, mặc dù đã cố gắng cho chúng đốt máu ngƣời để hy vọng có muỗi cái đẻ nhƣng không thành công. Điều này cho thấy dạng muỗi này có xu hƣớng thích đốt máu động vật, trú ẩn ngoài nhà hơn.

Theo khóa phân loại của Peyton thì đặc điểm nhận dạng của muỗi An. takasagoensis trên cánh có đoạn đen Presector trên gân L1 thƣờng chỉ bằng đoạn đen tƣơng ứng trên gân costa và không bao giờ vƣợt quá ½ điểm trắng presector trên costa. Luôn luôn có diềm trắng ở giữa L5-2 và L6 và thƣờng có diềm trắng ở mút L5-2 [84] .

93

Kết quả nghiên cứu này cho thấy dạng muỗi thu thập tại tỉnh Bắc Kạn có đặc điểm hình thái cánh trung gian của hai loài An. dirusAn. takasagoensis, thể hiện ở chỗ: điểm đen presector trên gân L1 không kéo dài hoặc hoàn toàn không có, có một điểm trắng giữa gân L6 và L5-2 và có một điểm trắng phụ trên gân subcosta ít nhất ở một bên cánh.

Tuy nhiên, những đặc điểm này cũng có thể có là những biến đổi hình thái trong loài của An. dirus. Các mẫu thu thập tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam đôi khi cũng có những đặc điểm giống với mẫu chƣa xác định nhƣng những kiểu đơn của chúng đƣợc xếp vào trong nhánh đơn ngành chứa các kiểu đơn An. dirus (theo kết quả phân tích đoạn COI và ND6). Điều này có thể giải thích rằng các điểm đen trên cánh của muỗi Anopheles có thể thay đổi theo nhiệt độ và độ dài ngày. Các điểm đen của An. dirus cũng có thể thay đổi dọc theo kinh tuyến ở Việt Nam.

Ở Việt nam, An. dirus (An. leucosphyrusAn. balabacensis trƣớc đây) đã đƣợc xác định là vector truyền sốt rét chủ yếu quan trọng ở vùng rừng núi từ 20o

vĩ độ Bắc vào Nam [13]. Sử dụng kỹ thuật ELISA và PCR, Nguyễn Đức Mạnh và cs (2006) đã chứng minh muỗi An. dirus ở Khánh Phú, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa cùng một lúc nhiễm cả ba loài ký sinh trùng ngƣời là P. falciparum, P. vivax, và P. malariae [15]. Những năm gần đây nhờ phát triển kỹ thuật sinh học phân tử, ngƣời ta đã chứng minh đƣợc sự hiện diện của cả loài ký sinh trùng P.ovale. Bên cạnh đó, gần đây còn có những công bố về những trƣờng hợp bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng ở khỉ là Plasmodium knowlesi ở miền Trung Việt Nam. Phân tích mẫu thoa trùng lƣu giữ trên giấy thấm khi mổ muỗi An. dirus thu thập tại Khánh Phú, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa, Nakasawa S và cs (2009) đã phát hiện thấy cùng một lúc một muỗi An. dirus có thể nhiễm cả 3 loài ký sinh trùng: 2 loài ký sinh trùng ở ngƣời là P. falciparum, P. vivax và một loài ký sinh trùng ở khỉ là P. knowlesi [78]. Kết

94

quả ELISA trong nghiên cứu này cũng chỉ ra muỗi An. dirus tại Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Trị có nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Tuy nhiên, trong phạm vi của nghiên cứu này chúng tôi mới chỉ thu đƣợc mẫu muỗi An. dirus nhiễm hai loài ký sinh trùng sốt rét gây bệnh cho ngƣời là P. falciparumP. vivax, chƣa phát hiện đƣợc các trƣờng hợp đa nhiễm nhiều hơn hai loài ký sinh trùng sốt rét ngƣời cũng nhƣ ký sinh trùng sốt rét khỉ. Nhƣ vậy với những thông tin nhƣ trên và kết quả của nghiên cứu này một lần nữa khẳng định An. dirus là một vector quan trọng truyền bệnh sốt rét cho ngƣời ở khu vực miền Trung- Tây Nguyên, ngoài ra chúng còn có thể là một trong những tác nhân truyền ký sinh trùng sốt rét khỉ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, đa hình di truyền và tính kháng với hóa chất diệt côn trùng của nhóm loài anopheles leucosphyrus ở việt nam (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)