Phân bố, đặc điểm sinh học và vai trò truyền bệnh của nhóm loà

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, đa hình di truyền và tính kháng với hóa chất diệt côn trùng của nhóm loài anopheles leucosphyrus ở việt nam (Trang 65 - 81)

3.1.1.1. Phân bố của nhóm loài Anopheles leucosphyrus

Các nghiên cứu trƣớc đây về muỗi Anopheles dirus ở Việt Nam cho thấy có thể thu mẫu của loài muỗi này từ 20 độ vĩ Bắc (Nam Thanh Hóa) trở vào Nam [3,13,16,17] (Hình 3.1). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu thập mẫu tại 15 điểm thuộc các vùng rừng rậm từ Thanh Hóa trở vào Nam. Bên cạnh đó, cũng tiến hành điều tra thu thập mẫu tại 2 điểm ở miền Bắc là Bắc Kạn và Quảng Ninh với hy vọng thu thập đƣợc muỗi của các thành viên khác trong nhóm loài Anopheles leucosphyrus. Kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 3.1.

Kết quả điều tra thu thập cho thấy: trong tổng số 15 điểm điều tra có 8 điểm thu thập đƣợc muỗi Anopheles dirus, chủ yếu bằng phƣơng pháp mồi ngƣời.

Tại tỉnh Bắc Kạn đã thu thập đƣợc mẫu muỗi thuộc nhóm loài Anopheles leucosphyrus, tuy nhiên số lƣợng mẫu thu đƣợc là rất thấp (4 cá thể), chủ yếu là thu thập đƣợc bọ gậy (11 bọ gậy), muỗi trƣởng thành bắt đƣợc bằng phƣơng pháp soi chuồng gia súc ban ngày.

Tại tỉnh Quảng Ninh không thu thập đƣợc mẫu muỗi thuộc nhóm loài Anopheles leucosphyrus.

54

Bảng 3.1. Các điểm điều tra có muỗi thuộc nhóm loài Anopheles leucosphyrus

Địa điểm và thời gian nghiên cứu MNTN đêm MNNN đêm STN ngày Soi CGS đêm SL MĐ SL MĐ SL SL

Con c/n/đ con c/n/đ Con Con/nhà Con c/g/n

Uông Bí, Quảng Ninh (2008) 0 0 0 0 0 0 0 0

Kỳ Sơn, Nghệ An (2009 ) 2 0,17

Hƣớng Hóa, Quảng Trị (2008) 3 0,25 1 0,02

Sơn Hòa, Phú Yên (2007) 121 11 9 0,75

Sơn Hòa, Phú Yên (2008) 87 7,23

Sơn Hòa, Phú Yên (2010) 39 3,23 23 1,88 Khánh Vĩnh, Khánh Hòa (2008) 15 1,24 39 3,25 15 1,25 Khánh Vĩnh, Khánh Hòa (2009) 18 1,50 35 2,90 9 0,75

Côn Sơn, Côn Đảo, Bà Rịa Vũng Tàu (2007)

30 3,75 34 4.25 170 28,3

Côn Sơn, Côn Đảo, Bà Rịa Vũng Tàu (2010)

10 1,25 46 5,75 90 11,25

Lệ Thủy, Quảng Bình (2009) 4 0,25 14 1,75 6 0,75

Hƣớng Hóa, Quảng Trị (2008) 7 0,58 2 0,17

Na Rì, Bắc Kạn (2009) 4 0,33

Ghi chú: MNTN: Mồi ngƣời trong nhà MNNN: Mồi ngƣời ngoài nhà

STN: Soi trong nhà SCGS: Soi chuồng gia súc

SL: số lƣợng

55

Hình 3.1. Địa điểm thu thập mẫu muỗi

56

3.1.1.2. Đặc điểm sinh học của nhóm loài Anopheles leucosphyrus ở Việt Nam

Nhìn chung muỗi thuộc nhóm loài Anopheles leucosphyrus có phân bố gắn liền với vùng đồi núi có rừng thƣờng xanh sơ cấp, thứ cấp hoặc rừng có lá rụng, rừng tre, và các đồn điền trồng cao su, trồng cây ăn quả chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa mƣa và mùa khô, mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (Hình 3.2).

Hình 3.2. Sinh cảnh của muỗi thuộc nhóm loài Anopheles leucosphyrus

Ổ bọ gậy của An. dirus: là những vũng nƣớc đọng trong rừng nhƣ vết chân động vật, vết bánh xe trên đƣờng, trên những hốc đá hay trong các suối cạn vào mùa khô, nƣớc hầu nhƣ không lƣu thông, đáy có cát, sỏi hay đất sỏi và có lá cây mục. Phía trên ổ bọ gậy đƣợc che bằng tán cây lớn, ánh sáng không chiếu tiếp vào đƣợc. Đặc biệt ở Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu) còn thấy

57

An. dirus có mật độ cao vào các tháng cuối mùa khô khi có trận mƣa nhỏ và đặc biệt nhiều vào những tháng mùa mƣa (tháng 10, 11, 12), sau đó giảm dần và xuống thấp vào các tháng mùa khô.

Mùa phát triển ngoài tự nhiên của muỗi An. dirus: muỗi phát triển chủ yếu vào mùa mƣa, đỉnh cao vào các tháng mƣa nhiều (tháng 10, 11 hàng năm), vào những tháng mùa khô mật độ muỗi giảm rất thấp (từ tháng 2-6).

Tính ƣa thích vật chủ: An. dirus đốt ngƣời cả trong nhà và ngoài nhà song mật độ đốt mồi ngoài nhà bao giờ cũng cao hơn trong nhà. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tất cả các điểm bắt đƣợc loài này đều bằng phƣơng pháp mồi ngƣời. Tuy nhiên, tại Côn Sơn, Côn Đảo, Bà Rịa Vùng Tàu bắt đƣợc An. dirus đốt gia súc với mật độ rất cao (năm 2007 là 28,3 và năm 2010 là 11,25 ).

Hoạt động đốt máu của An. dirus: kết quả điều tra bằng phƣơng pháp mồi ngƣời suốt đêm cho thấy hoạt động tìm mồi đốt máu của An dirus trong đêm. Số lƣợng muỗi An dirus đốt máu cao từ 19-24h, sau 24h số lƣợng muỗi đốt máu giảm dần ở các điểm nghiên cứu. Thu thập muỗi bằng phƣơng pháp soi trong nhà ban ngày chỉ bắt đƣợc muỗi trong màn hoặc bẫy muỗi.

Ổ bọ gậy của muỗi thu thập tại Bắc Kạn: là vũng nƣớc đọng trong rừng, trên những hốc đá, nƣớc hầu nhƣ không lƣu thông, đáy có cát và có lá cây mục. Ổ có mức nƣớc khoảng từ 15- 35cm, độ pH khoảng 6,5-7, nhiệt độ trung bình là 280C, độ ẩm dao động trong khoảng 75-85% (Hình 3.3). Tuy nhiên, mật độ quần thể của dạng này thực sự rất thấp, chỉ thu nhận đƣợc 11 bọ gậy ngoài thực địa trong nhiều ngày với sự quan tâm đặc biệt. Hơn thế nữa, sự tồn tại của dạng này là biệt lập nên chỉ tìm thấy các mẫu ở một xã trong 4 xã điều tra.

58

Tại Bắc Kạn chỉ thu thập đƣợc muỗi trƣởng thành bằng phƣơng pháp soi chuồng gia súc với mật độ rất thấp (0,33).

Hình 3.3. Hình ảnh ổ bọ gậy muỗi thu thập tại Bắc Kạn

Đặc điểm hình thái của muỗi thuộc nhóm loài Anopheles leucosphyrus:

Đặc điểm chung muỗi trƣởng thành thuộc nhóm loài Anopheles leucosphyrus: đùi và cẳng có các đốm vảy trắng, khớp cẳng bàn chân sau có băng trắng rộng, vòi đen, bờ trƣớc cánh có trên 4 điểm đen, gân L5 có trên 3 điểm đen.

Đặc điểm muỗi An. dirus trƣởng thành: điểm đen presector trên gân L1 thƣờng kéo dài về phía gốc cánh (kéo dài quá ½ điểm đen tƣơng ứng trên costa), điểm trắng phụ ở băng đen giữa nhỏ, chỉ có ở gân L1, mút gân L6 và khoảng giữa mút L6 và L5.2 không có diềm trắng (Hình 3.4 và 3.5).

59

Hình 3.4. Sơ đồ mô tả hình thái cánh điển hình An. dirus (theo Sallum, 2005)

Hình 3.5. Hình thái cánh của An. dirus Phú Yên

Đặc điểm muỗi trƣởng thành thu thập tại Bắc Kạn: điểm đen presector trên gân L1 không kéo dài hoặc hoàn toàn không có dựa vào điểm trắng presector trên gân costa, có điểm trắng giữa gân L6 và L5-2 và có một điểm trắng phụ trên gân subcosta ít nhất ở một bên cánh (Hình 3.6).

60

Hình 3.6. Hình thái cánh của muỗi thu thập tại Bắc Kạn

Hình 3.7. Một số đặc điểm của bọ gậy Anopheles dirus

A: Đầu B: Lông vai của bọ gậy C: Lông lá cọ

Đặc điểm bọ gậy An. dirus: lông môi trong xa nhau, lông thân anten đơn. Lông môi ngoài đơn hoặc chia nhánh ngắn, không có hình chổi. Tấm ki

61

tin trƣớc các đốt bụng IV – VII nhỏ, chiều rộng không vƣợt quá gốc lông lá cọ. Một trong 3 lông dài thuộc cụm lông bờ ngực trƣớc chia nhánh. Các lông bờ ngực hoàn toàn đơn. Gốc lông vai trong và giữa có mấu ki tin nhọn. Lông vai trong và lông vai giữa không chung gốc; tấm lƣợc có các răng dài không có sắc tố, sắp xếp không đều (Hình 3.7 và 3.8).

Hình 3.8. Sơ đồ mô tả hình thái bọ gậy Anopheles dirus (theo Sallum, 2005) A: phần đầu của bọ gậy (bên phải là mặt bụng, bên trái là mặt lƣng);

P: đốt ngực trƣớc, M: đốt ngực giữa, T: đốt ngực sau;

62

Đặc điểm bọ gậy thu thập tại Bắc Kạn: lông môi trong xa nhau, lông thân anten đơn. Lông môi ngoài đơn hoặc chia nhánh ngắn, không có hình chổi. Tấm ki tin trƣớc các đốt bụng IV – VII nhỏ, chiều rộng không vƣợt quá gốc lông lá cọ. Một trong 3 lông dài thuộc cụm lông bờ ngực trƣớc chia nhánh. Các lông bờ ngực hoàn toàn đơn. Gốc lông vai trong và giữa có mấu ki tin nhọn. Lông vai trong và lông vai giữa thƣờng chung gốc; tấm lƣợc có các răng dài có sắc tố, sắp xếp đều nhau (Hình 3.9 và 3.10).

Hình 3.9. Một số đặc điểm của bọ gậy thu thập tạiBắc Kạn

63

Hình 3.10. Sơ đồ mô tả hình thái điển hình bọ gậy Anopheles takasagoensis

(theo Sallum, 2005)

A: phần đầu của bọ gậy (bên phải là mặt bụng, bên trái là mặt lƣng); P: đốt ngực trƣớc, M: đốt ngực giữa, T: đốt ngực sau;

64

Đặc điểm quăng An. dirus: phễu thở ít nhiều nằm dọc theo thân, không có rãnh thứ 2; bờ phễu thở đơn giản. Miệng phễu thở hẹp, không tròn. Chỉ số bánh lái thƣờng ≤ 1,50; lông số 1 của các đốt bụng V – VII phát triển; bao phần phụ sinh dục có mấu lồi nhỏ ở phần cuối. Lông bánh lái thƣờng ngắn và thẳng; gai bên các đốt bụng V – VII ít khi dài bằng 1/2 chiều dài của đốt. Gai bên đốt bụng VII dài bằng 1/4 – 1/3 chiều dài đốt. Gai bên đốt bụng V dài hơn 1/4 chiều dài đốt; răng bánh lái thô, cứng. Lông số 1 các đốt bụng V – VII (đặc biệt đốt V) thƣờng kép (Hình 3.11và 3.12).

Hình 3.11. Một số đặc điểm của quăng Anopheles dirus

65

Hình 3.12. Sơ đồ mô tả hình thái quăng Anopheles dirus (theo Sallum, 2005) C: Phần đầu ngực của quăng;

Phần thân: bên phải là mặt bụng, bên trái là mặt lƣng,

66

Đặc điểm quăng thu thập tại Bắc Kạn: phễu thở ít nhiều nằm dọc theo thân, không có rãnh thứ 2; bờ phễu thở đơn giản. Miệng phễu thở hẹp, không tròn. Chỉ số bánh lái thƣờng ≤ 1,50; lông số 1 của các đốt bụng V – VII phát triển; bao phần phụ sinh dục có mấu lồi nhỏ ở phần cuối. Lông bánh lái thƣờng ngắn và thẳng; gai bên các đốt bụng V – VII ít khi dài bằng 1/2 chiều dài của đốt. Gai bên đốt bụng VII dài bằng 1/4 – 1/3 chiều dài đốt. Gai bên đốt bụng V dài hơn 1/4 chiều dài đốt; răng bánh lái thô, cứng. Lông số 1 các đốt bụng V – VII thƣờng đơn (Hình 3.13 và 3.14).

Hình 3.13. Một số đặc điểm của quăng thu thập tại Bắc Kạn A: Bánh lái B, C: Gai đốt bụng IV-VII

67

Hình 3.14. Sơ đồ mô tả hình thái điển hình quăng Anopheles takasagoensis (theo Sallum, 2005)

C: Phần đầu ngực của quăng;

Phần thân: bên phải là mặt bụng, bên trái là mặt lƣng,

68

3.1.1.3. Vai trò truyền bệnh của nhóm loài Anopheles leucosphyrus ở Việt Nam

Phân tích ELISA 800 mẫu muỗi An. dirus thu thập tại Phú Yên, Khánh Phú - Khánh Hoà, Quảng Bình, Quảng Trị, Côn Đảo, kết quả cho thấy muỗi ở các địa điểm này chỉ nhiễm hai loài ký sinh trùng là P. falciparumP. vivax. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng tại Phú Yên là 2,33% (5/215), tại Khánh Phú là 4,7% (8/170), tại Quảng Bình và Quảng Trị cũng tìm thấy muỗi có nhiễm KST với tỷ lệ tƣơng ứng là 0,97% (1/103) và 1,28% (2/156) (Hình 3.15).

Hình 3.15. Kết quả thử nghiệm ELISA phát hiện KST trong muỗi thu thập tại Phú Yên và Quảng Trị

69

Kết quả đƣợc kiểm chứng lại bằng phƣơng pháp PCR và kết quả cho thấy có sự tƣơng đồng với kết quả ELISA (Hình 3.16).

Hình 3.16. Kết quả xác định ký sinh trùng sốt rét bằng kỹ thuật PCR Làn 1,8: Ladder 100 Làn 2, 4, 5, 6: P.vivax

Làn 3: P. falciparum Làn 7: mẫu âm

Làn 9: mẫu chứng dƣơng P. falciparum

Làn 10: mẫu chứng dƣơng P. vivax

Làn 11: mẫu chứng dƣơng P. malariae

Làn 12: mẫu chứng dƣơng P. ovale

Làn 13: mẫu chứng trắng 1 Làn 14: mẫu chứng trắng 2

Tại Côn Sơn chƣa phát hiện muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Mẫu thu thập tại Bắc Kạn chủ yếu là bọ gậy do đó không tiến hành thử nghiệm ELISA với đối tƣợng này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, đa hình di truyền và tính kháng với hóa chất diệt côn trùng của nhóm loài anopheles leucosphyrus ở việt nam (Trang 65 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)