Tính đa hình của nhóm loài Anopheles leucosphyru sở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, đa hình di truyền và tính kháng với hóa chất diệt côn trùng của nhóm loài anopheles leucosphyrus ở việt nam (Trang 106 - 109)

Kết quả phân tích điện di 6 hệ enzyme cho thấy có tới 5 hệ enzyme là 6-PGD, αPGD, GPI, GOT và PGM thể hiện sự khác biệt giữa mẫu muỗi thu thập tại Bắc Kạn với các mẫu An. dirus thu thập tại các địa điểm khác của Việt Nam. Khoảng cách di truyền giữa quần thể Bắc Kạn với 4 quần thể An. dirus thu thập tại Khánh Phú - Khánh Hòa, Côn Đảo – Bà Rịa Vũng tàu, Sơn Hòa – Phú Yên và chủng phòng thí nghiệm dao động từ 0,2858 đến 0,3174, hệ số tƣơng đồng di truyền tƣơng ứng dao động từ 0,7514 đến 0,7280 thể hiện rằng đây có thể là quần thể loài khác biệt về mặt di truyền so với 4 quần thể

An. dirus nghiên cứu trên.

Trong suốt 30 năm qua, nhiều nhà côn trùng y học Việt Nam đã cho rằng loài muỗi thuộc nhóm loài Anopheles leucosphyrus thu thập ở miền Bắc Việt Nam có đặc điểm cánh khác với An. dirus ở miền Nam Việt Nam nhƣng lại giống với An. takasagoensis tìm thấy ở đảo Đài loan. Tuy nhiên những điểm khác biệt này lại có sự chồng chéo giữa An. dirusAn. takasagoensis

95

hình thái. Điều này dƣờng nhƣ là lý do tại sao các nhà khoa học nƣớc ngoài nhận định rằng trong số các thành viên thuộc nhóm loài Anopheles leucosphyrus, chỉ có An. dirus phân bố tại Việt Nam.

Trong nghiên cứu này, tất cả mẫu chuẩn đơn của muỗi thu thập tại miền Nam và miền Trung Việt Nam đƣợc gộp lại thành một nhóm (An. dirus

An. baimaii) theo kết quả giải trình tự của gen COI và ND6 trong ADN ty thể chƣa phân biệt đƣợc rõ ràng giữa hai loài này. Phân tích chủng loại phát sinh phân tử trong nghiên cứu này cũng chƣa xác định đƣợc cấu trúc quần thể của An. dirus ở Việt Nam. Đây cũng là những hạn chế của các dấu chuẩn phân tử và vƣợt ra ngoài phạm vi nghiên cứu. Do đó hiện tại chúng tôi chƣa thể thảo luận về cấu trúc quần thể của An. dirus ở Việt Nam.

Các mẫu đơn thu thập tại tỉnh Bắc Kạn ở miền Bắc Việt Nam tách biệt rõ ràng với cả An. dirusAn. takasagoensis trong cả hai cây NJ và MP.

Ở cây NJ, các mẫu Bắc Kạn tạo thành một nhánh riêng biệt với 91% thử nghiệm bootstrap và thử nghiệm bên trong nhánh là 97%, trong khi đó nhánh (An. dirusAn. baimaii) hợp với nhánh An. elegans với thử nghiệm bootstrap 75% và thử nghiệm trong nhánh là 95% (đƣợc chỉ ra bằng mũi tên trên hình 3.24).

Ở cây MP, các mẫu Bắc Kạn một lần nữa lại tạo thành nhánh riêng biệt với độ đồng nhất 100%, còn trong nhánh (An. dirusAn. baimaii) lại hợp với An. elegans tạo thành nhánh khác cũng với độ đồng nhất là 100%, và nhánh này sau đó lại hợp với nhánh An. takasagoensisAn.scracens với độ đồng nhất là 100% (đƣợc chỉ ra bởi mũi tên trên hình 3.25). Những kết quả này cho thấy các mẫu Bắc Kạn đƣợc tách riêng biệt với phức hợp loài An. dirus bởi ít nhất có 3 loài đã đƣợc đặt tên chính thức là: An. elegans, An. takasagoensisAn. scracens, và tách biệt với An. takasagoensis bởi ít nhất

96

có một loài là An. scracens. Nhánh chứa các mẫu Bắc Kạn hợp với An. balabacensis thành nhánh khác, tuy nhiên độ tin cậy của nhánh là không cao, với 66% độ đồng nhất ở cây MP và nhỏ hơn 50% trong thử nghiệm bootstrap và cả thử nghiệm bên trong nhánh ở cây NJ. Đặc điểm hình thái tổng thể của các mẫu Bắc Kạn giống với An. takasagoensisAn. dirus nhƣng lại phân biệt rõ ràng với An. balabacensis và các thành viên khác trong phức hợp loài Leucosphyrus. Mặt khác, An. balabacensis chỉ phân bố ở Philipine và Indonesia [92].

Nhƣ vậy, kết quả phân tích isozyme và ADN cho thấy các mẫu muỗi thu thập ở tỉnh Bắc Kạn thuộc về nhóm loài Anopheles leucosphyrus nhƣng không phải là An. dirus, An. takasagoensis, An. balabacensis. Do đó, những mẫu này dƣờng nhƣ là một dạng mới chƣa xác định trong nhóm loài Anopheles leucosphyrus. Chúng tôi dự kiến gọi dạng này là dạng Anopheles

Bắc Kạn cho đến khi nó đƣợc đặt tên mới hợp lệ.

Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm loài Anopheles leucosphyrus.

Trong cây chủng loại phát sinh đƣợc xây dựng bằng phƣơng pháp NJ, muỗi thu thập tại Bắc Kạn (tạm gọi là dạng Anopheles Bắc Kạn ) tạo thành một nhánh cùng với An. balabacensis so với các thành viên của phức hợp An. dirus với thử nghiệm bootstrap là 89% và thử nghiệm trong nhánh là 98%, trong khi đó các thành viên khác trong phức hợp Leucosphyrus đã đƣợc định tên là An. leucosphyrus An. latens tạo thành một nhánh khác bên cạnh nhánh cũ. Kết quả này tƣơng ứng với phân nhóm Leucosphyrus. Nhánh phân nhóm Leucosphyrus kết hợp với phân nhóm Hackeri (An. sulawesi + An. mirans) và tiếp tục kết hợp với phân nhóm Riparis (An. macathuri). Mô hình cây chủng loại phát sinh đƣợc xây dựng bằng phƣơng pháp NJ phù hợp với sự phân loại truyền thống của nhóm loài Anopheles leucosphyrus theo Sallum và

97

cs (2007) [93] ngoại trừ một điều rằng phức hợp Leucoshyrus đƣợc coi nhƣ một taxa cận ngành. Các nhà nghiên cứu thấy rằng các đặc điểm hình thái phân biệt giữa phức hợp Leucosphyrus và Dirus là một vấn đề khó bởi vì một số đặc điểm hình thái dùng để phân biệt các loài lại mang tính đa hình. Nhìn chung, các thành viên trong phức hợp Leucosphyrus có thể đƣợc phân biệt dễ dàng với các loài khác trong phức hợp Dirus bởi sự biểu hiện băng trắng phụ trên gân bờ trƣớc cánh (gân costa, subcosta và L1) và không có vẩy trắng ở đốt bàn 4 chân sau. Tuy nhiên, các đặc điểm hình thái cánh ở An. balabacensis lại rất đa hình và do đó có thể dẫn đến chồng chéo với đặc điểm các thành viên của cả phức hợp Dirus và phức hợp Leucosphyrus.

Trong cây chủng loại phát sinh đƣợc xây dựng bằng phƣơng pháp MP, nhánh (dạng Anopheles Bắc Kạn + An. balabacensis+ các thành viên trong phức hợp Dirus) cũng có sự đồng nhất 100%, trong khi đó, cấu trúc bên trong nhánh là phù hợp với những quan sát ở cây chủng loại phát sinh đƣợc xây dựng bằng phƣơng pháp NJ chỉ ra mối quan hệ {[(An. dirus, An. baimaii), An. elegans], An. takasagoensis}.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, đa hình di truyền và tính kháng với hóa chất diệt côn trùng của nhóm loài anopheles leucosphyrus ở việt nam (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)