TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN

Một phần của tài liệu tap doc 5HK1 (Trang 69 - 75)

- Bảo vệ môi trường không chỉ là việc làm của người lớn mà trẻ em cũng rất tích cực tham

26. TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN

Theo Phan Nguyên Hồng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

-Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng ,rành mạch phù họp với nội dung văn bản khoa học. -Hiểu nội dung bài: nguyên nhân khuyến rừng ngập mặn bị tàn phá thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của của rừng ngập mặn khi được phục hồi.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

GDBVMT:- GV giúp HS tìm hiểu bài và biết được những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn; thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.(Khai thác trực tiếp nội dung bài.)

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trang 129, SGK - Tranh ảnh về rừng ngập mặn. - Bản đồ Việt Nam.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ -Hát vui.

-Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn bài: người gác

rừng tí hon. - 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng từng đoạn và trả lời các câu hỏi. H: Bạn nhỏ trong bài là người thế nào?

H:Em học tập được gì ở bạn nhỏ? H: Nêu nội dung chính của bài. -GV nhận xét cho điểm.

3. Bài mới

a/ Khám phá

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả

những gì vẽ trong tranh. - HS quan sát và mô tả

H: ảnh chụp cảnh gì? + Ảnh chụp rừng ngập mặn.

H: Trồng rừng ngập mặn có tác dụng gì? + Trồng rừng ngập mặn để chắn bão, chống lở đất, vỡ đê.

GV: Để bảo vệ đê biển, chống xói lở, chống vỡ đê khi có gió bão lớn đồng bào ở ven biển đã biết cách tạo nên một lớp lá chắn đó là trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn có tác dụng gì? các em cùng tìm hiểu qua bài văn...

-HS lắng nghe.

+GV ghi tựa bài lên bảng. - HS nhắc lại tên bài học. b/ Kết nối

b.1. Luyện đọc

-GV đọc cả bài một lượt -HS lắng nghe.

-Giáo viên viết bảng và hướng dẫn HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: quai đê, xói lở, đê điều … .

-HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV -GV chia đoạn: 3 đoạn -HS dùng viết chì đánh dấu đoạn theo

hướng dẫn . -Đoạn 1: Trước đây... sóng lớn.

-Đoạn 2: Mấy năm qua... Cồn Mờ (Nam Định)

-Đoạn 3 : Nhờ phục hồi.... bảo vệ vững chắc đê điều.

-Cho HS đọc trơn từng đoạn nối tiếp. -HS nối tiếp nhau đọc đoạn . -Khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi cho các em (về

phát âm , cách ngắt nghỉ giọng …) GV giúp HS hiểu những từ ngữ được chú giải trong bài

-Từng cặp HS luyện đọc -HS luyện đọc theo cặp

-GV đọc diễn cảm bài văn b.2. Tìm hiểu bài

-GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi - Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá

rừng ngập mặn. + Nguyên nhân: do chiến tranh, do quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm... + Hậu quả: lá chắn bảo vệ đề điều không còn, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn

Ý đoạn 1 :Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá.

-Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng

rừng ngập mặn? + Bảo vệ đê điều.

-Các tỉnh có phong trào trồng rừng ngập mặn

tốt? + Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng,Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Ninh,...

- GV giới thiệu các tỉnh này trên bảng đồ Việt

Nam. -HS theo dõi.

Ý đoạn 2:Công tác khôi phục rừng ngập mặn ở một số địa phương.

c/ Thực hành

c.1. Thể hiện sự cảm thông

GDBVMT:Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?

+ Bảo vệ vững chắc đê biển, tăng thu nhập cho người dân nhờ sản lượng hải sản nhiều, các loài chim nước trở nên phong phú.

Ý đoạn 3:Tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

-Em hãy nêu nội dung chính của bài. + Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn ở một số tỉnh và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

- Ghi nội dung chính của bài lên bảng. - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài, HS cả lớp ghi vào vở.

-Hướng dẩn HS tìm hiểu nội dung bài -HS nêu nội dung -GV chốt lại ghi bảng

c.2. Luyện đọc diễn cảm

- Gọi 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn. - 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. HS cả lớp theo dõi.

-Treo bảng phụ.

-GV đọc mẫu. + Theo dõi GV đọc mẫu.

- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3:

-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. + 2 HS ngồi cùng bàn đọc và chỉnh sửa lỗi cho nhau.

- Tổ chức cho HS thi đọc. - 3 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp theo dõi bình chọn.

- Nhận xét, cho điểm từng HS. d/ Áp dụng

-Hôm nay lớp chúng ta học bài gì?. -Trồng rừng ngập mặn

-Nội dung bài nói gì?. -Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn ở một số tỉnh và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

-GV nhận xét tiết học. -HS lắng nghe.

-Yêu cầu HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau : “Chuỗi ngọc lam”.

Ngày soạn: 17 / 11 / 2013 Ngày dạy: 18 / 11 / 2013 Tuần 14 27. CHUỖI NGỌC LAM Phun-tơn O-xlo I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời kể ,thể hiện được tính cách của nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK)..

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ trang 132 SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ -Hát vui.

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài

Trồng rừng ngập mặn và nêu nội dung chính của từng đoạn.

- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi. - Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu

hỏi.

-GV nhận xét cho điểm.

3. Bài mới

a/ Khám phá

- Hỏi: Tên chủ điểm tuần này là gì?

-Tên chủ điểm gợi cho em nghĩ đến điều gì? - -Gợi cho em nghĩ đến những việc làm để mangVì hạnh phúc con người. lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người. - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả

những gì vẽ trong tranh. - HS quan sát và mô tả

- Hôm nay các em cùng tìm hiểu về câu

chuyện Chuỗi ngọc lam để thấy được tình cảm yêu thương giữa con người.

-HS lắng nghe.

+GV ghi tựa bài lên bảng. - HS nhắc lại tên bài học. b/ Kết nối

b.1. Luyện đọc

-GV đọc cả bài một lượt -HS lắng nghe.

-Giáo viên viết bảng và hướng dẫn HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Pi-e, Nô-en, Gioan, tiêu vặt, … .

-HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV

-GV chia đoạn: 2 đoạn -HS dùng viết chì đánh dấu đoạn theo hướng dẫn .

Đoạn 1: Chiều hôm ấy.. cướp mất anh yêu quý

-Đoạn 2: Ngày lễ Nô-en tới... hi vọng tràn trề.

- Hỏi: Truyện có những nhân vật nào? - Chú Pi-e, cô bé Gioan, chị cô bé. - GV gọi HS đọc các tên riêng trong bài. + Pi-e, Nô-en, Gioan.

-Cho HS đọc trơn từng đoạn nối tiếp. -HS nối tiếp nhau đọc đoạn . -Từng cặp HS luyện đọc -HS luyện đọc theo cặp -Khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi cho các em

(về phát âm , cách ngắt nghỉ giọng …) GV giúp HS hiểu những từ ngữ được chú giải trong bài

-GV đọc diễn cảm bài văn b.2. Tìm hiểu bài

-GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV

- Gọi 1 HS đọc phần 1. - 1 HS đọc thành tiếng toàn bộ phần 1. - GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu

hỏi sau:

-Cô bé mua chuỗi ngọc làm để tặng ai? + Tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. -Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc

không?

+ Cô bé không có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam. -Chi tiết nào cho em biết điều đó? + Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu

và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất. -Thái độ của chú Pi-e lúc đó thế nào? + Trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh

giấy ghi giá tiền trên chuỗi ngọc lam.

- Cho HS luyện đọc diễn cảm phần 1 theo vai. - HS đọc diễn cảm theo vai: người dẫn chuyện, chú Pi-e, cô bé Gioan.

- Cho HS thi đọc. - 2 nhóm HS thi đọc diễn cảm theo vai, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Nhận xét, khen ngợi những HS đọc hay. * Phần 2:

- Gọi 3 HS đọc tiếp nối phần 2. Yêu cầu HS cả

lớp theo dõi tìm nội dung chính của đoạn. - 3 HS nối tiếp đọc theo trình tự.+ Đoạn 1: Ngày lễ Nô-en... phải.

+ Đoạn 2: Thưa... số tiền em có.

+ Đoạn 3: Hai người đều im lặng... hi vọng tràn trề.

- Gọi HS nêu ý chính phần 2 sau đó ghi lên

bảng. - Phần 2: Cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối (đọc 2 lượt).

- Gọi 1 HS đọc phần 2 trước lớp. - 1 HS đọc thành tiếng. - GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu

hỏi sau:

+ Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi-e làm gì? + Để hỏi xem cô bé Gioan đã mua chuỗi ngọc ở đây không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Pi-e đã bán chuỗi ngọc cho cô bé ấy với giá bao nhiêu tiền?

+ Vì sao Pi-e đã nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?

+ Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà em có.

+ Chuỗi ngọc đó có ý nghĩa gì đối với chú Pi-

e? + Đây là chuỗi ngọc chú Pi-e để dành tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng cô đã mất vì một tai nạn giao thông.

- Tổ chức cho HS luyện đọc phần 2 theo vai. - 3 HS tạo thành nhóm cùng đọc phân vai: người dẫn chuyện, chú Pi-e, chị gái của bé Gioan.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm phần 2. - 2 nhóm HS tham gia thi đọc. - Nhận xét, khen ngợi từng HS.

c/ Thực hành

c.1. Thể hiện sự cảm thông

+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?

+ Đều là những người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Họ biết sống vì nhau, mang lại hạnh phúc cho nhau.

- Hỏi: Em hãy nêu nội dung chính của bài. - Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.

- Ghi nội dung chính của bài. - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài, cả lớp ghi vào vở.

-Hướng dẩn HS tìm hiểu nội dung bài -HS nêu nội dung

-GV chốt lại ghi bảng -Vài HS đọc lại nội dung bài + ghi vào vở c.2. Luyện đọc diễn cảm

- Gọi 4 HS đọc toàn truyện theo vai: người dẫn chuyện, chú Pi-e, Gioan, chị cô bé Gioan.

-HS đọc phân vai. - Nhận xét HS đọc bài.

d/ Áp dụng

-Hôm nay lớp chúng ta học bài gì?. -Chuổi ngọc lam.

-Nội dung bài nói gì?. - Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.

-GV nhận xét tiết học. -HS lắng nghe.

-Yêu cầu HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau : “Hạt gạo làng ta”.

Ngày soạn: 17 / 11 / 2013 Ngày dạy: 20 / 11 / 2013

Một phần của tài liệu tap doc 5HK1 (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w