Cho HS đọc trơn từng đoạn nối tiếp HS nối tiếp nhau đọc đoạn Từng cặp HS luyện đọc HS luyện đọc theo cặp

Một phần của tài liệu tap doc 5HK1 (Trang 45 - 47)

-Từng cặp HS luyện đọc -HS luyện đọc theo cặp -GV đọc diễn cảm bài văn

b.2. Tìm hiểu bài

-GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV

- HS đọc thầm đoạn và câu hỏi. - Lớp đọc thầm và 1 HS đọc to câu hỏi . H: Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của

rừng?. + Những sự vật được tác giả miêu tả là: nấm rừng, cây rừng, nắng rừng, các con thú, màu sắc của rừng, âm thanh của rừng.

H: Những cây nấm rừng khiến tác giả liên

tưởng thú vị gì? + tác giả liên tưởng đây như là một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, tác giả có cảm giác như mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.

H: Những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?

+ Những liên tưởng ấy làm cho cảnh vật trong rừng trở lên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.

GV:Những liên tưởng ấy làm con người tưởng như đang sống trong thế giới xa xưa của những câu chuyện cổ tích, thần thoại, thế giới có những ông vua, hoàng hậu, công

chúa, hoàng tử, tiên, bụt và những phép thần thông, biến hóa...

H: Những muôn thú trong rừng được miêu tả

như thế nào? + Những con vượn bạc má ôm con gọn gẽ chuyềnnhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng... H: Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì

cho cảnh rừng ?

+ Sự xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh trở lên sống động, đầy những điều bất ngờ kì thú.

GV:Muôn thú trong rừng được miêu tả sống động, đầy sức hấp dẫn.

H: Vì sao rừng khộp được gọi là "giang sơn

vàng rợi"? + Rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi vì cósự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và dải thành thảm ở dưới gốc, những con mang có màu vàng và nắng cũng vàng rực..

GV giảng: vàng rợi: là màu vàng ngời sáng, rực rỡ đều khắp rất đẹp mắt.

GV: Rừng khộp hiện lên trong sự miêu tả của tác giả thật đẹp. Đây cũng là loại rừng đặc trưng của nước ta.

-HS lắng nghe. c/ Thực hành

c.1. Thể hiện sự cảm thông

H: Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn

văn?. + Đoạn văn làm em háo hức muốn có dịp được vào rừng, tận mắt ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên. Bài văn cho ta thấy gì? + Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng

mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì thú của rừng. -GV: Đó cũng chính là nội dung của bài

-GV ghi bảng . - HS đọc.

GDBVMT: - Thông qua bài văn giúp em thấy yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng.

-HS lắng nghe.

c.2. Luyện đọc diễn cảm

- 1 HS đọc toàn bài .

- GV ghi đoạn cần luyện đọc diễn cảm.

- GV hướng dẫn cách đọc . -HS lắng nghe. - GV đọc mẫu.

- HS đọc . -HS cá nhân

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - HS luyện đọc theo nhóm.

- HS thi đọc. - HS thi đọc.

- GV cùng cả lớp nhận xét cho điểm. d/ Áp dụng

-Hôm nay lớp chúng ta học bài gì?. -Kì diệu rừng xanh

-Nội dung bài nói lên điều gì?. -Rừng khộp hiện lên trong sự miêu tả của tác giả thật đẹp. Đây cũng là loại rừng đặc trưng của nước ta.

-GV nhận xét tiết học. -HS lắng nghe. -Yêu cầu HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị

bài Trước cổng trời

Ngày soạn: 6 / 10 / 2013 Ngày dạy: 9/ 10 / 2013

16. TRƯỚC CỔNG TRỜI

Nguyển Đình Ảnh I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tụ hào trước vẻ đẹp cùa thiên nhiên vùng cao nước ta

-Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc .(trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4 thuộc lòng những câu thơ mà em thích)

-Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, có những hành động thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

-Tranh “Trước cổng trời”

- Bảng phụ ghi đoạn thơ cần luyện đọc, cảm thụ.

-Sưu tầm tranh ảnh về khung cảnh thiên nhiên vùng cao.

Một phần của tài liệu tap doc 5HK1 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w