CHUYỆN MỘT KHU RỪNG NHỎ

Một phần của tài liệu tap doc 5HK1 (Trang 57 - 59)

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

21. CHUYỆN MỘT KHU RỪNG NHỎ

Theo Vân Long I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

-Đọc diễn cảm một bài văn với giọng hồn nhiên ( bé Thu ); giọng hiền từ (người ông)

- Hiểu ND : Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. tranh ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố.

-Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc diễn cảm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.Ổn định -Hát vui.

2. Kiểm tra bài cũ

-GV nhận xét về kiểm tra phân môn tập đọc GHK1

- HS lắng nghe.

3. Bài mới

a/ Khám phá

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô

tả những gì vẽ trong tranh. - HS quan sát và mô tả - GV giới thiệu tranh minh hoạ và chủ điểm

Giữ lấy màu xanh .

- Hỏi: + Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì?

+ Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh.

+ Tên chủ điểm nói lên điều gì? + Bảo vệ môi trường sống xung quanh mình giữ lấy màu xanh cho môi trường. + Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong

tranh minh hoạ chủ điểm. + Cảnh các bạn nhỏ đang vui chơi ca hát dưới gốc cây to.

- Bài học đầu tiên - chuyện một khu vườn nhỏ- kể về một mảnh vườn trên tầng gác của một ngôi nhà giữa phố.

-HS lắng nghe.

+GV ghi tựa bài lên bảng. - HS nhắc lại tên bài học. b/ Kết nối

-GV đọc cả bài một lượt -HS lắng nghe.

-Giáo viên viết bảng và hướng dẫn HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: rất khoái, rủ rỉ, ti gôn, ngọ nguậy, quấn chắc, nhọn hoắc, cành lựu, săm soi, rỉa cánh, lúi rít, .

-HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV

-GV chia đoạn: 3 đoạn -HS dùng viết chì đánh dấu đoạn theo hướng dẫn .

Đoạn 1: “Bé Thu rất khoái... từng loài cây”.

Đoạn 2: “Cây quỳnh lá dày... không phải là vườn”.

Đoạn 3 : “Một sớm chủ nhật... có gì lạ đâu hả cháu?”.

-HS đọc đoạn nối tiếp -3 HS đọc đoạn nối tiếp -Khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi cho các

em (về phát âm , cách ngắt nghỉ giọng …) GV giúp HS hiểu những từ ngữ được chú giải trong bài

-Cho HS đọc trơn từng đoạn nối tiếp. -HS nối tiếp nhau đọc đoạn . -Từng cặp HS luyện đọc -HS luyện đọc theo cặp -GV đọc diễn cảm bài văn

+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng ; giọng bé Thu: hồn nhiên, nhí nhảnh ; giọng ông: hiền từ, chậm rãi.

- HS lắng nghe . b.2. Tìm hiểu bài

-GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV

+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì? + Ngắm nhìn cây cối, nghe ông giảng về từng loại cây ở ban công.

+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?

(GV ghi bảng các từ ngữ: Cây quỳnh, cây hoa ti gôn, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ)

+ Cây Quỳnh lá dày, giữ được nước. Cây hoa ti gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy bị vòi hoa ti gôn quấn nhiều vòng. Cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to. + Bạn Thu chưa vui vì điều gì? + Vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công

nhà Thu không phải là vườn. + Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công,

Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? + Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn. + Em hiểu: “Đất lành chim đậu” là thế

nào?

+ Là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống, làm ăn.

GV:Loài chim chỉ đến sinh sống và làm tổ hát ca ở những nơi có cây cối có sự bình yên, môi trường thiên nhiên sạch đẹp. Nơi ấy không nhất thiết phải là khu rừng, một công viên hay một cánh đồng , một khu vườn lớn mà có khi chỉ là một mảnh vườn nhỏ trên ban công ... Nếu mỗi gia đình đều

yêu thiên nhiên, cây hoa chim chóc...

c/ Thực hành

c.1. Thể hiện sự cảm thông

+ Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?

+ Rất yêu thiên nhiên, cây cối, chim chóc. + Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì? + Hãy yêu quý thiên nhiên.

+ Hãy nêu nội dung chính của bài văn? + Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu và muốn mọi người làm đẹp môi trường xung quanh mình.

- Ghi nội dung chính của bài. - 2 HS nhắc lại nội dung chính.

Một phần của tài liệu tap doc 5HK1 (Trang 57 - 59)

w