Trung Quốc

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam cơ hội, thách thức và giải pháp (Trang 29 - 31)

Trung Quốc là quốc gia được đánh giá có phương thức “lợi dụng vốn ngoại” một cách hiệu quả. Trung Quốc đã kết hợp cả thu hút vốn và thu hút tri thức, từ đó từng bước được mở rộng trong các lĩnh vực với các tầng nấc khác nhau. Doanh nghiệp FDI bình quân đóng góp khoảng 30% GDP của Trung Quốc; thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp FDI chiếm hơn 20% tổng thu loại thuế này; tạo ra khoảng 72.000 việc làm mỗi năm; đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu và ngoại thương. Sau khi gia nhập WTO vào cuối năm 2001, chính sách thu hút FDI của Trung Quốc có sự điều chỉnh phù hợp với các quy định của WTO với việc từng bước mở cửa thu hút đầu tư FDI vào các ngành dịch vụ, bất động sản, tiền tệ…Nhìn

23

chung, các yếu tố góp phần đưa Trung Quốc trở thành địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:thị trường, chi phí nhân công, chất lượng hạ tầng cơ sở và các chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ. Trong giai đoạn 2010 – 2020, Trung Quốc đã nêu rõ quan điểm thu hút FDI vào các ngành kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý, nguồn nhân lực chất lượng cao và cũng tiến hành sửa đổi bổ sung danh mục hướng dẫn các ngành nghề đầu tư nước ngoài, đồng thời cho phép chính quyền địa phương được phê chuẩn dự án đầu tư từ 100 triệu USD lên 300 triệu USD.

Chỉ riêng trong 2 tháng đầu năm 2014, không kể các khoản đầu tư trong lĩnh vực tài chính, đầu tư trực tiếp và các nước này tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 19,3 tỷ USD. Dòng vốn FDI vào Trung Quốc nhiều nhất từ nhóm mười quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á bao gồm Nhật Bản, Hồng Kông, Macao, Đài Loan, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Malaisia, Singapore và Hàn Quốc là 16.9 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2012. Một trong những trọng điểm cải cách kinh tế của Trung Quốc là dịch chuyển nền kinh tế vốn phụ thuộc vào đầu tư và tăng trưởng xuất khẩu sang phụ thuộc vào dịch vụ và tiêu dùng.

Nhật Bản luôn là nước nằm trong nhóm các nước dẫn đầu về đầu tư FDI vào Trung Quốc.FDI của Nhật Bản vào Trung Quốc chủ yếu tập trung trong lĩnh vực chế tạo và sản xuất các linh kiện điện tử với 76% tổng vốn. Đây cũng là lĩnh vực tập trung nhiều vốn FDI của Nhật Bản vào châu Á. Theo một khảo sát của JETRO vào năm 2010, có tới 40% các công ty Nhật Bản được hỏi chọn Trung Quốc để đầu tư là do các yếu tố liên quan tới chi phí đầu tư, trong khi 21% nói rằng, họ đầu tư vào Trung Quốc để mở rộng thị trường. Cũng theo JETRO, trong năm 2009, các công ty Nhật Bản đầu tư tại Trung Quốc đã mua 47% các nguyên liệu đầu vào tại Trung Quốc và bán 47% mặt hàng, dịch vụ tại thị trường Trung Quốc. Hầu hết, các doanh nghiệp Nhật Bản đều cho rằng, yếu tố hấp dẫn đầu tư của Trung Quốc đó là chi phí laođộng thấp. Trong khi các công ty Nhật Bản mong muốn đầu tư vào các khu vực, vùng kinh tế và kỹ thuật thì doanh nghiệp ở một số nước khác cho rằng họ mong muốn đầu tư vào các đặc khu kinh tế. Ngoài ra, Trung Quốc còn có chính sách phát triển cụ thể đối với từng ngành công nghiệp then chốt và xem chất lượng đầu tư quan trọng hơn nhiều so với số lượng đầu tư.

24

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam cơ hội, thách thức và giải pháp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)