Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam cơ hội, thách thức và giải pháp (Trang 74 - 76)

Việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đòi hỏi một quá trình lâu dài, bền bỉ, có quá trình thống nhất, quyết tâm từ Chính phủ cho đến hiệp hội các doanh nghiệp. Quyết tâm này phải xuất phát từ Chính phủ, người lãnh đạo cao nhất nhằm tạo ra sự lan tỏa, khí thế cho mọi thành phần kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế. Để làm được điều đó, các cấp lãnh đạo cần có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong sản xuất. Về phía hiệp hội các doanh nghiệp, nếu như được trang bị đầy đủ và có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của CNHT, bản thân họ sẽ thay đổi để nâng cao tay nghề, nỗ lực hoàn thiện và tăng cường khả năng cạnh tranh.

CNHT là nền tảng cho phát triển các ngành công nghiệp chính yếu, công nghệ sạch, trong đó vài trò của nhà ĐTNN tham gia vào các ngành CNHT của Việt Nam là cần thiết.Chính phủ cần tạo lập một khuôn khổ pháp lý phù hợp, khuyến khích ĐTNN vào các nhành CNHT. Đối với Việt Nam, điểu này có ý nghĩa lớn, vừa góp phần mở rộng quy mô các ngành, hỗ trợ nâng cao năng lực cung cấp các linh kiện của các nhà đầu tư nội địa, vừa tạo điều kiện nâng cao trình độ công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Do vậy, Việt Nam cần xác định vai trò then chốt của nhà ĐTNN

68

trong quá trình phát triển ngành CNHT trong giai đoạn hiện nay. Chính phủ cần quan tâm hỗ trợ thông qua các chính sách chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, thuế và chính sách phát triển CNHT.

Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, có ngành công nghiệp sản xuất phát triển như vũ bão và đã trở thành thương hiệu chất lượng của thế giới.Nhật Bản có nhiều nét tương đồng về nền văn hóa với Việt Nam, đồng thời có khoảng cách địa lý không quá xa đối với Việt Nam so với các nước khác. Trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam và Nhật Bản, Chính phủ cần xác định Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng trong phát triển các ngành CNHT. Hiện nay, Nhật Bản đang phải đối mặt với mức chi phí cao, dân số già, trong khi Việt Nam có lợi thế về chi phí thấp, dân số trẻ, đây cũng là thời cơ thuận lợi để Việt Nam tranh thủ sự hợp tác của Nhật Bản trong phát triển CNHT.

Chính phủ cần có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc hỗ trợ mua bản quyền phát triển, tham gia sản xuất CNHT cho các ngành công nghiệp trọng điểm, đẩy mạnh cho thuê tài chính trong mua sắm máy móc, thiết bị. Tận dụng phân công lao động quốc tế để chuyển giao công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất, tạo việc làm phù hợp với trình độ của lao động Việt Nam, tạo cơ hội để Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng của chuỗi giá trị toàn cầu. Chú trọng phát triển đội ngũ nhân viên, hệ thống kho bãi, thông tin liên lạc, dịch vụ logistic nhằm đáp ứng kịp thời quá trình sản xuất của nhà đầu tư.

Xây dựng chiến lược về phát triển CNHT một cách toàn diện, lựa chọn CNHT theo đúng tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của khối doanh nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao, đóng vai trò quan trọng của ngành. Khuyến khích chuyển giao công nghệ để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho phù hợp. Ưu tiên phát triển một số ngành CNHT như cơ khí chế tạo; điện tử - tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; dệt may; gia dày; và các ngành CNHT cho phát triển công nghệ cao.

Trong quan điểm làm ăn với đối tác Nhật Bản, các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện Việt Nam cần có quan điểm phát triển lâu dài, trên cơ sở quan hệ đối tác tin cậy, hỗ trợ lẫn nhau. Các doanh nghiệp Nhật Bản sãn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành CNHT Việt Nam để có thể đáp ứng yêu cầu của họ. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhìn nhận, đánh giá đúng điểm mạnh, yếu của mình và

69

có thái độ trung thực khi làm ăn với đối tác Nhật Bản. Một khi đã xây dựng được lòng tin với các doanh nghiệp Nhật Bản thì các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng phát triển và có điều kiện được chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh cho quốc gia. CNHT là quan trọng, là cần thiết, song để đạt được hiệu quả cao thì cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho các ngành CNHT này.Ở Nhật Bản, nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng đưa công nghiệp nước này vươn lên hàng đầu thế giới. Chính vì thế, nhằm đạt được kết quả tối ưu, một mặt Chính phủ tăng cường thu hút ĐTNN cho phát triển CNHT, mặt khác cần tập trung giải quyết các vấn đề liên quan tới giáo dục đào tạo. Các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo nghề cần đổi mới chương trình đào tạo và phương thức giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động công nghiệp, tranh thủ nguồn lực giảng dạy từ các nhà máy, xí nghiệp của doanh nghiệp có vốn ĐTNN tham gia giảng dạy nhằm bổ sung kiến thức thực tế, gắn lý thuyết với thực tiễn…để tạo sự tương đồng trong phát triển.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam cơ hội, thách thức và giải pháp (Trang 74 - 76)