trong thời gian qua.
2.3.1. Những thành công đạt được trong hoạt động thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam vào Việt Nam
2.3.1.1. Hiệp định đã được ký kết
Mối quan hệ của Việt Nam – Nhật Bản ngày càng được củng cố nhờ sự quan tâm của Lãnh đạo hai Nhà nước thông qua một loạt các văn bản song phương, các Chương trình, Hiệp định đã được ký kết giữa hai bên. Mối quan hệ này ngày càng được mở rộng, sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước từng bước được nâng lên và có tác động trực tiếp đến dòng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam.
Bảng 2.9: Thống kê các Hiệp định, Thỏa thuận giữa Việt Nam – Nhật Bản liên quan tới đầu tƣ
Thời gian Hiệp định, Thỏa thuận giữa hai quốc gia
1/7/2013 Quyết định 1043/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược CNH –HĐH của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
12/2008 Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ được ký kết giữa các Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Kinh tế- Thương mại - Công nghiệp Nhật Bản (METI)
25/12/2008 Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt - Nhật (VJEPA) Từ 4/2003 Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản
- Giai đoạn I: Cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam (11/2003) - Giai đoạn II: 7/2006
- Giai đoạn III: 6/2008 - Giai đoạn IV: 7/2011 - Giai đoạn V: 7/2013
7/2004 Tuyên bố chung giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao “vươn tới tầm cao mới của mối quan hệ đối tác bền vững”
42
Như vậy, Việt Nam và Nhật Bản ngày càng gắn bó, thân thiết, tình hữu nghị được củng cố, tăng cường trên tinh thần tin cậy lẫn nhau. Năm 2013, hai bên cũng đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Hợp tác giữa hai quốc gia trải rộng trên tất cả các lĩnh vực và ngày càng đi vào chiều sâu, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế thương mại.
Khi sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản được khởi xướng từ tháng 4/2003, sự hợp tác đặc biệt của hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản ngày càng rõ rệt, tạo ra diễn đàn đối thoại về chính sách giữa các nhà đầu tư và kinh doanh thông thoáng, minh bạch tại Việt Nam. Trải qua 4 giai đoạn thực hiện, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam có sự tiến bộ vượt bậc. Giai đoạn 5 đang diễn ra với nhiều hứa hẹn tốt đẹp hơn.
Về hoạt động xúc tiến đầu tư, các chương trình xúc tiến đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam bao gồm chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức ở Nhật Bản để tổ chức các buổi hội thảo, các diễn đàn đầu tư trong và ngoài nước nhằm giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư thuộc các ngành, khu vực của Việt Nam. Cụ thể là:
- Hàng năm Việt Nam đều cử các đoàn xúc tiến đầu tư sang Nhật Bản để giới thiệu môi trường, cơ hội đầu tư và cập nhật tình hình đầu tư tại Việt Nam, cũng như đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp Nhật Bản để làm rõ hơn các thông tin có liên quan;
- Các Diễn đàn kinh tế Việt - Nhật thường xuyên được tổ chức nhằm giúp doanh nghiệp hai nước tìm hiểu rõ hơn về môi trường đầu tư, kinh doanh của đối tác.
2.3.1.2. Về môi trường đầu tư
Qua quá trình học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác và thực tiễn thu hút FDI của nước mình, cùng với sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản, môi trường đầu tư nói chung của Việt Nam đang ngày càng được cải thiện trên nhiều mặt. Báo cáo khảo sát hoạt động kinh doanh tại nước ngoài của các công ty Nhật Bản của JBIC năm 2008 đã cho thấy các lý do chủ yếu khiến các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn Việt Nam làm nơi đầu tư.
43
Biểu đồ 2.8: Các lý do lựa chọn thị trƣờng Việt Nam theo các công ty của Nhật
Nguồn: JBIC, 2008
Tại Việt Nam, yếu tố ổn định chính trị luôn là một thế mạnh của nước ta khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút FDI trên thế giới. Từ sau khi thống nhất đất nước và đặc biệt là sau đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Việt Nam luôn duy trì được nền hòa bình, ổn định chính trị vững vàng, các dân tộc luôn đoàn kết, nhất trí với các chủ trương, chính sách được đưa ra. Các doanh nghiệp luôn tạo được một môi trường an ninh tốt để kinh doanh. Chính vì vậy, nếu xét riêng các yếu tố tác động tới thu hút FDI vào nước ta, yếu tố ổn định chính trị có một vai trò không nhỏ đối với quyết định của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.3.1.3. Nguồn lao động dồi dào, chi phí thấp
Việt Nam hiện nay có khoảng 90 triệu dân và có được đội ngũ nguồn nhân lực khá dồi dào trong khu vực và trên thế giới. Trong số 90 triệu người dân thì Việt Nam có đến 61 triệu người ở độ tuổi lao động chính, chiếm gần 70% tổng dân số. Theo xu hướng phát triển của khoa học công nghệ cũng như xu hướng mới của FDI, liên quan tới nguồn lao động, ngoài sự sẵn có, chi phí thấp thì trình độ nguồn lao động cũng là một lợi thế của một quốc gia đang phát triển khi thu hút FDI vào nước
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Sự tập trung hoá của nền công nghiệp Cơ sở hạ tầng đã phát triển Nguyên vật liệu thô/linh kiện giá rẻ Chính sách thu hút FDI ổn định Quy mô hiện tại của thị trƣờng nội địa Tình hình xã hội/chính trị ổn định Ƣu đãi về thuế cho đầu tƣ Nguồn xuất khẩu sang Nhật Bản Khả năng sinh lợi của thị trƣờng nội địa Cơ sở để xuất khẩu sang nƣớc thứ ba Nguồn nhân lực có chất lƣợng Nguồn cung cấp cho công nghiệp lắp ráp Tiềm năng tăng trƣởng của thị trƣờng nội địa
Đa dạng hoá, phân tán rủi ro tới các nƣớc … Nguồn lao động giá rẻ
tỷ lệ %
44
mình. Trong tương lai, đào tạo chất lượng nguồn lao động dồi dào tại Việt Nam sẽ là yếu tố then chốt giúp tăng khả năng cạnh tranh thu hút FDI so với các quốc gia khác trong khu vực.
Thị trường Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng lớn. Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam không ngừng tăng lên, đặc biệt trong giai đoạn gần đây. Cụ thể là thu nhập bình quân đầu người năm 2013 của Việt Nam đạt 1750 USD/người, cao gấp 14,8 lần so với năm 1990 (118 USD/người) và cao gấp 2,09 lần so với năm 2007. Từ đó có thể thấy mức cầu của thị trường Việt Nam ngày càng lớn, đó là điều kiện để các công ty của Nhật đặt cơ sở vững chắc hơn tại Việt Nam sau khi tập trung vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Biểu đồ 2.9: Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam giai đoạn 2007-2013 (Đơn vị USD/người)
Nguồn: JBIC, 2008 2.3.1.4. Về cơ sở hạ tầng
Việt Nam cũng đã bắt đầu có những cải thiện về cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ…nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mới như Chân Mây, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, khu công nghệ cao như Láng Hoà Lạc bắt đầu hình thành, được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm và có ý định đầu tư.
Bản chất của FDI là đầu tư tư nhân và tìm kiếm lợi nhuận. Các doanh nghiệp FDI sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong một môi trường đầu tư có cơ sở hạ tầng thuận lợi, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, FDI hướng tới xuất khẩu lại
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 835.9 1024 1110 1160 1300 1540 1750
45
thích hợp với những địa điểm gần các cảng, sân bay, có hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế thuận lợi. Nhìn chung, tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đều ưu tiên những địa điểm đầu tư gần các thị trường, các trung tâm kinh tế lớn và khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng thông qua hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao.
Việt Nam hiện nay được các chuyên gia Nhật Bản đánh giá là có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phát triển theo hướng tích cực, mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng. Các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt chính yếu được đầu tư nâng cấp trong khi công tác quản lý, bảo trì cũng được chú trọng và đẩy mạnh.Hệ thống cảng hàng không từng bước được mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới và đáp ứng tốc độ tăng trưởng vận tải bình quân tăng trên 10%/năm.
Nhiều các công trình quan trọng cấp thiết như đường bộ cao tốc, đường vành đai đô thị, cảng hàng không quốc tế, cảng biển lớn…đã và đang được triển khai xây dựng. Hệ thống giao thông địa phương cũng đã được các tỉnh, thành phố quan tâm đầu tư đáp ứng tốt hơn nhu cầu thu hút FDI cũng như nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Hệ thống điện nước, giao thông thủy lợi, điện, khí viễn thông cũng đang được chú trọng thu hút, tăng cường vốn cho đầu tư và phát triển.
Các trường học, bệnh viện, cơ sở văn hóa, công trình công cộng, nhà ở, công trình bảo vệ môi trường…đang được xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và trái phiếu chính phủ.
Để quyết định địa bàn đầu tư thì việc cân nhắc của chủ đầu tư không thể thiếu các yếu tố trên. Việt Nam đang trở thành một quốc gia thuận lợi trong thu hút FDI từ các nước khác thông qua sự đổi mới của hệ thống cơ sở hạ tầng. Điều này được thể hiện thông qua sự thành công của Việt Nam trong quá trình thu hút FDI.
2.3.1.5. Về kết quả thu hút
Nói chung, Việt Nam đã có một chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng FDI, đặc biệt là trong lĩnh vực thu thút. Do đó, lượng vốn FDI của nhà ĐTNN nói chung và của nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng vào Việt Nam đã tăng đáng kể.
Năm 2009, vốn đăng ký đạt 23,1 tỷ USD, vốn thực hiện 10 tỷ USD; năm 2010 vốn đăng ký là 19,8 tỷ USD, vốn thực hiện là 11 tỷ USD; năm 2012 là 12 tỷ USD,
46
vốn thực hiện là 10,4 tỷ USD; năm 2013 vốn đăng ký là 21,5 tỷ USD, vốn thực hiện là 11,5 tỷ USD.
Bảng 2.10: Kết quả thu hút FDI năm 2009 – 2013(Đơn vị USD)
Năm Vốn đăng ký Vốn thực hiện Tỷ lệ (%)
2009 23,1 11 43,3
2010 19,8 11 55,6
2012 13,9 10,4 74,8
2013 21,5 11,5 53,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Như vậy, mặc dù vốn đăng kí có thay đổi tương đối lớn giữa các năm, nhưng cơ bản là vốn thực hiện từ năm 2009 đến nay là khá ổn định, xoay quanh 10,5-11 tỷ USD. Điều này thể hiện thu hút FDI của Việt Nam là khá tốt.
Riêng đối với nhà đầu tư Nhật Bản, theo thông tin từ Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) vừa công bố, trong các năm qua, tổng vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam đã tăng lên liên tiếp, Nhật Bản trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt là vốn mở rộng dự án đang hoạt động.
Vốn mở rộng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại thị trường Việt Nam tăng khá ấn tượng trong 3 năm qua. Theo JETRO, năm 2011 chỉ có 77 dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng với tổng số vốn là 589 triệu USD nhưng đã tăng lên 127 dự án và 1,22 tỷ USD năm 2012, rồi lên 125 dự án và 4,45 tỷ USD trong năm 2013.
Vốn đầu tư của Nhật Bản vào ngành công nghiệp hỗ trợ đang gia tăng cũng sẽ góp phần đáng kể làm tăng nguồn đầu tư từ quốc gia này. Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang đa dạng hóa kênh đầu tư vào Việt Nam, bao gồm đầu tư vào dự án mới, thông qua mua bán và sáp nhập (M&A) như các thương vụ Mizoho mua cổ phần của Vietcombank, Unich mua cổ phần các công ty đang hoạt động hiệu quả trong nhiều lĩnh vực ở Việt Nam. Dù còn quan ngại về một số yếu tố rủi ro của môi trường đầu tư ở Việt Nam như đã đề cập ở trên, song vẫn có tới 70% nhà đầu tư Nhật Bản sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Cũng do thị trường Việt Nam là thị trường tăng trưởng cao, doanh nghiệp có nhiều có hội để tăng doanh thu và xuất khẩu hàng hóa.
47
Đầu tư của Nhật Bản được thể hiện không chỉ ở số lượng dự án, số vốn đầu tư mà còn ở cách thức đầu tư nghiêm túc, bài bản và hiệu quả, hiếm có dự án nào của Nhật Bản xin cấp phép đầu tư rồi dừng lại. Hơn nữa, khi đầu tư có hiệu quả, Nhật tiếp tục bổ sung thêm vốn và mở rộng đầu tư cũng như kêu gọi các nhà đầu tư Nhật khác vào.
Một tín hiệu tốt về sự thành công trong hợp tác đầu tư của Nhật Bản và Việt Nam đó là Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai kế hoạch hành động cho 6 ngành được lựa chọn trong Chiến lược CNH – HĐH của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 gồm: chế biến nông, thủy sản; điện tử; ô tô và phụ tùng ô tô; máy nông nghiệp; công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng; đóng tàu. Hiện nay, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam cũng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm 87,5% (năm 2013). Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ phát triển 2 khu công nghiệp tại Hải Phòng và Bà Rịa- Vũng Tàu theo đề nghị của Việt Nam thông qua cung cấp kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ thu hút đầu tư từ Nhật Bản.
Nhật Bản cũng quyết định tăng cường hợp tác trong khuôn khổ thỏa thuận nhằm thúc đẩy phát triển và vận hành cơ sở hạ tầng tại Việt Nam như đường sắt, đường bộ, cảng biển, cảng hàng không trọng điểm, cấp thoát nước và phát triển tài nguyên nước trong khuôn khổ các bản ghi nhớ hợp tác giữa các cơ quan hữu quan của hai nước. Nhật Bản đã và đang không ngừng hỗ trợ ODA cho Việt Nam để xây dựng cơ sở hạ tầng và việc ODA được sử dụng như một bước đệm để kích thích đầu tư, thúc đầy hợp tác và hỗ trợ cho sự phát triển của Việt Nam.
Như vậy, Nhật Bản đang không ngừng nỗ lực tăng cường đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Tăng cường ở đây không chỉ thể hiện ở số lượng, quy mô dự án mà còn thể hiện ở chất lượng và kết quả cuối cùng của đầu tư. Đầu tư của Nhật Bản ngày càng mạnh mẽ và đi vào chiều sâu đối với nền kinh tế Việt Nam.
2.3.1.6. Tác động tích cực của FDI Nhật Bản đối với nền kinh tế Việt Nam
FDI của Nhật Bản đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển; giữ vị trí quan trọng trong việc tạo ra giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn xuất siêu (thặng dư) trong buôn bán với Nhật Bản. Năm 2011, nước ta xuất siêu 0,4
48
tỷ USD; sang năm 2012 con số này là 1,5 tỷ USD và 11 tháng năm 2013 là 1,8 tỷ USD, tăng 33% so với năm 2012.
Biểu đồ 2.10: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2007 - 2013. (Đơn vị: tỷ USD)
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là thị trường thương mại quan trọng của Việt Nam, chiếm tỉ trọng lên đến 10% trong tổng kịm ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với tất cả các thị trường trên thế giới. Tính đến tháng 11/2013, tổng kim