Việt Nam đã xây dựng được bộ máy quản lý và xúc tiến đầu ĐTNN từ Trung ương tới địa phương theo mô hình “một cửa” ở hầu hết các địa phương. Tuy nhiên, để mô hình này thực sự có hiệu quả, cần đúc rút các kinh nghiệm và thống nhất một thủ tục cấp phép đầu tư trong cả nước. Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý ĐTNN gắn liền với tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật, tiến đến cơ chế “một cửa liên thông” trong các thủ tục hành chính. Đồng thời, việc tiếp nhận và quản lý các dự án FDI phải đảm bảo tính minh bạch, nhất quán và thực thi nghiêm túc. Chính phủ cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý như cấp phép qua mạng, kê khai thuế, hải quan, báo cáo trực tuyến…các hoạt động đầu tư từ xa nhằm tinh giản bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, xã hội.
66
Thủ tục cấp phép và xử lý các giấy tờ đầu tư tại các địa phương hiện nay đang làm nản lòng các nhà đầu tư. Nhà nước cần xây dựng cơ chế đối thoại, tiếp xúc với nhà đầu tư qua kênh chính thức và bán chính thức, thường xuyên đối thoại giữa các cơ quan quản lý với nhà đầu tư để kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh do thủ tục hành chính gây ra. Cơ quan quản lý và xúc tiến đầu tư nước ngoài cần chủ động tổ chức các cuộc tọa đàm với doanh nghiệp FDI định kỳ để nắm bắt tình hình thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhằm tháo gỡ vướng mắc.Việc thành lập đường dây nóng là cần thiết để kịp thời giải quyết các kiến nghị của nhà đầu tư; xử lý nghiêm, công khai các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực, vô trách nhiệm của cán bộ, công chức.
Các cơ quan xúc tiến, cấp phép và quản lý sau cấp phép cần liên kết, quan tâm hỗ trợ các nhà đầu tư để quá trình triển khai dự án diễn ra thuận lợi. Trong quá trình thực hiện dự án, thường xuyên liên lạc với nhà đầu tư nhằm nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng cũng như những vướng mắc của nhà đầu tư. Về lâu dài, điều này sẽ tạo dựng lòng tin cho nhà đầu tư, đưa họ trở thành kênh tuyên truyền chính sách đầu tư cho cả nước, lôi kéo các nhà đầu tư khác đến, khuyến khích họ mạnh dạn mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Nhà nước cần tập trung hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút FDI. Ngoài ra, cần nâng cao năng lực quản lý hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài để phòng tránh hiện tượng doanh nghiệp FDI lợi dụng yếu kém trong quản lý để thu lợi bất hợp pháp như chuyển giá, trốn thuế…
Tập trung nghiên cứu xúc tiến đầu tư đối với các TNCs, MNCs với đối tác lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Để làm được điều này, Nhà nước cần quan tâm thành lập mạng lưới nghiên cứu về chiến lược, kế hoạch đầu tư mở rộng thị trường của các công ty. Ở cấp địa phương, Đà Nẵng đang được các nhà đầu tư đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất cả nước,Đà Nẵng chủ động lựa chọn đối tác lâu dài như Nhật Bản và đã mở văn phòng đại diện Đà Nẵng tại Tokyo, Nhật Bản. Mô hình này đã thực sự phát huy hiệu quả. Cần tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức, hiệp hội về đầu tư nước ngoài của Nhật Bản tại Việt Nam nhằm cung cấp thông tin cho chính quyền kịp thời, quảng bá với các nhà đầu tư Nhật Bản khác, thu xếp các chuyến đi khảo sát thực tế.
67
Tập trung xây dựng và thực thi chiến lược thu hút FDI hiệu quả và có chọn lọc nhằm đạt được kết quả toàn diện hơn. Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu và là cứ điểm quan trọng sinh ra lợi nhuận đối với các nhà đầu tư Nhật Bản tại khu vực ASEAN và châu Á. Bên cạnh việc nâng cao trình độ kỹ năng cho lực lượng lao động Việt Nam, không nên tiếp tục coi nhân công giá rẻ là một lợi thế để thu hút FDI. Việt Nam nên lựa chọn Nhật Bản là đối tác trọng điểm trong thu hút FDI. Đối với Nhật Bản, ngoài thu hút các dự án FDI lớn, cần chú trọng thu hút FDI của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây là lực lượng chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế Nhật Bản.
Nghiên cứu, xây dựng chiến lược thu hút các dự án công nghệ cao nhằm tăng giá trị sản lượng công nghiệp trong nền kinh tế. Chính sách thu hút đầu tư hướng đến các dự án chuyển giao công nghệ cần có những ưu đãi hấp dẫn nhằm tạo động lực đối với các nhà ĐTNN. Mạnh dạn loại bỏ các dự án có hiệu quả thấp hoặc chưa triển khai theo cam kết. Thực hiện thu hút có chọn lọc, từng bước nâng cao chất lượng FDI theo hướng phát triển bền vững.