Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam cơ hội, thách thức và giải pháp (Trang 65 - 68)

2.3.4.1. Môi trường kinh tế xã hội cơ bản chưa ổn định, còn nhiều bất cập

Tuy hệ thống cơ sở hạ tầng đã từng bước được hoàn thiện nhưng còn quá tải, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, hệ thống đường cao tốc chưa phát triển, năng lực các cảng biển, cảng hàng không quốc tế còn hạn chế trong khi dịch vụ logistic của các doanh nghiệp trong nước còn yếu kém, chi phí vận tải cao; các ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn còn chậm phát triển.

Nguồn lao động dồi dào nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp hơn nhiều so với khu vực. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế trong khi hệ thống giáo dục đào tạo, dạy nghề chậm được đổi mới và mất cân đối.

Hệ thống luật pháp, chính sách thu hút FDI còn chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và dễ thay đổi, làm nản lòng các nhà ĐTNN. Hiện nay, có nhiều dự án lớn, việc giải quyết vướng mắc thủ tục đầu tư cũng phải mất 2-3 năm doanh nghiệp mới khởi công được dự án. Nhiều nhà đầu tư và đối tác nước ngoài cho đây là một thách thức lớn với họ khi thực hiện dự án đầu tư.

59

Các chính sách ưu đãi đầu tư chưa phù hợp, chưa đủ hấp dẫn đối với những ngành, lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư; chưa có tính đột phá; thiếu linh hoạt; tồn tại nhiều danh mục , lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư khác nhau, thiếu nhất quán.

Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đầu tư chưa đẩy đủ, chưa đáp ứng nhu cầu CNH – HĐH và hội nhập.Quản lý nhà nước còn thiên về tiền kiểm, chưa chú trọng tới hậu kiểm, thiếu xử lý nghiêm minh.

2.3.4.2. Công tác phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư còn nhiều bất cập

Quy hoạch thu hút FDI còn chồng chéo, thiếu thống nhất, trong đó có các loại quy hoạch cơ bản như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội cho các vùng; quy hoạch về ngành, lĩnh vực; quy hoạch sử dụng đất, đô thị. Việc xây dựng và thực thi chiến lược, chính sách thu hút FDI, đặc biệt là dự án FDI có công nghệ cao, tiên tiến chưa thực sự gắn kết có hiệu quả với việc xây dựng và thực thi các chiến lược khác như chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chiến lược về khoa học công nghệ…thêm vào đó là việc thiếu quy hoạch tổng thể, sự phối hợp lỏng lẻo giữa các Bộ, ban ngành, địa phương làm cho việc thu hút FDI không đạt mục tiêu đề ra.

Cùng với quá trình đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương tiếp tục được thực thi. Song, công tác kiểm tra giám sát của cơ quan Nhà nước cấp trên bị buông lỏng, không ít địa phương quá nhấn mạnh vào thành tích thu hút FDI đã phạm luật.

Thực hiện vấn đề phân cấp đầu tư chưa phù hợp với tình hình thực tế. Phân cấp đầu tư còn đại trà, dàn đều, chưa tính đầy đủ đến đặc thù của địa phương về năng lực quản lý, trình độ cán bộ, quy mô của nền kinh tế địa phương. Do tính cạnh tranh trong thu hút FDI mà một số địa phương cấp phép cho các dự án tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng sử dụng và khai thác tràn lan tài nguyên thiên nhiên.

Quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư còn hạn chế, phương thức xúc tiến đầu tư (XTĐT) chưa được điều phối hiệu quả và thông suốt từ Trung ương tới địa phương. Thực hiện XTĐT một số ngành, lĩnh vực mà ta có nhu cầu lại chưa được quan tâm như giáo dục – đào tạo; dạy nghề; ý tế; dự án công nghệ cao.

60

2.3.4.3. Xuất phát từ khó khăn của nhà đầu tư Nhật Bản

Nhật Bản vốn hứng chịu những khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, GDP tăng trưởng hàng năm rất thấp, thậm chí có xu hướng giảm, điển hình như năm 2009, tỷ lệ này là -6,29%; năm 2010 là 4% và 2011 là 3,9%. Ngoài ra, quốc gia này còn thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là vụ sóng thần năm 2011 làm GDP giảm 5%. Điều này đã làm cho các nhà đầu tư Nhật Bản gặp khó khăn trong vấn đề đảm bảo nguồn vốn cũng như việc cân nhắc tính toán và lựa chọn địa bàn, đối tác đầu tư cho phù hợp. Số lượng dự án đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản cũng vì thế mà ảnh hưởng và có xu thế giảm.

61

CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

3.1.Định hƣớng thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam

Thứ nhất, tập trung thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, gắn với chuyển giao công nghệ. Nhật Bản được xác định là có thế mạnh về công nghệ, sản phẩm công nghệ của Nhật Bản có chất lượng cao, hàm lượng khoa học lớn, dẫn đầu thế giới về lĩnh vực sản xuất. Các dự án FDI của Nhật Bản thường kèm theo hoạt động chuyển giao công nghệ, đối với Việt Nam, chúng ta có thể thu hút công nghệ góp phần nâng cao trình độ công nghệ của mình. Tập trung xây dựng những công trình then chốt trong ngành công nghiệp nhằm cải thiện hạ tầng cơ sở thực hiện một phần thay thế nhập khẩu, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định xản suất, giảm giá đầu vào…Ưu tiên các ngành công nghiệp có mũi nhọn trong công nghệ, kỹ thuật mà Nhật Bản có lợi thế như: sản xuất máy công nghiệp, điện, điện tử, tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.

Thứ hai, khuyến khích các dự án đầu tư phát triển sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu trong các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu.

Thứ ba, chú trọng các dự án thuộc các ngành công nghệ dịch vụ có tỉ suất lợi nhuận cao như thông tin liên lạc, phần mềm, du lịch, khách sạn, sửa chữa tàu biển, dịch vụ sân bay…

Thứ tư,thu hút FDI của Nhật Bản nên chuyển hướng từ chiều rộng sang chiều sâu, từ thu hút các dự án thâm dụng lao động sang các dự án thâm dụng vốn.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam cơ hội, thách thức và giải pháp (Trang 65 - 68)