Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam cơ hội, thách thức và giải pháp (Trang 76 - 78)

Như đã nhận định từ trước, Việt Nam là quốc gia có lợi thế về lao động giá rẻ, dồi dào. Tuy nhiên, với sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ, máy móc và chuyển giao công nghệ thì việc thay thế lao động thủ công là tất yếu, nhiều lao động sẽ không tìm được việc làm. Nhà đầu tư sẽ không còn mặn mà với lao động tay nghề thấp. Hơn nữa, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam chủ yếu là các ngành thâm dụng lao động nhằm tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, lực lượng lao động chính là nhân tố tích cực góp phần thu hút FDI của Nhật Bản. Việt Nam cần hoàn thiện, củng cố hệ thống các chính sách nâng cao chất lượng cho người lao động như các vấn đề an sinh xã hội và chất lượng giáo dục.

Thứ nhất, Việt Nam cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo tay nghề, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện thu nhập. Phần lớn, trình độ, chuyên môn những người lao động còn hạn chế, kỹ thuật lao động không cao, chất lượng thấp. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, đặc biệt là sự phát triển của khoa học công nghệ thì việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất ngày càng trở nên phổ biến và tất yếu tại tất cả các quốc gia. Hiện nay, ở Việt Nam, giá trị của dòng vốn FDI vào công nghiệp khai thác các sản phẩm cơ chế theo truyền thống vẫn còn tập trung nhiều vào các ngành như gia dày, may mặc, thủy sản…Việc thay

70

thế lao động thủ công bằng máy móc trong các ngành này cũng không thể tránh khỏi khi các chủ đầu tư thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng của người lao động là một trong những nhân tố nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Thứ hai, cần tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác từ chủ đầu tư và các công ty đa quốc gia thông qua việc xây dựng các khung chính sách hiệu quả hoặc chuyển giao công nghệ và xây dựng nguồn nhân lực đồng thời có chính sách tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ học vấn, tiếp tục phát huy các chính sách ưu đãi đối với học sinh, sinh viên. Gắn trách nhiệm của nhà đầu tư với công tác đào tạo nhằm kết hợp lý luận với thực tế cơ sở làm việc.Nhà trường chủ động mời các giảng viên là các doanh nghiệp thuộc ngành nghề giảng dạy, đồng thời tổ chức cho học sinh sinh viên tham quan, thực tập tại nhà máy, xí nghiệp.

Chuyển hướng tư duy đào tạo cái thị trường cần chứ không đào tạo cái mình có. Đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI. Điều này bắt nguồn từ chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với công tác giảng dạy và đào tạo của các trường đại học như các khoản hỗ trợ về thu nhập giảng viên, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thông tin về thị trường người lao động…Chính phủ Việt Nam cần đầu tư phát triển các trung tâm R&D, trung tâm nghiên cứu, dự báo về nguồn nhân lực cấp quốc gia và địa phương, là cầu nối với các công ty nước ngoài về nhu cầu nhân công của doanh nghiệp. Tăng cường xuất khẩu lao động cũng là một giải pháp hữu hiệu nhằm đào tạo nguồn nhân lực qua thực tế.

Thứ ba, tích cực thực hiện sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản để tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản nhằm phát triển CNHT của Việt Nam. Đối với các nhà đầu tư Nhật Bản, Chính phủ cần tập trung đào tạo nguồn lao động và kỹ thuật tay nghề cao trong lĩnh vực chế tác, đồng thời có chương trình đào tạo tiếng Nhật cơ bản và đào tạo tác phong làm việc công nghiệp cho đội ngũ lao động. Trong quá trình phát triển nguồn nhân lực, cần có chương trình hỗ trợ các đơn vị đào tạo nhân lực trong nước cũng như của Nhật Bản.

Thời gian qua, hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp FDI còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, sự vi phạm của pháp luật Việt Nam không phải là hiếm có, trong khi họ vẫn qua mặt được các nhà thực thi pháp luật Việt

71

Nam.Bởi vậy, cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp FDI. Muốn vậy, cần phải đào tạo, xây dựng được đội ngũ kiểm tra, kiểm soát đủ trình độ năng lực và phẩm chất; trang bị các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để phát hiện những sai phạm, tạo cơ sở để xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp FDI vi phạm pháp luật hiện hành của doanh nghiệp Việt Nam.

Chính sách tốt luôn là động lực để các doanh nghiệp FDI hoạt động và phát triển. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với các doanh nghiệp thông qua cơ chế chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho chính doanh nghiệp mình như giảm thuế cho các đơn vị nếu họ tự đào tạo được nguồn lực kỹ thuật, miễn thuế đối với những hàng hóa, trang thiết bị mà doanh nghiệp nhập khẩu phục vụ vì mục đích đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, tăng cường cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, thúc đẩy, cải thiện mối quan hệ giữa nhà đầu tư nước ngoài và các cơ sở đào tạo, trường đại học. Khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động, hỗ trợ người lao động cải thiện đời sống ngày một tốt hơn. Kết quả điều tra của JETRO năm 2011 cho thấy, yếu tố nhân công và con người Việt Nam được đánh giá cao, tuy nhiên Việt Nam chưa tận dụng được lợi thế này nhằm thu hút FDI. Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công thấp thì trong thời gian gần đây, lợi thế này đang giảm dần vì thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính vì vậy, trong chiến lược trung và dài hạn, cần tập trung xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi của các chủ đầu tư. Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái Lan trong thu hút FDI. Ngoài những lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh về vị trí địa lý hay nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng luôn là một đòi hỏi mà các nhà đầu tư hướng tới. Muốn vậy, chất lượng giáo dục được đề cao, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục cũng là nhân tố không nhỏ góp phần vào mục tiêu này.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam cơ hội, thách thức và giải pháp (Trang 76 - 78)