Những hạn chế, khó khăn của Việt Nam trong hoạt động thu hút

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam cơ hội, thách thức và giải pháp (Trang 58 - 65)

2.3.3. Những hạn chế, khó khăn của Việt Nam trong hoạt động thu hút FDI của Nhật Bản Nhật Bản

2.3.3.1. Cơ sở hạ tầng còn nhiều nút thắt

So với nhiều quốc gia khác trong khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Inđônêsia thì ngoài Ấn Độ, Việt Nam bị đa số các nhà đầu tư của Nhật cho rằng có chất lượng cơ sở hạ tầng yếu kém hơn cả.

52

Biểu đồ 2.11: Các nƣớc cần cải thiện nhiều hơn nữa cơ sở hạ tầng theo tỷ lệ % đồng ý của nhà đầu tƣ Nhật Bản.

Nguồn: JBIC, 2008

Cơ sở hạ tầng là một trong những điểm yếu kém nhất của Việt Nam gây ra tâm lý ngần ngại đối với các nhà đầu tư Nhật Bản. Đây là yếu tố hạn chế lớn thứ hai của môi trường đầu tư Việt Nam, sau yếu tố về chi phí lao động tăng. Theo khảo sát, 43% các nhà đầu tư cho rằng đây là vấn đề lớn còn tồn tại ở Việt Nam. Nổi cộm hiện nay có vấn đề về giao thông vận tải, điện, nước sạch. Trong đó, các nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng 78% hệ thống đường bộ, 60% hệ thống điện, 37% hệ thống cung cấp nước sạch và 45% hệ thống cảng biển, cảng sông của Việt Nam cần được nâng cấp, sửa chữa.

Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ các yếu tố của cơ sở hạ tầng cần đƣợc cải thiện ở Việt Nam theo ý kiến của các nhà đầu tƣ Nhật Bản

Nguồn: JBIC, 2008 0 10 20 30 40 50 60

Nga Trung Quốc Inđônêxia Việt Nam Ấn Độ

23% 26% 37% 43% 52% 0 20 40 60 80

Đƣờng Điện Nƣớc sạch Thông tin

liên lạc Đƣờng sắt Cảng Sân bay 78% 60% 37% 28% 28% 45% 13%

53

Ví dụ như hệ thống đường giao thông ở khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện đang cần được nâng cấp, mở rộng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển và xuất khẩu hàng hoá trong khu vực đang tăng nhanh, cụ thể là đường 51 nối hệ thống cảng ở khu vực Cái Mép - Thị Vải tới các khu công nghiệp và các đô thị trong toàn vùng; đường 965; cầu và đường liên cảng nối hệ thống cảng nước sâu ở Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) với quốc lộ 51 đang là mối quan ngại lớn cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu mà chủ yếu là cơ sở FDI. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu điện dẫn tới cắt điện luân phiên, cắt điện không theo lịch khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn không nhỏ trong việc điều hành và hoàn thành kế hoạch sản xuất.

Trung bình nhà đầu tư nước ngoài bị cắt điện 25 giờ một tháng, trong khi đó các doanh nghiệp trong nước bị cắt điện 50 giờ.Năm 2010, các công ty Nhật Bản tại Việt Nam đã xem vấn đề trên là một trong những vấn đề nghiêm trọng.Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các khu công nghiệp (KCN) thuộc quyền sở hữu của các nhà đầu tư Nhật Bản phải tiết kiệm điện, sau đó điện vẫn bị cắt 4 – 5 lần/tháng. Theo một số công ty Nhật Bản, trong một số trường hợp, ban quản lý các KCN cắt điện mà không báo trước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động và kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp và làm tăng chi phí ngoài dự tính. Nhiều công ty Nhật Bản phải sử dụng máy nổ riêng trong trường hợp cắt điện nên không gặp khó khăn trong trường hợp mất điện xảy ra, KCN có máy phát điện nhưng chi phí giá điện đắt gấp đôi giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nên chí phí sản xuất tăng lên rất nhiều.

2.3.3.2. Nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực còn chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập. Hiện nay, ở Việt Nam, cung lao động có kỹ năng thấp hơn cầu về lao động loại này. Chính vì vậy, lao động có tay nghề thấp chiếm đa số trong lực lượng lao động và đang mất dần lợi thế so sánh của mình so với các quốc gia khác. Các nhà đầu tư trở nên không mặn mà với những đối tượng này, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và nền kinh tế có nhiều bất ổn như hiện nay. Trong khi đó, nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của các dự án FDI chất lượng cao của các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là các dự án FDI vào lĩnh vực dịch vụ và công nghệ.

Ngoài ra, theo đánh giá của JETRO, Việt Nam còn một số vấn đề còn tồn tại và khó khắc phục trong thời gian dài.

54

Biểu đồ 2.13: Các vấn đề tồn tại chủ yếu tại Việt Nam theo ý kiến của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tƣ ở Việt Nam.

Nguồn: JBIC, 2008

Năng suất lao động quá thấp dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng không cao.

0 10 20 30 40 50

Hệ thống thuế phức tạp Tăng thuế Bảo hộ sở hữu trí tuệ chưa đầy đủ Việc thực thi hệ thống thuế còn chưa rõ ràng Khó khăn trong huy động vốn Thủ tục cấp phép đầu tư phức tạp Những hạn chế đối với thủ tục hải quan Những hạn chế về ngoại tệ, chuyển tiền ra nước

ngoài

Cạnh tranh gay gắt với các công ty khác Tiền tệ/giá cả thiếu ổn định Những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài Việc thực thi hệ thống pháp luật chưa rõ ràng Khó khăn trong việc đảm bảo đội ngũ cán bộ kỹ

thuật

Các ngành CNPT tại địa phương kém phát triển Hệ thống pháp luật chưa phát triển đầy đủ Các vấn đề về lao động Khó khăn trong việc đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý Cơ sở hạ tầng còn kém phát triển Chi phí lao động tăng lên

tỷ lệ %

55 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.14: Năng suất lao động ở Việt Nam và một số nƣớc

(đơn vị: USD/người)

Nguồn: JBIC, 2008

Như đã đề cập ở phần trên, nguồn nhân lực chính là yếu tố mà nhà đầu tư Nhật Bản đang hết sức quan tâm. Nhưng lao động của Việt Nam nói chung phần lớn có tiền công thấp, chất lượng thấp cả về trình độ chuyên môn, ý thức tập thể, tính sáng tạo, tác phong chuyên nghiệp…do đó khó đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và các nhà ĐTNN nói chung.

Bảng 2.12: Xếp hạng chỉ số nguồn nhân lực của Việt Nam so với các nƣớc

STT Quốc gia Giáo dục đại học,

đào tạo

Sáng kiến, sáng tạo

Năng lực cạnh tranh toàn cầu

1 Singapore 2/144 8/144 2/144 2 Malaysia 39 25 25 3 Brunei 57 59 28 4 Trung Quốc 62 33 29 5 Thái Lan 60 68 38 6 Indonesia 73 39 50 7 Philipine 64 97 65 8 Việt Nam 96 81 75 9 Campuchia 111 67 85

Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 -2013

75.505

49.015

15.417

5.651 3.512

1.801 singapore hàn quốc malaisia thái lan trung quốc việt nam

Năng sut lao đng Vit Nam và

56

2.3.3.3. Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn thiếu và yếu, không đáp ứng được yêu cầu của các nhà sản xuất Nhật Bản

Tỷ lệ nội địa hoá của các nhà sản xuất Nhật Bản tại Việt Nam mới chỉ đạt 22,6%, trong khi ở Malaixia và Thái Lan tỷ lệ này là 45% hoặc cao hơn. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), khi thực hiện cuộc khảo sát hơn 80 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, có tới 32 doanh nghiệp cho rằng việc cung ứng nguyên vật liệu và các hoạt động kinh tế phụ trợ của Việt Nam rất kém. Các doanh nghiệp FDI rất muốn phối hợp với các nhà cung cấp trong nước để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nhưng rất khó có thể tìm được nhà cung cấp thích hợp.

Trong sản xuất công nghiệp phụ trợ(CNPT), trình độ chuyên môn hoá và khả năng đáp ứng các yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm của nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn rất thấp. Các doanh nghiệp trong nước chỉ đủ khả năng cung cấp các sản phẩm phụ hoặc linh kiện thô sơ nhất như: bao bì, thùng carton… Do đó, doanh nghiệp FDI bắt buộc phải nhập linh kiện, phụ tùng từ nước ngoài để phục vụ cho quá trình sản xuất, khiến cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng. Vậy sự yếu kém của ngành CNPT không những là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhập siêu tăng cao mà còn làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam. Công nghiệp phụ trợ thực sự là vấn đề nan giải của Việt Nam hiện nay. Các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là Nhật Bản đã khuyến cáo Việt Nam cần sớm phát triển ngành này để tạo vị thế cao hơn trong cạnh tranh thu hút đầu tư trong khu vực và quốc tế.

2.3.3.4. Về môi trường đầu tư

Nhìn chung, Việt Nam có một môi trường chính trị ổn định, không có sự mất trật tự, an ninh, an toàn xã hội. Công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng khởi sướng đã tạo được sự tin tưởng của nhân dân. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng hoành hành, chiến dịch chống tham nhũng tuy đã được chú ý nhưng kết quả còn quá khiêm tốn và hiện tượng này ngày càng phổ biến và bị phản ánh nhiều bởi các doanh nghiệp FDI tai Việt Nam. Hành vi nhũng nhiễu các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam gắn với cả 3 công đoạn của quá trình đầu tư là xin cấp phép đầu tư; triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng; lắp ráp điện nước và vận hành dự án. Chính điều này đã làm giảm lòng

57

tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, với các nhà ĐTNN và sẽ còn giảm trầm trọng nếu như tình trạng này không được giải quyết triệt để.

Bảng 2.13: Chỉ số cảm nhận tham nhũng ở Việt Nam

Năm Thứ hạng Số nƣớc điều tra

2007 123 180 2008 121 180 2009 120 180 2010 116 178 2011 112 183 2012 123 176

Nguồn: Số liệu của tổ chức Minh bạch quốc tế

Về vấn đề luật pháp chính sách của Việt Nam, mặc dù đã được cải thiện đáng kể, thông thoáng hơn nhưng vẫn còn nhiều bất cập.Các thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiều thủ tục giấy tờ gây khó khăn cho doanh nghiệp FDI. Mặc dù hiện nay, Việt Nam đã cải cách hành chính theo nguyên tắc “một cửa” nhưng vẫn còn nhiều “khóa”. Mặt khác, Việt Nam lại có nhiều chính sách dễ thay đổi, làm nản lòng nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản khi văn hóa và nguyên tắc của họ là sự ổn định, lâu dài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ sở hạ tầng mặc dù đã được quan tâm đầu tư phát triển nhưng kết quả hiện nay của Việt Nam vẫn nằm ở cuối bảng trong khối ASEAN, tốc độ trung bình của giao thông Việt Nam thuộc loại nhóm chậm nhất, nhưng số vụ tai nạn giao thông lại nhiều nhất trên thế giới. Điều này ảnh hưởng xấu tới chi phí vận chuyển trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, do đó ảnh hưởng xấu tới thu hút và sử dụng FDI.

2.3.3.5. Kết quả thu hút và sử dụng

Mặc dù Nhật Bản đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam, song các dự án đầu tư của Nhật Bản lại tập trung phần lớn vào các ngành công nghiệp, tương xứng với trình độ và thế mạnh của Nhật Bản trong khi Việt Nam có thế mạnh và tăng cường thu hút FDI vào ngành nông, lâm, ngư nghiệp còn hạn chế (chiếm 0,39% tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản). Ngoài ra, không chỉ riêng nhà đầu tư Nhật Bản mà có rất nhiều các nhà đầu khác cũng có xu hướng đầu tư các dự án vào các

58

tỉnh, thành phố có cơ sở hạ tầng tốt, nền tảng tốt nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí đầu tư. Chính điều này đã gây ra sự mất cân đối vùng miền.

Những điều kiện ưu đãi, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp FDI đã được Việt Nam chú ý thực hiện, nhưng còn sự thiếu thống nhất giữa các vùng, địa phương. Có địa phương vì mục đích cục bộ đã bằng mọi cách thu hút FDI vào địa phương mình, nên đã có những quy định quá ưu đãi, như hạ thấp thậm chí cho miễn một số thời gian nào đó với các loại thuế đối với doanh nghiệp FDI mà chưa có những ưu đãi để thu hút FDI vào những ngành, lĩnh vực ưu tiên.

Khi đã đạt được kết quả thu hút FDI vào địa phương mình xong thì công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp FDI còn yếu. Chính sự kiểm tra, thanh tra lỏng lẻo mà hiện nay, trong số 100 khu công nghiệp ở Việt Nam, có tới 88% các doanh nghiệp đang vi phạm các quy định về môi trường, thuế. Các doanh nghiệp FDI còn thực hiện việc chuyển giá, bỏ trốn, xù nợ ngày càng phổ biến. Từ quá trình giá cả yếu tố đầu vào, đầu ra đều không khớp, họ khai khống, nâng giá đầu vào tạo thành giá ảo, hiện tượng “lỗ giả, lãi thật” nhằm tránh đánh thuế nhập khẩu, thuế thu nhập nhằm thu lợi nhuận cao, làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam cơ hội, thách thức và giải pháp (Trang 58 - 65)