Nguyên nhân của những thành công đạt được

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam cơ hội, thách thức và giải pháp (Trang 57 - 58)

2.3.2.1. Đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế

Kể từ khi đất nước bước vào giai đoạn đổi mới (năm 1986), Đảng đã chủ trương đưa ra đường lối, chính sách nhằm tăng cường hội nhập quốc tế. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng cho việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật Đầu tư) năm 1987; các văn kiện Đại hội và các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ đã trở thành định hướng quan trọng thu hút FDI qua các giai đoạn phát triển.

Hoạt động đối ngoại nói chung và hội nhập quốc tế nói riêng đã khẳng định Việt Nam thực sự mở cửa hợp tác kinh tế theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa quốc tế, trong đó có khuyến khích FDI, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc Việt Nam ký nhiều hiệp định đối tác với Nhật Bản, Hoa Kỳ…,gia nhập WTO với những cam kết bảo đảm đầu tư, mở cửa thị trường thì dòng FDI vào Việt Nam gia tăng rõ rệt.

2.3.2.2. Môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện

Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan tới đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, nhất là về FDI không ngừng được cải thiện theo hướng nâng cao sức cạnh tranh trong thu hút FDI, tạo điều kiện để các dự án FDI hoạt động hiệu quả, qua đó đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987, sửa đổi bổ sung vào năm 1990, 1992 để mở rộng thêm hình thức liên doanh, khuyến khích đầu tư thay thế hàng nhập khẩu và được nâng lên thành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 để mở rộng địa bàn, lĩnh vực và điều chỉnh ưu đãi đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực, hướng vào các lĩnh vực trọng điểm để thực hiện CNH – HĐH, khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước. Luật Đầu tư 2005 đã thống nhất Luật Đầu tư nước ngoài với Luật Khuyến khích đầu tư trong nước thành luật chung, tạo môi trường thống nhất, bình đẳng, minh bạch giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, mở thêm nhiều kênh mới để thu hút FDI phù hợp với yêu cầu và thông lệ quốc tế.

Hệ thống cơ sở hạ tầng – xã hội từng bước được cải thiện; cải cách hành chính được triển khai nhằm loại bỏ các thủ tục phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt

51

động kinh doanh, giảm chi phí của doanh nghiệp, tạo một cơ sở, nền tảng tốt, môi trường ổn định cho nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam.

2.3.2.3. Phân cấp quản lý nhà nước về FDI ngày càng hiệu quả, hiệu lực quản lý từng bước được nâng cao

Các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng kinh tế, các quy hoạch về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành và sản phẩm chủ yếu…từng bước được xây dựng và phê duyệt là cơ sở quan trọng để xây dựng Danh mục các dự án gọi vốn FDI và tổ chức xúc tiến đầu tư.

Việc phân cấp đầu tư được triển khai mạnh phù hợp với xu thế phi tập trung hóa với quy mô ngày càng phát triển của khu vực FDI và nâng cao tính năng động, sáng tạo của các ngành, địa phương.

Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã quan tâm nhiều đến việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án FDI thông qua tháo gỡ các vướng mắc của các dự án liên quan tới cấp đất, cấp giấy phép xây dựng, thuế, thủ tục thông quan…sự phối hợp, kết hợp giữa các địa phương được chú trọng nhiều hơn. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các dự án FDI được thực hiện chặt chẽ hơn từ khâu tiền kiểm đến khâu hậu kiểm. Nhiều dự án vi phạm quy định đầu tư, gây ô nhiễm môi trường cũng đã bị xử phạt hành chính và đình chỉ hoạt động.

Công tác xúc tiến đầu tư ngày càng được cải tiến, tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp ở trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Một số văn phòng xúc tiến đầu tư của các tỉnh, thành phố lớn ở Việt Nam đã được tổ chức tại Nhật Bản (thành phố Đà Nẵng). Các chuyến thăm và làm việc cấp cao của Thủ tướng hai

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam cơ hội, thách thức và giải pháp (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)