Nhân tố thuộc về Nhật Bản

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam cơ hội, thách thức và giải pháp (Trang 25 - 26)

Nhật bản là một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử, từ một quốc gia nghèo khổ ở Đông Á, từ một nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai nhưng Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục đất nước và trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Đó chính là sự phát triển “thần kỳ” mà thế giới phải ngưỡng mộ.Đến nay, tuy tốc độ phát triển có chậm lại, nhưng Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế giới (sau Mỹ và Trung Quốc). Nhờ có cán cân thương mại dư thừa, lượng dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nhằm tối đa hóa lợi nhuận lượng dư thừa này, Nhật Bản đã tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ra các nước khác để tìm kiếm thị trường, tìm kiếm tài nguyên và tìm kiếm hiệu quả kinh tế.

Nhật Bản được biết đến là quốc gia nghèo nàn về tài nguyên nhưng có hệ thống công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, nguồn nhân lực chất lượng cao và có nhiều tiềm năng. Nhật Bản thúc đẩy đầu tư ra bên ngoài nhằm mục đích có được tài nguyên không sẵn có cũng như tìm kiếm lao động giá rẻ tại nước tiếp nhận đầu tư. Với sự sẵn có về công nghệ, Nhật Bản dễ dàng áp dụng công nghệ với trình độ đội

19

ngũ lao động phù hợp tại nước tiếp nhận đầu tư. Yếu tố chi phí đóng vai trò hết sức quan trọng.

Trong xu hướng mở rộng hợp tác, thông qua FDI, Nhật Bản có thể góp phần nâng cao uy tín chính trị, vị thế của quốc gia mình trên trường quốc tế. Hiện nay, Nhật Bản đang có mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam thông quan quan hệ hợp tác với khối ASEAN.

Việc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) là một cột mốc quan trọng nâng tầm quan hệ hợp tác toàn diện ASEAN – Nhật Bản; đồng thời thể hiện được thiện chí hợp tác của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Nhật Bản nhằm xây dựng quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Đông Á. Hiệp định này chính là động lực thúc đẩy đầu tư, thương mại giữa Nhật Bản và ASEAN đồng thời tạo ra thị trường to lớn và hiệu quả cũng như sự ràng cuộc về kinh tế giữa Nhật Bản và ASEAN.

Nhật Bản là quốc gia luôn theo đuổi chính sách “coi trọng ASEAN”. Quan hệ đối ngoại của ASEAN và Nhật Bản tiếp tục được mở rộng và đi vào chiều sâu thông qua các khuôn khổ ASEAN +1 (ASEAN + Nhật Bản); ASEAN +3 (ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc); ASEAN +6(ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand ). Hiện tại, các quốc gia trong khối ASEAN + 6 chiếm khoảng 1/3 tổng lượng thương mại và GDP toàn cầu. Dự tính, Hiệp định về đối tác kinh tế toàn diện ASEAN (RCEP) bao trùm 16 quốc gia này sẽ trở thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với tổng số dân khoảng 50% dân số thế giới và GDP chiếm tổng khoảng 30% GDP thế giới, bên cạnh WTO.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam cơ hội, thách thức và giải pháp (Trang 25 - 26)