Nhân tố thuộc về Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam cơ hội, thách thức và giải pháp (Trang 26 - 29)

1.3.3.1. Nguồn nhân lực

Các công ty mở rộng đầu tư ra nước ngoài luôn tìm kiếm cách cắt giảm chi phí đầu vào để tối đa hóa lợi nhuận. Giá cả của lao động là một trong các yếu tố có tác động lớn đến lợi ích của các công ty nội địa và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chi phí lao động là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và xác định được dòng vốn FDI.

Hiện nay, quốc gia nào có đội ngũ lao động chất lượng càng tốt sẽ càng thu hút thêm được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài. Và đây cũng là xu hướng mới của FDI hiện nay.FDI vào các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ

20

ngày càng cao thay thế dần FDI vào các ngành công nghiệp khai thác. Các ngành sử dụng lao động nhiều vẫn chiếm lợi thế tuyệt đối trong thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài.

Với dân số hơn 90 triệu dân, Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và chất lượng ngày càng được nâng cao. Với bản chất cần cù, thông minh và sáng tạo, thể hệ trẻ của Việt Nam là nguồn lực quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Năm 2013, cả nước có 412 trường Đại học, Cao đẳng, số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên chiếm tỉ trọng lớn. Có thể thấy, lực lượng lao động ở Việt Nam hiện nay đã được quan tâm đào đạo, nâng cao tay nghề và dần trở nên có trình độ hơn. Đó cũng là yếu tố cơ bản để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và tin tưởng khi đầu tư vào Việt Nam.

1.3.3.2. Cơ sở hạ tầng

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay, việc cơ sở hạ tầng không có và thiếu hiệu quả có nghĩa là không chỉ chi phí giao dịch tăng cao đối với các công ty đang tồn tại và còn là một rào cản đối với các doanh nghiệp mới. Cơ sở hạ tầng tốt được thể hiện ở một số tiêu chí như chất lượng và số ki lô mét đường bộ đường thủy, đường sắt, số lượng cảng biển, sân bay…Phát triển cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng đối với việc mở rộng thu hút FDI vì cơ sở hạ tầng đầy đủ giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên và thị trường tiềm năng. Sự sẵn có và độ tin cậy của dịch vụ viễn thông, hệ thống giao thông đường bộ, đường không phát triển, dịch vụ cung cấp điện, nước đáng tin cậy có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với lợi nhuận của các công ty nước ngoài trong việc thu hút FDI.

Việt Nam là quốc gia có cơ sở hạ tầng xã hội tốt với hệ thống dịch vụ ngân hàng viễn thông, trường học, bệnh viện, các công trình dịch vụ công cộng phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đối với bạn bè quốc tế khi đầu tư làm ăn tại Việt Nam.

Nằm ở vị trí chiến lược trong khu vực, Việt Nam là cửa ngõ quan trọng nối liền với các nước ASEAN và thế giới bằng hệ thống đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Hệ thống cảng biển nước sâu rộng khắp có thể cập cảng những tàu du lịch, tàu hàng hải có trọng tải lớn. Đây cũng là điều kiện cực kỳ thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, nhất là vận tải biển và đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng trong thu hút FDI của các nhà đầu tư nước ngoài.

21

1.3.3.3. Sự ổn định về chính trị

Yếu tố ổn định chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với mọi hoạt động kinh tế của quốc gia trong đó có FDI. Sự phát triển của một quốc gia và đặc biệt là dòng chảy của vốn đầu tư nước ngoài vào một quốc gia có thể bị gián đoạn bởi bất ổn chính trị và khủng hoảng chính trị dù là tiềm ẩn hay rõ ràng, là nội bộ hoặc bên ngoài. Nếu không có điều kiện chính trị ổn định, cho dù môi trường kinh tế có thể rất thuận lợi, nỗ lực của một quốc gia nhằm ra một môi trường hiếu khách hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể không hiệu quả.Các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng tránh đầu tư vào các khu vực có xung đột, tranh chấp nội địa hoặc quốc tế. Một trong các lý do đơn giản là vì rủi ro cho các khoản vốn khổng lồ của họ đầu tư vào là quá cao so với lợi nhuận kỳ vọng nhận về từ vụ đầu tư đó. Trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư còn có thể phải mạo hiểm cả tính mạng nếu tiếp tục đầu tư vào những môi trường có bất ổn chính trị như vậy.Bất ổn chính trị có thể trì hoãn vốn đầu tư nước ngoài cho đến khi các tín hiệu phục hồi kinh tế tích cực hoặc khủng hoảng đã lùi xa.

Việt Nam là quốc gia được đánh giá là nước giữ được ổn định chính trị, phát triển các khu vực tư nhân năng động, tích cực tham gia kinh tế quốc tế, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, gỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài. Theo khảo sát của JETRO về các địa điểm đầu tư, có hơn 70% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động ở Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư trong những năm tới.

1.3.3.4. Cơ chế chính sách

Đối với quốc gia đi đầu tư, họ không chỉ quan tâm tới vấn đề nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, vấn đề chính trị…mà một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua đó là cơ chế chính sách của nước tiếp nhận đầu tư.

Bất kể một quốc gia nào muốn thu hút FDI thì cần có hệ thống chính sách rành mạch, rõ ràng, hấp dẫn, minh bạch để thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư khác nhau. Điều này càng làm tăng sự tin cậy đối với chủ đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI giữa các nước rất gay gắt.

Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa và thu hút FDI cho tới nay, Việt Nam coi trọng và sử dụng công cụ này như là giải pháp cơ bản để thu hút FDI. Nhìn chung, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư thời gian qua đã phát huy tốt vai trò định

22

hướng thu hút FDI, góp phần quan trọng dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các chính sách hấp dẫn thu hút đầu tư được ban hành, sửa đổi trở nên thông thoáng và minh bạch hơn.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản vào việt nam cơ hội, thách thức và giải pháp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)