Kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè kim tuyên để chế biến chè OLong tại phú thọ (Trang 63 - 97)

điểm số đánh giá tương đương nhau dao động từ (3,7 điểm đến 4,2 điểm)

* Màu nước:

Công thức phun Abakanec 4.0 EC cho điểm số về màu nước cao hơn các công thức còn lại (4,4 điểm), trong đó công thức phun Tung Gadin 3.6 EC chỉ đạt số điểm về màu nước(3,9 điểm) chênh lệch so với công thức phun Abakanec 4.0 EC (0,5 điểm), còn lại công thức phun Sokonec 3.6 EC và công thức đối chứng có điểm số tương nhau dao động trong khoảng từ (4,0 điểm đến 4,2 điểm).

* Hương, vị:

Hương, vị của chè quyết định phần lớn cho chất lượng sản phẩm chè Olong, như vậy khi tác động phun thuốc bảo vệ thực vật sinh học gồm các loại thuốc khác nhau để phòng trừ một số sâu hại chính trên chè không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm chè Olong. Điểm số đánh giá chất lượng chè cho 4 công thức biến động không nhiều, điểm số chênh lệch giữa các công thức từ (0,2 điểm - 0,3 điểm).

Nhận xét:

Như vậy khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ sinh học để phòng trừ rầy xanh, nhện đỏ, bọ cánh tơ không làm ảnh hưởng đến chất lượng thử nếm cảm quan sản phẩm chè Olong, sản phẩm chè được chế biến đạt yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, ngoại hình và không có mùi lạ.

3.2.6. Kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong chè Kim Tuyên. Kim Tuyên.

Sau khi tiến hành phun các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học trên chè Kim Tuyên để đánh giá hiệu lực của thuốc đối với các đối tượng sâu hại chính

như: Rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ sau đó lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc trong các mẫu chè thành phẩm. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 3.12.

Bảng 3.12: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong chè thành phẩm. Dư lượng trong sản phẩm chè thí nghiệm (ppm) Tên hoạt chất Phun

nước lã Tung Gadin 3.6 EC Sokonec 3.6 EC Abakanec 4.0 EC Cartap KPH KPH KPH KPH Matrine KPH KPH KPH KPH

Petrolium spray oil KPH KPH KPH KPH

Diafenthidron KPH KPH KPH KPH Imidacloprit KPH KPH KPH KPH Acetamiprit KPH KPH KPH KPH Etofenprox KPH KPH KPH KPH Thiamethoxam KPH KPH KPH KPH Acetamiprid KPH KPH KPH KPH Chlopyrifos KPH KPH KPH KPH

(Nguồn: Phòng phân tích-Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía bắc)

Ghi chú: KPH Không phát hiện.

Kết quả phân tích thể hiện trong bảng 3.12 cho thấy các chỉ tiêu dư lượng hóa chất ở các mẫu chè thành phẩm trong thí nghiệm đều thấp dưới ngưỡng phát hiện theo phương pháp AOAC-1997. Nguyên nhân là do trong thí nghiệm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Như vậy: Việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ một số sâu hại chính trên chè là hoàn toàn phù hợp trong sản xuất chè an toàn theo hướng VietGAP hiện nay

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận:

* Khi bón 15 tấn phân hữu cơ kết hợp với 5 tấn phân gà hoặc 1 tấn đậu tương cho chè Kim Tuyên cho thấy chiều cao cây, rộng tán thấp hơn bón phân theo quy trình nhưng rút ngắn được thời gian trung bình giữa các lứa hái từ (6-8 ngày) và làm giảm mức độ nhiễm sâu hại tự nhiên (rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ), đồng thời làm tăng mật độ búp từ (5,8 búp-15,3 búp/m2) và tăng năng suất từ (0,6-0,8 tấn/ha).

* Bón 15 tấn phân chuồng + 5 tấn phân gà làm cho chè Kim Tuyên cho chất lượng chè tốt hơn (điểm thử nếm cảm quan 16,84 điểm cao hơn các CT còn lại). Hiệu quả kinh tế đạt (57.700.000 đồng/ha) cao hơn so với hơn bón theo quy trình (26.895.000đ/ha).

* Cả 3 loại thuốc BVTV sinh học đều có hiệu lực trong phòng trừ rầy xanh, bọ cánh tơ và nhện đỏ gây hại trên giống chè Kim Tuyên:

- Đối với rầy xanh thuốc Abakanec 4.0 EC có hiệu lực cao nhất (89,94%) cao hơn thuốc Sokonec 3.6 EC (13,3%) và thuốc Tung Gadin 3.6 EC là (17,24%).

- Đối với bọ cánh tơ thuốc Abakanec 4.0 EC có hiệu lực cao nhanh nhất nhưng lại giảm nhanh (hiệu lực 3 ngày sau phun đạt 87,67%, tới 7 ngày sau phun giảm 22,44% còn 65,23%). Ngược lại thuốc Tung Gadin 3.6 EC và thuốc Sokonec 3.6 EC phát huy hiệu lực chậm nhưng hiệu lực kéo dài (thuốc Tung Gadin 3.6 EC có hiệu lực từ 36,9% sau 3 ngày tăng lên đến 67,33% sau 7 ngày; Thuốc Sokonec 3.6 EC có hiệu lực từ 45,97% sau 3 ngày tăng lên đến 76,83% sau 7 ngày phun).

- Đối với nhện đỏ thuốc Sokonec 3.6 EC có hiệu lực cao hơn từ (5,23%-13,57%) và thời gian hiệu lực kéo dài hơn 2 loại thuốc còn lại.

* Sử dụng 3 loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học để phòng trừ sâu hại không phát hiện dư lượng và không làm ảnh hưởng đến chất lượng thử nếm cảm quan của sản phẩm chè Olong.

2. Đề nghị:

Trong quy trình sản xuất chè Kim Tuyên để chế biến chè Olong, đề nghị: Áp dụng bón phân theo công thức 15 tấn phân hữu cơ/ha + 5 tấn phân gà/ha. Khuyến cáo sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học như (Tung Gadin 3.6 EC, Sokonec 3.6 EC và Abakanec 4.0 EC) trong phòng trừ Rầy xanh, nhện đỏ, bọ cánh tơ gây hại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƯỚC

1. Nguyễn Thị Ngọc Bình và cs (2013), Nghiên cứu lựa chọn sử dụng một số loại thuốc trừ sâu thảo mộc trong phòng trừ các loại sâu nhện hại chính trên chè tại Ba Vì hà Nội, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Bộ NN&PTNT số tháng 3+4/2013, tr65-69. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Hoàng Anh Cung, Sử dụng thuốc hợp lý để bảo vệ cây trồng và ít độc hại cho môi sinh. Bảo vệ thực vật, Giáo trình cao học nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1992.

3. Nguyễn Ngọc Châu, Vũ Tứ Mỹ, Lại Phú Hoàng, Ngô Xuân Tờng (1999). Hiệu lực gâybệnh của các chủng Steinernema sp.TK10 and Heterorhabditis sp.TK3 đối với sâu hại cây trồng Việt Nam. Tạp chí Sinh học 21(2B): 104-113.

4. Đỗ Văn Chương. Chè ô long và kỹ thuật sản xuất. Người làm chè số 28 tháng 5/2004.

5. Đỗ Thị Gấm1, 2, Nguyễn Thị Thu1, Nguyễn Văn Thao1, Đinh Văn Đức3, Hà Việt Hải 4, Đào Văn Toàn 5, Triệu Văn Vân 5. Đề tài: “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng một số chế phẩm có nguồn gốc sinh học trong canh tác chè, cà phê, hồ tiêu theo hướng phát triển bền vững tại Tây Nguyên” (Mã số TN3/C01).

6. Đào Văn Hoằng (2013), Ứng dụng của hóa học xanh cho nông nghiệp bền vững, tạp chí Công nghiệp hóa chất số 9/2011

7. Phan Thanh Huyền và cs (2011), “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Mg và Bo đến năng suất và chất lượng chè ở Thái Nguyên”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 8/2011 tr. 36-40.

8. Hiệp hội chè Việt Nam, Định hướng phát triển sản xuất chè giai đoạn 2010-2015.

9. Giáo trình Cây công nghiệp (1996), NXB nông nghiệp.

10. Đỗ Văn Ngọc, Trịnh Văn Loan. Các biến đổi hoá sinh trong quá trình chế biến và bảo quản Chè. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2008.

11.Đỗ Văn Ngọc và cộng sự (2010). Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống, xây dựng quy trình quản lý tổng hợp nhằm phát triển chè an toàn phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.

12.Đỗ Văn Ngọc và CS (2005). Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống, xây dựng quy trình quản lý tổng hợp nhằm phát triển chè an toàn phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.

13.Nguyễn Trần Oánh, Hóa Bảo vệ thực vật, Giáo trình cao học nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1997.

14. Nguyễn Khắc Tiến (1970), Bọ xít muỗi hại chè, Tạp chí Khoa học kỹ thuật. 15.Nguyễn Văn Thiệp (2000), Nghiên cứu cơ sở khoa học phòng trừ rầy xanh và bọ trĩ hại chè ở Phú Thọ. Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam.

16.Http://baigiang.violet.vn/present/show?entry_id=3609620

TÀI LIỆU THAM KHẢO NGOÀI NƯỚC

17. Lin Xinjiong, Guo Zhuan, Zhou Qinghui, Zhang Wenjin (1991). Effect of Fertilizing on the Yield and Quality of Oolong Tea.Journal of Tea Science- China, 1991-02.

18. Kvaraxkhêlia T.K: Aculôva T.A, Kantaria G.I, Mgaloblisnili (1966)

Nghề trồng chè ở Maxcova.

19.K.Soytong (1989). Antagonism of Cheatomim cupreum Pyrialaria Oryzae: a. Case study tobio control of a rice blast diseare. Thai Phytopathology 9: 28-33.

20. K.Soytong (1991). Specirs of Cheatomiumin Thai lan soil; Thai Phytopathology: 86-94.

21.K.Soytong and Kanchalika Rantana cherdchai (2005). Application of mycofungicide to control late blight of Potato. Journal of Agricutural Technology 1: 19-32.

22.Tu Lian Jian, Li Xiufeng, Zhan Quanning, Wu Zhongxing, Lin Xiaoduan, Wu Conghui, Sun Zhonghuan, Chen Xuebo (2006). Effect of Utilizing Organic Fertilizer on Oolong Tea Output and Quality. Tea Science and Technology - China, 2006-02.

23. RUAN Jian-yun, WU Xun (2003). Productivity and Quality Response of Tea to Balanced Nutrient Management Including K and Mg. Journal of Tea Science - China, 2003-S1.

24. Ruan Jianyun, Wu Xun, Hardter R (1997). Effects of Potassium and Magnesium on the Yield and Quality of Oolong Tea. Journal of Tea Science- China, 1997-01.

25. ZHANG Wen jin, YANG Ru xin, CHEN Chang song, ZHANG Ying gen (2000). Effect of fertilizer on productivity and quality of Tie Guanyin Oolong tea. Fujian Journal of Agicultural Science - China, 2000-3.

26. Conmittee scienci and technology for VietNam (1994), Posibilities for intergrated pest mangament in VietNam tea cultivation, Wagennigen, March.

PHỤ LỤC

Phụ lục1:Quy trình sản xuất chè Olong từ nguyên liệu giống chè Kim Tuyên

(Quy trình TBKT ban hành kèm theo QĐ số 462/QĐ/QĐ-TT-CCN, ngày 08/11/2010 của Cục trưởng cục Trồng trọt)

I. Quy trình trồng trọt 1.1. Giống chè (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giống chè Kim Tuyên nhập nội, trồng bằng cành giâm, cây cao từ 22- 25cm trở lên có 6-8 lá thật, đường kính gốc từ 4- 5 mm trở lên, lá chè to dày xanh đậm bóng, không có nụ hoa.

1.2. Điều kiện đất đai, khí hậu, thời vụ trồng và kỹ thuật chăm sóc

1.2.1. Đất đai.

- Đất có tầng dày 50 cm trở lên, kết cấu tơi xốp - Độ pH từ 4- 6, tỷ lệ mùn tổng số 2% trở lên.

1.2.2. Khí hậu

-Nhiệt độ không khí trung bình năm 18- 23 0C - Độ ẩm > 80 %

- Lượng mưa hàng năm trên 1200mm

1.2.3. Thời vụ

- Trồng vào các tháng 8-9 hàng năm - Mật độ trồng từ 1,8- 2,4 vạn cây/ ha

1.2.4. Kỹ thuật chăm sóc

1.2.4.1. Trồng giặm

Trồng giặm cây con ngay từ năm đầu, lấy cây con trồng giặm cùng tuổi, thời gian trồng giặm vào tháng 1- 2 khi có mưa, đất đủ độ ẩm

1.2.4.2. Bón phân

Bón lót khi trồng 25- 30 tấn phân chuồng/ ha và P2O5 100- 150kg/ ha, trộn phân vào đất trồng. Bón phân cho chè KTCB theo quy trình (200kg

NPK/ha theo tỷ lệ 3:1:2, bón 4 lần/ năm). Hàng năm bón NPK cho chè kinh doanh theo tỷ lệ 3:1:2 (30 N/ 1 tấn sản phẩm + 500kg đậu tương khô ngâm ủ/ha)

1.2.4.3. Phòng trừ cỏ dại.

Xới cỏ đảm bảo sạch cỏ quanh năm trên hàng chè, xới gốc vụ xuân vào tháng 1-2 và vụ thu từ tháng 8- 9

1.2.4.4. Phòng trừ sâu bệnh.

Phòng trừ sâu bệnh hại chè bằng phương pháp tổng hợp, phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hóa học nhằm đạt sản lượng chất lượng nguyên liệu cao nhất đảm bảo an toàn thực phẩm

1.2.4.5. Đốn chè

Đốn chè Kiến thiết cơ bản.

Đốn lần 1: Khi chè 2 tuổi đốn thân chính cách mặt đất 12- 15 cm, đốn cành cách mặt đất 30- 35 cm.

Đốn lần 2: Khi chè 3 tuổi, đốn cành chính cách mặt đất 30- 35 cm đốn cành tán cách mặt đất 40- 45cm

Thực hiện quy trình đốn 3 năm

- Năm thứ nhất đốn cách mặt đất 50- 55 cm - Năm thứ hai đốn cách mặt đất 60-65cm - Năm thứ ba đốn cách mặt đất 70-75 cm - Năm thứ tư quay trở lại đốn cách 50- 55cm

1.2.4.6. Hái chè và bảo quản

Hái chè: Nguyên liệu để chế biến chè Ô long là búp chè 2-3 lá trên cành 5- 7 lá thời gian sinh trưởng từ 35 đến 40 ngày (tùy theo từng thời vụ)

Bảo quản: Chè hái cho vào sọt cứng không được lèn chặt, tránh giập nát ôi ngốt không nên đựng chè trong bao tải, chè để nơi râm mát.

Chè Olong được sản xuất trên các thiết bị chuyên dùng công suất 500kg/ ngày, theo quy trình công nghệ sau

Nguyên liệu  Phơi nắng và hong héo  Héo mát và quay hương  Diệt men  Vò  sấy lần 1 Hồi ẩm trong phòng mát  Gia nhiệt, cuốn cầu và tạo hình Sấy khô  Phân loại  Đóng gói và bảo quản chè Olong. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1 Nguyên liệu

Nguyên liệu để chế biến chè Olong phải có hương thơm, lá dày và dai, giống chè Kim Tuyên thuộc biến chủng Trung Quốc lá nhỏ. Hái búp chè tôm 2 - 3 lá trên cành 5- 7 lá thời gian sinh trưởng từ 35 đến 40 ngày (tùy theo từng thời vụ), đựng vào giỏ cứng mỗi sọt chứa từ 8 - 10 kg búp tươi, khối chè phải tơi xốp, không được lèn chặt, tránh giập nát ôi ngốt, không dư lượng thuốc trừ sâu, không nên hái chè vào những ngày mưa, hái chè vào 2 thời vụ xuân và thu

Nguyên liệu chè sau khi hái khoảng 2 giờ phải đưa ngay về nơi chế biến

2.2. Phơi nắng và hong héo

Nguyên liệu chè sau khi hái về đem phơi nắng trên nong hoặc vải bạt với chiều dày lớp chè từ 2 - 3 cm (2 kg/ m2 ) trong thời gian 15- 20 phút tuỳ thuộc vào mức độ nắng, nếu nhiệt độ ngoài trời > 400C thì phải có lưới che để giảm bớt cường độ. Trong thời gian phơi nắng cần đảo rũ 1- 2 lần, khi thấy búp chè mất đi sự nhẵn bóng tạo thành những gợn sóng, mùi thơm tỏa ra thi kết thúc phơi nắng. Sau khi phơi nắng đưa chè vào bóng râm để nguội, tiếp tục hong héo trong thời gian 25 - 30 phút.

2.3. Héo mát, quay hương và lên men chè

Sau khi chè được hong héo đã nguội cho chè lên nong, lượng chè 1,5 – 2 kg/ nong, xếp lên giá héo đưa vào phòng lạnh ở nhiệt độ 22 - 240C để làm héo và lên men. Cứ sau 2 giờ làm héo thì quay hương một lần, tổng số 3 lần quay

hương. Sau quay hương khoảng 1 giờ thì đảo rũ nhẹ nhàng một lần. Quay hương chủ yếu để làm giập tế bào lá chè tạo điều kiện lên men tốt hơn. Quay hương với tốc độ 20 vòng/phút. Thời gian quay hương lần một từ 1 - 2 phút, lần 2 từ 2 - 3 phút, lần 3 từ 3 - 4 phút. Sau khi quay hương lần 1 bắt đầu xuất hiện hương thơm chè Olong và cần tăng chiều dày lớp chè lên 10 - 15 cm. Sau khi quay hương lần 3 lá chè trở nên mềm dẻo đã có hương thơm chè Olong. Thời gian héo mát và lên men khoảng 6- 8 giờ, khi đó rìa lá chè bắt đầu lên men có màu nâu nhạt cần phải đem đi diệt men ngay.

2.4. Diệt men

Diệt men trong máy CM103 (Đài loan) ở nhiệt độ càì đặt từ 280- 3000C lượng chè cho vào từ 10 - 12 kg/một mẻ thời gian diệt men từ 6 - 7 phút. Chè diệt men xong phải chín đều mềm dẻo có mùi thơm mạnh.

2.5. Vò chè

Vò chè để làm giập tế bào lá chè và làm xoăn chè sơ bộ trong máy vò chuông, mỗi mẻ khoảng 8- 10 kg chè diệt men tuỳ thuộc từng loại máy. Thời gian vò từ 3- 5 phút, độ giập tế bào đạt từ 15- 20%.

2.6. Sấy lần 1

Chè sau khi vò đưa đi sấy sơ bộ nhiệt độ 90- 1000C để gia nhiệt, thời gian sấy 5- 7 phút, thủy phần còn lại 40- 45%.

2.7. Hồi ẩm trong phòng mát

Sau khi sấy sơ bộ rải chè lên nong độ dày 10- 12 cm, đưa đi hồi ẩm trong phòng mát ở nhiệt độ 22- 240C, thời gian hồi ẩm 6- 8 giờ. Trong quá trình hồi ẩm, mùi hăng ngái được giảm dần, các carotenoid chuyển hóa thành những aldehyd thơm

2.8. Cuốn cầu và tạo hình

Chè sau khi hồi ẩm trong phòng mát, đưa đi gia nhiệt ở nhiệt độ 80- 850C

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè kim tuyên để chế biến chè OLong tại phú thọ (Trang 63 - 97)