Hiện nay trên thế giới, chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại được thương mại hóa nhiều hơn, chế phẩm sinh học được sản xuất nhiều nhất là chế phẩm Bt. Drake và Smith (1963) đã sản xuất công nghiệp chế phẩm này ở Mỹ với môi trường chứa 6-10% chất dinh dưỡng (môi trường gồm 6,8% bột mỳ, 0,64% sachroza, 1,94% casetin, 4,7% cao ngô, 0,6% nấm men và 0,6% đệm photphat) dịch lên men cuối cùng đạt 14 x 109 bào tử/ml. Bonnefoi (1960) đã dùng môi trường có 0,6 – 1,0% (axit amin), 1 – 2% đường, các khoáng vi lượng calcium, Zn, Mg. Sản phẩm được làm khô và trộn với chất mang để tạo chế phẩm bột.
Khi sản xuất chế phẩm sinh học cần phải lựa chọn môi trường thích hợp cung cấp cacbon hữu cơ để tổng hợp năng lượng, cung cấp nito để tổng hợp Protein, vitamin cùng một số muối khoáng và dinh dưỡng; mục đích là để tạo ra lượng lớn bào tử nấm đối kháng. Ở Israen, người ta dùng cám lúa mì
hoặc than bùn để làm chất phụ gia để làm chất phụ gia cho việc sản xuất chế phẩm, còn ở Pháp người ta dùng hạt yến mạch và agar. Ở Ấn Độ người ta lại dùng các loại phế liệu nông sản như vỏ quả cây cà phê. Ở Đài Loan dùng vỏ trấu làm môi trường sản xuất chế phẩm phòng trừ nấm sinh học.
Một trong những nước nghiên cứu nhiều về phương pháp sản xuất chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng là Liên Xô cũ, người ta đã dùng các nguyên liệu khác nhau làm chế phẩm sinh học Trichodermin. Có thể dùng 4 loại môi trường khác nhau:
1)Trichodermin 1 được sản xuất trên môi trường dinh dưỡng giàu chất đạm và tinh bột như hạt mì, đại mạch, ngô và agar.
2)Trichodermin 2 được sản xuất trên môi trường rơm, cỏ được nghiền nhỏ. 3)Trichodermin 3 được nhân trên than bùn đã được sấy khô và khử độc. 4)Trichodermin 4 được sản xuất theo phương pháp lên men chìm.
Năm 1978 khi nghiên cứu về các loài sâu Anisoplia austriaca, nhà khoa học người Nga I.I Metchnikov đã phát hiện thấy một loài nấm có bào tử màu lục có thể gây chết hàng loạt côn trùng. Lúc đó ông đặt tên cho loài nấm này là Entomophthora anisopliae. Về sau này kiểm tra lại, người ta xếp chúng vào giống Metarrhyzium.
Ở Thái Lan từ năm 1989 đã phân lập từ đất được các loài nấm
Chaetomium được sử dụng như tác nhân kiểm soát sinh học tiềm năng để phòng trừ nấm bệnh hại cây trồng [19] [20] [21].
Dulmage (1970) xác định chất lượng của chế phẩm sinh học phụ thuộc vào môi trường đặc biệt là chủng giống. Nếu tìm được các chủng giống có hoạt tính đối kháng cao, sẽ có chế phẩm tốt hơn.
Theo Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật về Việt Nam [26] thì biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học đã được sử dụng ở một số nước trên thế giới, hiện nay biện pháp này là một trong những hướng đi mới trong trong việc phòng trừ sâu hại cây trồng, với phương châm làm giảm trực tiếp tập đoàn sâu và bệnh hại bằng việc sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc từ thảo mộc, từ vi sinh vật như: Thuốc trừ sâu thảo mộc, thuốc trừ sâu vi sinh, chất dẫn dụ, chất xua đuổi...
Và mới đây Mỹ cho ra thị trường sản phẩm trừ nấm sinh học
Trichoderma, được sản xuất dưới dạng bột và dạng nước, đó là các chế phẩm được sản xuất từ các công nghệ công nghiệp, tiên tiến, công nghệ lên men chìm sục khí.