Tình hình nghiên cứu trong nước về thuốc bảo vệ thực vật sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè kim tuyên để chế biến chè OLong tại phú thọ (Trang 27)

Tác giả Nguyễn Văn thiệp (2000)[15]đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại chè gồm các kỹ thuật về sinh học và nông học.

Kết quả khảo nghiệm trên diện rộng cho thấy thuốc trừ sâu sinh học Sokupi có hiệu lực phòng trừ rầy xanh, bọ cánh tơ và nhện đỏ trên chè (Nguyễn Thị Ngọc Bình, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Thu Thủy, và Vũ Ngọc Tú, 2013)[1].

Về nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học trong bảo vệ thực vật từ năm 1971-1974, Viện Bảo vệ thực vật tiến hành đầu tiên việc đánh giá hiệu lực của chế phẩm Bt nhập nội như: Entobacterin, Biotrol, Bacillus sertype 1, Thuricide, Thuringin 150M đối với sâu tơ P. Xylostella, P. Guttata, C. Medinalis, O. Furnacaris, M. Testulalis, M. Separata, S. Litura.

Kết quả nghiên cứu phát triển và ứng dụng một số chế phẩm có nguồn gốc sinh học trong canh tác chè, cà phê, hồ tiêu theo hướng phát triển bền vững tại Tây Nguyên cho kết luận:

- Thuốc trừ sâu Anisaf SH-01 nồng độ 1% có tác dụng trừ rầy xanh hại chè tương đối tốt với hiệu lực là 64,14% và khi so sánh với các công thức thí nghiệm bố trí cùng thì thấy: hiệu lực trừ rầy xanh của thuốc Anisaf SH-01 cao hơn thuốc sinh học Bio Azadi 0,3 SL (hiệu lực là 58,65%) và thấp hơn thuốc hóa học Alfathrin 5 EC (hiệu lực là 77,47%) và thuốc Mikitin 3,6 EC (hiệu lực là 71,62%).

- Thuốc trừ sâu Anisaf SH-01 nồng độ 1% có hiệu quả diệt trừ nhện đỏ nâu hại chè cao nhất trong các công thức thí nghiệm với hiệu lực là 70,39%. Đến ngày thứ 21 sau phun, thuốc trừ sâu Anisaf SH-01 vẫn giữ được hiệu lực diệt trừ là 55,51% và vẫn cao hơn hiệu lực của các thuốc sinh học trong thí nghiệm.

- Thuốc trừ sâu Anisaf SH-01 nồng độ 1% cũng có tác dụng diệt trừ bọ xít muỗi hại chè cao nhất trong các công thức thí nghiệm với hiệu lực là 70,08 % và sau 21 sau phun thuốc hiệu lực diệt trừ vẫn là 58,44%.

- Thuốc trừ sâu Anisaf SH-01 nồng độ 1% có hiệu lực diệt trừ bọ cánh tơ hại chè là 60,55% và khi so sánh với các công thức thí nghiệm bố trí cùng thì thấy: hiệu lực diệt trừ Bọ cánh tơ của thuốc Anisaf SH-01 cao hơn một chút so với thuốc sinh học Bio Azadi 0,3 SL (hiệu lực là 57,94%%) và thấp hơn thuốc hóa học Alfathrin 5 EC (hiệu lực là 66,84%) và thuốc Mikitin 3,6 EC (hiệu lực là 65,78%) (Đỗ Thị Gấm và CS, 2013)[5].

Kết quả thử nghiệm hiệu lực phòng trừ 5 loại sâu hại ngoài đồng ruộng trên một số loại cây trồng đều đạt 50% - 87,5%. Với kết quả bước đầu này cho thấy: thuốc sinh học tuyến trùng cho phòng trừ sinh học sâu hại cây trồng là một hướng khoa học công nghệ mới ở Việt Nam. Tuy nhiên để thuốc sinh học này nhanh chóng đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững cần phải tiếp tục đầu tư nghiên cứu về mặt công nghệ để giảm giá thành sản phẩm (Nguyễn Ngọc Châu và CTV, 2003)[3].

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là giống chè Kim Tuyên, tuổi 4.

2.2 Vật liệu nghiên cứu

- Phân hữu cơ: Phân trâu, bò ủ hoai mục (30% phân trâu, bò+ 70% rác). - Phân gà (ủ hoai mục).

- Hạt đậu tương nghiền, ngâm:

- Thuốc sinh học Tung Gadin 3.6 EC (Hoạt chất Abamectin 3,6%+phụ gia 96,4%).

- Thuốc sinh học Sokonec 3.6 EC (Hoạt chất Karanjin 3,6%). - Thuốc sinh học Abakanec 4.0 EC (Hoạt chất Abamectin 4%).

2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

-Thời gian nghiên cứu:2013-2014

- Địa điểm nghiên cứu: Xã Phú Hộ - thị xã Phú Thọ-tỉnh Phú Thọ.

2.4. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng (thành phần sinh hóa, thử nếm cảm quan chè thành phẩm), sâu bệnh hại của giống chè Kim Tuyên và hiệu quả kinh tế.

- Nghiên cứu hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến một số loài sâu hại chè chính, chất lượng sản phẩm (sinh hóa, chè thành phẩm).

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1: Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến sản xuất chè Kim Tuyên để chế biến chè Olong.

Công thức thí nghiệm

CT1: 30 tấn phân trâu, bò + NPK (3:1:1) 200N/ha, theo quy trình(Đ/C).

CT2: 15 tấn phân trâu, bò + 5 tấn phân gà/ha.

CT3: 15 tấn phân trâu, bò + 1tấn đậu tương ngâm/ha.

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 200m2, không kể dải bảo vệ.

Sơ đồ thí nghiệm:

Kỹ thuật áp dụng:

- Phân hữu cơ, đào rạch bón, bón vào tháng 12- tháng 1 năm trước; vùi lẫn cành, lá chè sau đốn.

- Phân NPK đào rạch bón, bón 4 đợt/năm: đợt 1 30% (tháng 2), đợt 2 30% (tháng 5), đợt 3 25% (tháng 7), đợt 4 15% (tháng 9)

- Phân gà, đào rạch bón, bón 2 đợt/năm: đợt 1: 50% (tháng 2), đợt 2 50% (tháng 7)

- Đậu tương nghiền, ngâm: Hạt đậu tương khô nghiền nhỏ cho vào thùng hoặc bể chứa, sau đó cho nước ngập đậu tương và đậy kín; thời gian ngâm ủ: 40- 60 ngày. Tưới vào tháng 2 (50%), tháng 8 (50%), trước khi thu hái 30- 45 ngày.

Dải bảo vệ 2m

I CT1 CT2 CT3

II CT3 CT1 CT2

III CT2 CT3 CT1

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong sản xuất chè Kim Tuyên để chế biến chè Olong.

Công thức thí nghiệm

CT1: Sử dụng nước lã (Đ/C) CT2: Tung Gadin 3.6 EC. CT3: Sokonec 3.6 EC. CT4: Abakanec 4.0 EC.

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 4 công thức với 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 100m2, không kể dải bảo vệ.

Sơ đồ thí nghiệm:

Kỹ thuật áp dụng

- Thời điểm phun thuốc sinh học: khi mật độ sâu hại đến ngưỡng phòng trừ. Cụ thể:

Rầy xanh 5 con/khay; nhện đỏ 2-4 con trên lá; Bọ cánh tơ 1-2 con/búp; bọ xít muỗi > 10% tỷ lệ búp bị hại). Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

- Lượng nước thuốc 400-600 lít nước thuốc/ha.

- Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu theo tiêu chuẩn nghành TCN: 10-TCN-216-2003 Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các loại phân bón đối với nông sản cây trồng và phẩm chất nông sản.

Dải bảo vệ 2m

I CT4 CT1 CT3 CT2

II CT3 CT4 CT2 CT1

III CT2 CT3 CT1 CT4

2.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.

2.6.1. Các chỉ tiêu theo dõi nội dung 1.

- Sinh trưởng: Chiều cao cây, độ rộng tán, số lứa hái, thời gian trung bình của 1 lứa hái.

- Năng suất: Mật độ búp, chiều dài búp, khối lượng búp, năng suất. - Chất lượng: Hàm lượng tanin, chất hòa tan, axt amin, đường khử, hợp chất thơm, thử nếm cảm quan.

- Sâu bệnh hại: Rầy xanh, nhện đỏ, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi. - Hiệu quả kinh tế: Chi phí và thu nhập.

2.6.2. Các chỉ tiêu theo dõi nội dung 2.

- Sâu hại: Mật độ rầy xanh, nhện đỏ, bọ cánh tơ trước phun 1 ngày; sau phun 3, 5, 7 ngày.

- Hiệu lực của thuốc.

- Chất lượng sản phẩm: Hàm lượng tanin, chất hòa tan, axt amin, đường khử, hợp chất thơm, thử nếm cảm quan.

2.6.3. Phương pháp theo dõi

*) Chiều cao cây (cm): theo dõi theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Mỗi điểm theo dõi cố định 3 cây. Chiều cao cây được đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng.

*) Độ rộng tán (cm): theo dõi theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Mỗi điểm theo dõi cố định 3 cây. Độ rộng tán được đo theo 2 chiều vuông góc nhau.

*) Số lứa hái (lứa): đếm tổng số lứa hái trong năm.

*) Thời gian trung bình của một lứa hái (ngày/lứa): tính trung bình thời gian giữa 2 lứa hái của tất cả các lứa hái trong năm.

+ Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất theo dõi theo từng lứa hái trong năm:

*) Mật độ búp(búp/m2): theo dõi theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Mỗi điểm theo dõi cố định ở 3 vị trí khác nhau. Sử dụng khung mật độ 25 x 25cmlàm công cụ theo dõi.

*) Khối lượng búp (g/búp): theo dõi theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Mỗi điểm hái 100g. Chỉ hái những búp theo yêu cầu của các thí nghiệm. Toàn bộ lượng búp ở các điểm trộn đều với nhau, cân 100g, đếm tổng số búp có trong 100g đó. Khối lượng búp được tính bằng tỷ số 100/tổng số búp có trong 100g.

*) Chiều dài búp (cm): theo dõi theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Mỗi điểm hái theo dõi 10 búp. Chiều dài búp của 1 điểm theo dõi là chiều dài búp trung bình của 10 búp. Chiều dài búp của mỗi lần nhắc là chiều dài búp trung bình của 5 điểm theo dõi. Chiều dài búp của mỗi công thức là chiều dài búp trung bình của 3 lần nhắc lại

*) Năng suất búp (tấn/ha): Năng suất búp của một lần nhắc là tổng sản lượng búp thu được của lần nhắc đó/năm (quy ra ha). Năng suất búp của một công thức là năng suất búp trung bình của 3 lần nhắc.

Các chỉ tiêu về sâu hại theo dõi 30 ngày 1 lần

*) Bọ trĩ (con/búp): Điều tra theo phương pháp đường chéo 5 điểm, mỗi điểm theo dõi cố định 5 cây. Mỗi điểm hái 20 búp (tổng số búp điều tra là 100); đếm số Bọ trĩ có trên 1 búp, số con/búp của ô thí nghiệm là số liệu trung bình của 100 búp.

Tổng số bọ cánh tơ điều tra Cách tính: Mật độ bọ cánh tơ (con/búp) =

Tổng số búp điều tra (100 búp) *) Rầy xanh (con/khay): Điều tra theo phương pháp đường chéo 5 điểm, mỗi điểm theo dõi cố định 5 cây, mỗi cây điều tra 2 khay (tổng số khay điều tra của diện tích thí nghiệm là 50). Sử dụng công cụ theo dõi là khay men có kích thước 35 x 25 x 5cm, dưới đáy khay tráng một lớp dầu hoả. Đặt khay

nghiêng 450- dưới gậm, rìa tán chè, dung tay đập mạnh trên tán chè 3 đập, sau đó đếm số rầy trong khay. Chỉ tiêu số con/khay của ô thí nghiệm là số liệu trung bình của 50 khay.

Tổng số rầy xanh điều tra Cách tính: Mật độ rầy xanh (con/khay) =

Tổng số khay điều tra

*) Bọ xít muỗi (% bị hại): Điều tra theo phương pháp đường chéo 5 điểm, mỗi điểm hái 40 búp (tổng số búp điều tra là 200). % bị hại = (tổng số búp bị hại x 100)/200

Tổng số búp bị hại x 100 Cách tính: Tỷ lệ gây hại% =

Tổng số búp điều tra

*) Nhện đỏ nâu (con/lá): Điều tra theo phương pháp đường chéo 5 điểm, mỗi điểm hái 20 búp (tổng số lá điều tra là 100). Hái lá bánh tẻ. Mật độ nhện hại = tổng số nhện điều tra/tổng số lá điều tra.

Tổng số nhện điều tra Mật độ nhện hại =

Tổng số lá điều tra (100 lá)

+ Tính hiệu lực của thuốc, chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học theo công thức Hederson – Tilton:.

Ta x Cb

H(%) = ( 1- ) x100 Tb x Ca

Ta: Số cá thể dịch hại chết ở công thức thí nghiệm sau xử lý thuốc Tb: Số cá thể dịch hại chết ở công thức thí nghiệm trước xử lý thuốc Ca: Số cá thể dịch hại chết ở công thức đối chứng sau xử lý thuốc Cb: Số cá thể dịch hại chết ở công thức đối chứng trước xử lý thuốc + Chỉ tiêu về đánh giá chất lượng:

*) Hàm lượng tanin (%): theo phương pháp Leventhal

*) Hàm lượng axit amin (%): V.R.Papvo (1996)

*) Hàm lượng đường khử (%): theo phương pháp Bertrand

*) Chỉ số hợp chất thơm (ml KMnO4 0,02N/100g chè khô): theo phương pháp Kharepbava (1960)

*) Đánh giá thử nếm cảm quan: theo TCVN3218-1993.

+ Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Theo phương pháp AOAC-1997. + Phân tích hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm

- Lợi nhuận (RVAC) được tính bằng tổng thu nhập (GR) trừ đi tổng chi phí (TC): RVAC = GR – TC

- Tỷ suất lợi nhuận = (GR – TC)/TC X 100 (%)

2.7. Phương pháp phân tích thống kê

Các số liệu thí nghiệm được xử lý, phân tích thống kê bằng phần mềm IRRISTAT 5.0 hoặc Microsoft Excell.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng của chè Kim Tuyên. lượng của chè Kim Tuyên.

Bón phân hữu cơ làm cho đất có kết cấu tơi xốp thuận lợi cho bộ rễ phát triển và tăng khả năng hút chất dinh dưỡng, qua đó làm tăng hiệu suất sử dụng phân bón cho cây, giảm được phân bón vô cơ và làm tăng chất lượng của chè nói chung và của sản phẩm chè Olong nói riêng.

Đất được bổ sung chất hữu cơ sẽ có khả năng giữ nước, giữ phân bón tốt hơn, giảm sự thất thoát phân bón do bay hơi hoặc rửa trôi, từ đó cũng góp phần làm giảm lượng phân bón NPK. Chất hữu cơ trong đất sẽ được chuyển hóa thành mùn làm tăng độ phì của đất, sức khỏe của đất, tính chất sinh-lý- hóa của đất. Vì vậy cũng có thể nói, bón phân hữu cơ góp phần bảo vệ đất và tăng sức sản xuất của đất.

Bón phân hợp lý có thể đẩy mạnh sự sinh trưởng của cây chè, tăng năng suất và cải thiện chất lượng nguyên liệu chè búp tươi. Do thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau nên các loại phân hữu có thành phần khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới sinh trưởng của cây.

Sản phẩm trà Olong được chế biến từ giống chè Kim Tuyên có hương thơm đặc trưng mùi hoa quả chín tự nhiên. Yêu cầu nguyên liệu dùng để chế biến chè Olong là: Lá phải đảm bảo độ trưởng thành (chín sinh lý), biểu bì dày và được bao bọc bởi lớp sáp (chứa axit các bon không no và rượu hydrocacbon không no. Các hợp chất này sẽ được phân giải, chuyển hóa trong quá trình chế biến để hình thành chất thơm). Thành phần sinh hóa đặc trưng quyết định đến chất lượng sản phẩm chè Olong (Yin Jianping 2008), do đó việc bón phân hữu cơ như phân trâu bò, phân gà hay đậu tương có hàm lượng các chất dinh dưỡng cân đối làm thay đổi hàm lượng các chất: axit amin,

polyphenol, catechin, đường tổng số trong chè làm tăng chất lượng chè Olong thành phẩm.

3.1.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến sinh trưởng của chè Kim Tuyên.

Trong đời sống thực vật nói chung và cây chè nói riêng việc sinh trưởng của chiều cao cây, độ rộng tán phản ánh việc cung cấp đủ dinh dưỡng hay không. Sinh khối của cây trồng càng lớn thì khả năng vận chuyển, hấp thu các chất dinh dưỡng càng tốt từ đó sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Cành lá chè được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ tăng sức sinh trưởng của các mầm nách, từ đó hình thành nên các búp mới, dẫn đến làm tăng mật độ búp của cây, góp phần làm tăng năng suất thu hoạch búp. Nếu cung cấp không đủ chất dinh dưỡng cho cây dẫn đến cây sinh trưởng kém, số lượng cành cấp 1, cấp 2 ít, cây sinh trưởng yếu làm cho khối lượng búp nhỏ, số lượng búp ít, từ đó làm giảm khả năng cho năng suất của cây, do vậy sự tăng trưởng của thân cành có quan hệ mật thiết với chế độ dinh dưỡng cần cung cấp cho cây để phát triển.

Độ rộng tán chè phản ánh mức độ rộng hẹp của không gian chứa búp. Tán chè càng rộng thì không gian chứa búp càng lớn, khả năng cho búp càng nhiều, làm tăng mật độ búp. Độ rộng tán được chi phối bởi số cấp cành và thế phát triển của cành chè (góc phân cành).

Ngoài phụ thuộc vào các yếu tố mật độ trồng, mật độ búp, khối lượng búp, năng suất nương chè còn phụ thuộc vào số lứa hái/năm. Số lứa hái/năm do khoảng thời gian cho 1 lứa hái chi phối. Khoảng thời gian cho 1 lứa hái càng ngắn thì xu hướng cho số lứa hái càng cao và ngược lại (khoảng thời gian cho 1lứa hái càng dài thì xu hướng cho số lứa hái/năm càng thấp).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè kim tuyên để chế biến chè OLong tại phú thọ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)