lượng của chè Kim Tuyên.
Bón phân hữu cơ làm cho đất có kết cấu tơi xốp thuận lợi cho bộ rễ phát triển và tăng khả năng hút chất dinh dưỡng, qua đó làm tăng hiệu suất sử dụng phân bón cho cây, giảm được phân bón vô cơ và làm tăng chất lượng của chè nói chung và của sản phẩm chè Olong nói riêng.
Đất được bổ sung chất hữu cơ sẽ có khả năng giữ nước, giữ phân bón tốt hơn, giảm sự thất thoát phân bón do bay hơi hoặc rửa trôi, từ đó cũng góp phần làm giảm lượng phân bón NPK. Chất hữu cơ trong đất sẽ được chuyển hóa thành mùn làm tăng độ phì của đất, sức khỏe của đất, tính chất sinh-lý- hóa của đất. Vì vậy cũng có thể nói, bón phân hữu cơ góp phần bảo vệ đất và tăng sức sản xuất của đất.
Bón phân hợp lý có thể đẩy mạnh sự sinh trưởng của cây chè, tăng năng suất và cải thiện chất lượng nguyên liệu chè búp tươi. Do thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau nên các loại phân hữu có thành phần khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới sinh trưởng của cây.
Sản phẩm trà Olong được chế biến từ giống chè Kim Tuyên có hương thơm đặc trưng mùi hoa quả chín tự nhiên. Yêu cầu nguyên liệu dùng để chế biến chè Olong là: Lá phải đảm bảo độ trưởng thành (chín sinh lý), biểu bì dày và được bao bọc bởi lớp sáp (chứa axit các bon không no và rượu hydrocacbon không no. Các hợp chất này sẽ được phân giải, chuyển hóa trong quá trình chế biến để hình thành chất thơm). Thành phần sinh hóa đặc trưng quyết định đến chất lượng sản phẩm chè Olong (Yin Jianping 2008), do đó việc bón phân hữu cơ như phân trâu bò, phân gà hay đậu tương có hàm lượng các chất dinh dưỡng cân đối làm thay đổi hàm lượng các chất: axit amin,
polyphenol, catechin, đường tổng số trong chè làm tăng chất lượng chè Olong thành phẩm.
3.1.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến sinh trưởng của chè Kim Tuyên.
Trong đời sống thực vật nói chung và cây chè nói riêng việc sinh trưởng của chiều cao cây, độ rộng tán phản ánh việc cung cấp đủ dinh dưỡng hay không. Sinh khối của cây trồng càng lớn thì khả năng vận chuyển, hấp thu các chất dinh dưỡng càng tốt từ đó sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Cành lá chè được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ tăng sức sinh trưởng của các mầm nách, từ đó hình thành nên các búp mới, dẫn đến làm tăng mật độ búp của cây, góp phần làm tăng năng suất thu hoạch búp. Nếu cung cấp không đủ chất dinh dưỡng cho cây dẫn đến cây sinh trưởng kém, số lượng cành cấp 1, cấp 2 ít, cây sinh trưởng yếu làm cho khối lượng búp nhỏ, số lượng búp ít, từ đó làm giảm khả năng cho năng suất của cây, do vậy sự tăng trưởng của thân cành có quan hệ mật thiết với chế độ dinh dưỡng cần cung cấp cho cây để phát triển.
Độ rộng tán chè phản ánh mức độ rộng hẹp của không gian chứa búp. Tán chè càng rộng thì không gian chứa búp càng lớn, khả năng cho búp càng nhiều, làm tăng mật độ búp. Độ rộng tán được chi phối bởi số cấp cành và thế phát triển của cành chè (góc phân cành).
Ngoài phụ thuộc vào các yếu tố mật độ trồng, mật độ búp, khối lượng búp, năng suất nương chè còn phụ thuộc vào số lứa hái/năm. Số lứa hái/năm do khoảng thời gian cho 1 lứa hái chi phối. Khoảng thời gian cho 1 lứa hái càng ngắn thì xu hướng cho số lứa hái càng cao và ngược lại (khoảng thời gian cho 1lứa hái càng dài thì xu hướng cho số lứa hái/năm càng thấp).
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của loại phân hữu cơ đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống chè Kim tuyên trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến sinh trưởng chè Kim Tuyên.
Công thức Cao cây
(cm)
Rộng tán (cm)
Ngày /lứa hái (ngày) 30 tấn P.C+ NPK (200N/ha tỷ lệ 3:1:1) 87,3 102,4 56 15 tấn P.C+5 tấn phân gà 79,3 93,6 48 15 tấn P.C+ 1 tấn đậu tương 76,2 91,7 50 P 0,039 0,03 LSD0,05 7,72 7,048 CV% 4,2 3,2
Các số liệu ở bảng 3.1 cho thấy:
Các tổ hợp phân bón khác nhau ảnh hưởng có ý nghĩa tới sinh trưởng chiều cao và rộng tán của cây chè Kim Tuyên (P < 0,05). So với bón theo quy trình (30 tấn phân chuồng và NPK (200N/ha tỷ lệ 3:1:1) thì bón 15 tấn phân chuồng và 5 tấn phân gà hoặc 15 tấn phân chuồng và 1 tấn đậu tương làm giảm chiều cao và rộng tán của cây. Bón giảm 15 tấn phân chuồng kết hợp với 5 tấn phân gà hoặc 1 tấn đậu tương cho sinh trưởng chiều cao cây và độ rộng tán tương đương nhau (cao cây 76,2 cm và 79,3 cm), (rộng tán 91,7 cm và 93,6 cm).
Hình 3.1: Biểu đồ Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến sinh trưởng chè Kim Tuyên.
Về sinh trưởng búp, ba tổ hợp phân bón đều thu được 4 lứa hái/năm. Tuy nhiên, thời gian của một lứa hái có sự khác nhau, bón 15 tấn P.C+5 tấn phân gà (48 ngày), 15 tấn phân chuồng và 1 tấn đậu tương (50 ngày) và bón 30 tấn P.C+NPK với lượng 200N/ha, tỷ lệ 3:1:1 (56 ngày).
Như vậy: So với đối chứng bón 30 tấn phân chuồng + NPK với lượng 200N/ha tỷ lệ 3:1:1 với các mức bón giảm 50% lượng phân chuồng và bổ xung 5 tấn phân gà, 1 tấn đậu tương làm giảm sinh trưởng chiều cao và rộng tán chè, nhưng rút ngắn thời gian sinh trưởng của búp chè (từ 6-8 ngày). Việc rút ngắn thời gian sinh trưởng của búp, sẽ rút ngắn khoảng thời gian giữa hai lứa hái, cơ sở để tăng năng suất búp chè tươi.
3.1.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên.
Yếu tố cấu thành năng suất là các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tiềm năng năng suất của một giống chè nói riêng và khả năng cho năng suất của cây chè nói chung. Các chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng suất thường được đánh giá gồm: mật độ búp, khối lượng búp, chiều dài búp…
Mật độ búp ngoài việc phản ánh khả năng cho năng suất của giống còn đánh giá sức bật mầm của cành mang búp và độ đồng đều về sinh trưởng của mặt tán chè (bị tác động bởi chế độ chăm sóc). Cây chè, đối tượng thu hoạch chính là búp và lá non, mật độ búp càng cao sẽ cho năng suất búp càng cao và ngược lại (trong trường hợp khối lượng búp ít biến động).
Cũng như mật độ búp, khối lượng búp có ảnh hưởng quyết định đến năng suất. Khối lượng búp ngoài việc phản ánh tiềm năng cho năng suất của giống còn phản ánh sự tích lũy các hợp chất hữu cơ của búp trong quá trình sinh trưởng (quyết định bởi chế độ chăm sóc). Trong điều kiện mật độ búp ít biến động, khối lượng búp càng cao sẽ cho năng suất càng cao. Tuy nhiên, mật độ búp là yếu tố nhạy cảm (phụ thuộc và nhiều yếu tố), có độ biến động lớn.
Chiều dài búp ngoài phản ánh đặc điểm sinh trưởng của giống còn phản ánh sự sinh trưởng của búp (thể hiện chủ yếu ở sự sinh trưởng về chiều dài của lóng) (bị tác động bởi chế chế độ chăm sóc). Chiều dài búp càng nhỏ thì khối lượng búp càng nhỏ và ngược lại. Chiều dài búp có quan hệ tỷ lệ thuận
với năng suất búp thu hoạch, nhưng ở chừng mực nào đó lại có quan hệ nghịch với chất lượng nguyên liệu chế biến. Chiều dài búp càng lớn thì sản lượng búp càng cao nhưng chất lượng nguyên liệu búp có xu hướng giảm (do tỷ lệ cuộng tăng) và hệ số K (hệ số tươi ra khô) cao dẫn đến tổng thu hồi sẽ thấp. Chiều dài búp càng lớn thì sản lượng búp càng cao nhưng chất lượng nguyên liệu chế biến chè xanh càng giảm. Độ chín của nguyên liệu búp là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm chè Olong.
Hàm lượng dinh dưỡng trong các loại phân bón khác nhau có ảnh hưởng trực tiếp đến một số chỉ tiêu: Mật độ búp, chiều dài búp, khối lượng búp, là những yếu tố cấu thành năng suất của chè Kim Tuyên.
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của loại phân hữu cơ đến một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên.
Công thức Mật độ búp (búp/m2) Chiều dài búp (cm) Khối lượng búp (g/búp) N.suất (tấn/ha) 30 tấn P.C+NPK (200N/ha tỷ lệ 3:1:1) 177,6 5,6 0,85 5,8 15 tấn P.C+5 tấn phân gà 192,9 5,4 0,87 6,6 15 tấn P.C+ 1 tấn đậu tương 183,4 5,4 0,88 6,4 P 0,023 0,16 0,123 0,01 LSD0,05 8,8 0,29 0,24 0,41 CV% 2,1 2,4 11,2 2,9
Các số liệu ở bảng 3.2 cho thấy:
* Mật độ búp:
Các tổ hợp phân bón khác nhau ảnh hưởng có ý nghĩa đến mật độ búp trên cây chè Kim Tuyên (P < 0,05). Mật độ búp đạt cao nhất khi bón 15 tấn chuồng + phân gà 5 tấn phân gà (192,9 búp/m2), mật độ búp thấp nhất khi bón
30tấn phân chuồng + NPK (200N/ha tỷ lệ 3:1:1) (đạt 177,6 búp/m2). Khi bón 15 tấn phân chuồng + 5 tấn phân gà và 15 tấn P.C + 1 tấn đậu tương cho mật độ búp là tương đương nhau.
* Chiều dài búp:
Độ dài búp phản ánh chế độ chăm sóc. Độ dài của lóng là yếu tố chủ yếu quyết định độ dài búp. Lóng dài chứng tỏ lóng sinh trưởng mạnh, nguyên nhân chủ yếu do dinh dưỡng chứa nhiều đạm (đặc biệt là đạm vô cơ). Bón nhiều đạm sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của búp, điều này không có lợi cho sản xuất nguyên liệu chế biến chè Olong.
Qua bảng phân tích số liệu cho thấy các tổ hợp phân bón khác nhau không làm ảnh hưởng tới độ dài của búp chè Kim Tuyên (P > 0,05), chiều dài búp ở các công thức bón phân là tương đương nhau, dao động trong khoảng từ 5,4 - 5,6cm.
* Khối lượng búp:
Các loại phân bón khác nhau không làm ảnh hưởng tới khối lượng búp (P > 0,05). Khối lượng búp của các tổ hợp phân bón là tương đương nhau dao động trong khoảng từ 0,85-0,88g/búp.
* Năng suất búp:
Hình 3.2:Biểu đồ ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến năng suất chè Kim Tuyên
Các tổ hợp phân bón khác nhau có ảnh hưởng có ý nghĩa tới năng suất