Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến thành phần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè kim tuyên để chế biến chè OLong tại phú thọ (Trang 60 - 62)

hóa của giống chè Kim Tuyên.

Qua phân tích thành phần sinh hóa của các công thức thí nghiệm phòng trừ một số loài sâu hại chè bằng một số thuốc bảo vệ thực vật sinh học: Tung Gadin 3.6 EC, Sokonec 3.6 EC và Abakanec 4.0 EC và công thức đối chứng tại Bộ môn sinh hóa - Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc cho kết quả trong bảng 3.10.

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến thành phần sinh hóa của giống chè Kim Tuyên

Công thức Tanin (%) Chất hòa tan (%) Axit amin (%) Hợp chất thơm Đường khử (%) Phun nước lã (Đ/C) 24,39 44,12 1,83 47,75 3,68 Tung Gadin 3.6 EC 25,42 43,57 1,79 47,11 3,62 Sokonec 3.6 EC 25,31 44,36 1,85 48,06 3,74 Abakanec 4.0 EC 25,39 42,54 1,86 47,94 3,41

Kết quả phân tích số liệu trong bảng 3.10 cho thấy:

Tanin, chất hòa tan:

Các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học được sử dụng trong thí nghiệm sau khi phân tích sinh hóa cho các chỉ số về hàm lượng Tanin, chất hòa tan tương đương nhau. Hàm lượng Tanin dao động trong khoảng (24,39%- 25,42%) trong đó khi phun thuốc Tung Gadin 3.6 EC cho hàm lượng tanin cao hơn đối chứng (1,03%) , chất hòa tan dao động trong khoảng (42,54 % - 44,36%) trong đó sử dụng thuốc Sokonec 3.6 EC cho hàm lượng chất hòa tan cao hơn đối chứng là (0,24%).

Axít amin:

Ở công thức phun Tung Gadin 3.6 EC có chỉ số axitamin thấp nhất (1,79%), tiếp đến 3 công thức phun còn lại có chỉ số Axitamin tương đương nhau dao động (1,83%, 1,85% và 1,86%).

Hợp chất thơm:

Cả 4 công thức thí nghiệm đều cho chỉ số hợp chất thơm tương đương nhau trong đó công thức phun Sokonec 3.6 EC đạt (48,06%) cao hơn so với đối chứng (0,31%).

Hàm lượng đường khử:

Hàm lượng đường khử ở công thức phun Sokonec 3.6 EC đạt (3,74%), trong khi đó công thức phun Abakanec 4.0 EC chỉ đạt (3,41%), 2 công thức còn lại có thành phần đường khử tương đương nhau dao động trong khoảng từ (3,62% và 3,68%).

Như vậy: Các chỉ tiêu có lợi nhất cho chất lượng chè Olong thành phẩm đó là hàm lượng các chất hòa tan và hàm lượng đường khử.

Công thức phun Sokonec 3.6 EC có các chỉ tiêu về hàm lượng chất hòa tan và hàm lượng đường khử cao hơn các công thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học còn lại; công thức phun Abakanec 4.0 EC có các chỉ tiêu về hàm lượng axit amin và hợp chất thơm khá cao nhưng mức chênh lệch không đáng kể so với công thức phun Sokonec 3.6 EC. Chính vì vậy, công thức

phun Sokonec 3.6 EC có ưu thế cho chất lượng sản phẩm chè Olong cao hơn so với các công thức còn lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè kim tuyên để chế biến chè OLong tại phú thọ (Trang 60 - 62)