của chè Kim Tuyên.
Ảnh hưởng của phân bón nói chung và phân bón hữu cơ nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng đối với năng suất cây trồng. Đối với thành phần sâu hại chè, chế độ bón phân có ảnh hưởng làm tăng hoặc giảm sự phá hại của của
từng loài sâu ở mức độ khác nhau trên nương chè. Nghĩa là bón phân không chỉ có ý nghĩa trong việc tăng năng suất cây trồng mà còn làm ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh và gây hại của dịch hại, như vậy sử dụng phân bón hợp lý sẽ có ý nghĩa lớn trong phòng trừ dịch hại. Với kỹ thuật bón phân đúng cách sẽ giúp cây phát triển cân đối, khỏe mạnh góp phần hạn chế sâu bệnh giảm thuốc bảo vệ thực vật.
Để đánh giá tác động của phân bón hữu cơ đến chỉ tiêu sâu bệnh hại trên giống chè Kim Tuyên, chúng tôi điều tra theo dõi mật độ và mức độ gây hại của một số loại sâu hại chính: rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ và bọ xít muỗi. Chúng cũng là những đối tượng hại chè chủ yếu trong sản xuất hiện nay.
Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ đến một số loại sâu hại chính được thể hiện ở bảng 3.5:
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến mức nhiễm sâu hại tự nhiên của chè Kim Tuyên.
Công thức Mật độ Bọ cánh tơ (con/búp) Mật độ Nhện đỏ (con/lá) Mật độ Rầy xanh (con/khay) Bọ xít muỗi (% búp bị hại) 30 tấn P.C+NPK (200N/ha tỷ lệ 3:1:1) 12,1 5,3 5,3 7,9 15 tấn P.C+5 tấn phân gà 7,7 4,2 4,2 6,5 15 tấn P.C+ 1 tấn đậu tương 7,0 4,3 4,2 7,0 P 0,02 0,03 0,024 0,045 LSD0,05 3,00 0,80 0,74 0,97 CV% 14,80 7,70 7,20 6,00
Kết quả phân tích số liệu cho thấy:
* Mật độ Bọ cánh tơ:
Các tổ hợp bón phân khác nhau có ảnh hưởng rất khác nhau về mật độ bọ cánh tơ hại chè (P < 0,05). So với đối chứng bón 30 tấn P.C + NPK (200N/ha tỷ lệ 3:1:1) thì bón 15 tấn P.C+ 1 tấn đậu tương có mật độ Bọ cánh
tơ thấp nhất (7,0 con/búp). Bón 15 tấn P.C+ 1 tấn đậu tương và bón 15 tấn P.C + 5 tấn phân gà mật độ bọ cánh tơ xuất hiện là tương đương nhau (7,0-7,7 con/búp), mật độ bọ cánh tơ cao nhất khi bón 30 tấn P.C + NPK(200N/ha tỷ lệ 3:1:1) (12,1 con/búp).
Như vậy khi ta giảm lượng phân vô cơ (NPK), bổ xung phân bón hữu cơ thì mật độ bọ cánh tơ gây hại chè giảm do đó làm tăng khả năng sinh trưởng của cây chè.
* Mật độ Nhện đỏ:
Kết quả phân tích thống kê cho thấy: Chế độ bón phân khác nhau ảnh hưởng có ý nghĩa đến mật độ nhện đỏ gây hại trên giống chè Kim Tuyên (P < 0,05).
Bón 30 tấn P.C + NPK(200N/ha tỷ lệ 3:1:1) mật độ nhện đỏ cao nhất (5,3 con/lá), tiếp theo khi bón 15 tấn P.C + 5 tấn phân gà và bón 15 tấn P.C+ 1 tấn đậu tương có mật độ nhện đỏ tương đương nhau dao động từ (4,2-4,3 con/lá).
* Mật độ Rầy xanh:
Chế độ bón phân khác nhau đã có sự sai khác có ý nghĩa đến mật độ rầy xanh (P < 0,05), mật độ rầy xanh cao nhất tại công thức bón 30 tấn P.C + NPK(200N/ha tỷ lệ 3:1:1) (5,3 con/khay), các chế độ bón phân còn lại (bón 15 tấn P.C + 5 tấn phân gà và bón 15 tấn P.C+ 1 tấn đậu tương) mật độ rầy xanh xuất hiện bằng nhau (4,2 con/khay).
* Mật độ bọ xít muỗi:
Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy chế độ bón phân khác nhau ảnh hưởng có ý nghĩa đến tỷ lệ gây hại của bọ xít muỗi trên giống chè Kim Tuyên (P<0,05), tổ hợp bón 30 tấn P.C + NPK(200N/ha tỷ lệ 3:1:1) có mức độ Bọ xít muỗi gây hại cao nhất (7,9%), sau khi giảm 50% lượng phân chuồng so với đối chứng và bón bổ xung 5 tấn phân gà tỷ lệ gây hại của bọ xít muỗi còn (6,5%) giảm (1,4%) so với đối chứng.
Bón 15 tấn P.C + 1 tấn đậu tương và bón 30 tấn P.C + NPK(200N/ha tỷ lệ 3:1:1) tỷ lệ gây hại do bọ xít muỗi gây ra là tương đương nhau dao động trong khoảng (7,0% - 7,9%).
Như vậy: Khi thay đổi lượng phân NPK bằng phân gà hoặc đậu tương đã làm giảm mật độ gây hại của một số loài sâu hại chính. Có thể giải thích là do bón 30 tấn P.C + NPK(200N/ha tỷ lệ 3:1:1) lượng đạm vô cơ nhiều hơn các mức bón phân còn lại.