xanh gây hại trên giống chè Kim Tuyên.
Với biện pháp thâm canh cao nhằm nâng cao năng xuất, sản lượng chè hiện nay thì sự bùng phát dịch hại cho cây chè là không thể tránh khỏi. Rầy xanh Empoasca flaverscens là một trong những đối tượng sâu hại chè quan trọng hiện nay, khi cây chè bị rầy xanh gây hại làm cho những phần non bị tổn thương, gặp điều kiện khô nóng sẽ bị khô đầu lá và mép lá. Tác hại của rầy xanh không chỉ làm ảnh hưởng đến năng suất nương chè mà còn làm ảnh hưởng đến phẩm cấp búp chè.
Rầy xanh gây hại quanh năm nhưng nặng nhất vào tháng 3-5 và tháng 9- 10, khi thời tiết giao mùa chuyển từ lạnh sang nóng là thời điểm rầy xanh gây hại nặng nhất (Nguyễn Văn Hùng; 2001).
Trong thời gian gần đây đã có khá nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ rầy xanh hại chè trong đó có một số thuốc bảo vệ thực vật sinh học đang được giới thiệu và phổ biến rộng rãi như: Tung Gadin 3.6 EC, Sokonec 3.6 EC và Abakanec 4.0 EC..., các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học này không làm ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng sản phẩm, phù hợp trong sản xuất chè hiện nay.
Kết quả đánh giá hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ rầy xanh gây hại trên giống chè Kim Tuyên được thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ Rầy xanh gây hại trên giống chè Kim Tuyên.
Công thức Trước phun 1 ngày (con/khay) Sau phun 3 ngày (%) Sau phun 5 ngày (%) Sau phun 7 ngày (%) Phun nước lã (Đ/C) 6,4 Tung Gadin 3.6 EC 7,2 45,83 55,37 72,87 Sokonec 3.6 EC 7,0 52,77 62,43 76,64 Abakanec 4.0 EC 8,2 72,80 85,07 89,94 P 0,007 0,007 0,006 LSD 11,08 11,87 6,62 CV% 8,6 7,8 3,7
Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 3.7 cho thấy 3 loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học được sử dụng phát huy hiệu lực có ý nghĩa đến phòng trừ Rầy xanh (P < 0,05), cả 3 loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học phát huy hiệu lực 3 ngày sau phun trong đó thuốc Abakanec 4.0 EC có hiệu lực cao nhất (72,79%) sau đó đến thuốc Sokonec 3.6 EC (52,77%) và thuốc có hiệu lực thấp nhất là thuốc Tung Gadin 3.6 EC (45,83%).
Hình 3.3: Biểu đồ hiệu lực của các loại thuốc BVTV sinh học trong phòng trừ Rầy xanh
Ở ngày thứ 7 sau khi phun, thuốc Abakanec 4.0 EC có hiệu lực cao nhất (89,94%) có hiệu lực cao hơn thuốc Sokonec 3.6 EC là (13,30%) và thuốc Tung Gadin 3.6 EC là (17,07%).
Kết quả phân tích trong bảng cho thấy hiệu lực sau phun thuốc 7 ngày, thuốc Sokonec 3.6 EC và thuốc Tung Gadin 3.6 EC có hiệu lực tương đương nhau dao động trong khoảng từ (72,87% - 76,64%).
Như vậy: Cả 3 loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học đều có hiệu lực kéo dài đối với rầy xanh.
3.2.2: Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ bọ cánh tơ gây hại trên giống chè Kim Tuyên. cánh tơ gây hại trên giống chè Kim Tuyên.
Bọ cánh tơ Physothrips setiventis Bagn là loài sâu hại chè chủ yếu ở nhiều vùng trên Thế giới. Ở Malawi, bọ cánh tơ gây hại trên 52% diện tích chè (6.785ha) làm thất thu một số lượng lớn sản lượng chè (Elis R.T. và Rattan P.S., 1976). ở Việt Nam, lần đầu tiên thấy bọ cánh tơ ở Bắc Kỳ vào năm 1931 (Du Pasquier, 1932). Hiện nay, bọ cánh tơ đang là loài sâu hại nguy hiểm và khó phòng trừ.
Cả bọ cánh tơ non và trưởng thành đều hại búp chè, chúng cư trú và gây hại ở cả mặt trên và mặt dưới lá chè non (những phần non và mềm). Khi bị bọ cánh tơ gây hại làm cho lá chè thô, cứng và cằn lại, lá biến dạng cong queo. Khi bị hại nặng, búp chè chùn lại, không phát triển được. Bọ cánh tơ phá hại làm ảnh hưởng dến khối lượng búp chè, khối lượng búp chè bị hại giảm từ 17,4 đến 39,5% tùy theo mức độ gây hại, theo điều tra cho thấy thời kỳ cao điểm từ ngày 25/6/1996 đến 18/8/1996, tại Viện nghiên cứu chè Phú Hộ, bọ cánh tơ đã làm mất đi 20,14% sản lượng chè (Nguyễn văn Hùng, 2001. Tr 24, 25). Gây thiệt hại nặng cho chè chủ yếu là bọ cánh tơ non vì chúng có số lượng nhiều hơn gấp bội lần so với bọ cánh tơ trưởng thành.
Đã có nhiều biện pháp phòng trừ bọ cánh tơ hại chè trong đó biện pháp hóa học được sử dụng nhiều hơn nhằm ngăn chặn các đợt dịch do bọ cánh tơ gây ra nhưng thực tế cho thấy bọ cánh tơ ngày càng có xu thế phát triển mạnh hơn và tồn dư của hóa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm chè ngày càng nhiều hơn.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm một cách bền vững trong khi vẫn có hiệu quả trong công tác phòng trừ bọ cánh tơ một cách có hiệu quả chúng tôi tiến hành nghiên cứu, sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học sử để phòng trừ bọ cánh tơ gây hại trên cây chè trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả đánh giá hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ bọ cánh tơ được thể hiện ở bảng 3.8:
Bảng 3.8: Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ bọ cánh tơ gây hại trên giống chè Kim Tuyên.
Công thức Trước phun 1 ngày (con/búp) Sau phun 3 ngày (%) Sau phun 5 ngày (%) Sau phun 7 ngày (%) Phun nước lã (Đ/C) 3,5 Tung Gadin 3.6 EC 2,3 36,90 60,43 67,33 Sokonec 3.6 EC 3,9 45,97 63,07 76,83 Abakanec 4.0 EC 2,4 87,67 80,57 65,23 P 0,001 0,019 0,042 LSD 10,5 11,74 9,78 CV% 8,2 7,6 6,2
Kết quả phân tích được thể hiện trong bảng 3.8 cho thấy:
Các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học theo dõi sau 3 ngày phun ảnh hưởng rất khác nhau tới hiệu lực phòng trừ bọ cánh tơ (P < 0,05), so với đối chứng không phun. Phun Abakanec 4.0 EC phát huy hiệu lực cao nhất (87,67%), sau đó đến thuốc Sokonec 3.6 EC (45,97%) và thuốc có hiệu lực thấp nhất là thuốc Tung Gadin 3.6 EC (36,90%).
Tuy nhiên sau 5 ngày phun, hiệu lực của thuốc Tung Gadin 3.6 EC và Sokonec 3.6 EC tăng lên đáng kể và tương đương nhau dao động trong khoảng từ (60,43% - 63,07%), hiệu lực của thuốc Abakanec 4.0 EC vẫn đạt cao nhất (80,57%) nhưng có dấu hiệu giảm dần theo thời gian (hiệu lực sau 3 ngày 87,67% sau 5 ngày giảm xuống còn 80,57%).
Hình 3.4.Biểu đồ hiệu lực của các loại thuốc BVTV sinh học trong phòng trừ bọ cánh tơ.
Tiếp tục theo dõi hiệu lực của thuốc sau 7 ngày cho thấy các loại thuốc ảnh hưởng có ý nghĩa tới hiệu lực phòng trừ bọ cánh tơ (P < 0,05). Trong đó hiệu lực của thuốc Sokonec 3.6 EC đạt cao nhất (76,83%), hiệu lực của thuốc Tung Gadin 3.6 EC và Abakanec 4.0 EC tương đương nhau dao động trong khoảng từ (65,23% - 67,33%).
Như vậy: Các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học đều có hiệu quả trong phòng trừ bọ cánh tơ gây hại trên giống chè Kim Tuyên, trong đó thuốc Abakanec 4.0 EC có hiệu lực cao nhất sau 3-5 ngày phun và giảm dần. Ngược lại thuốc Tung Gadin 3.6 EC và thuốc Sokonec 3.6 EC phát huy hiệu lực chậm nhưng hiệu lực kéo dài, điều này có thể làm giảm được số lần phun thuốc trong quá trình chăm sóc và thu hái chè.
3.2.3: Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ nhện đỏ gây hại trên giống chè Kim Tuyên. đỏ gây hại trên giống chè Kim Tuyên.
Hiện nay đã phát hiện được 5 loài nhện gây hại trên chè (Nguyễn Văn Hùng, 2001) trong đó nhện đỏ nâu Olygonychus coffeae Nietner là loài gây
hại nhiều nhất, chúng thường gây hại mặt trên của lá chè. Khi cây chè bị hại nặng với mật độ nhện cao, các lá chưa bị rụng nhiều, nhện có thể gây hại trên các lá non và nằm rải rác cả mặt dưới lá. Qua điều tra sâu bệnh hại chè (Trung tâm nghiên cứu phát triển chè, báo cáo sâu bệnh định kỳ, tháng 6 năm 2014) cho thấy: Nhện đỏ phát sinh thành dịch, trên diện rộng làm giảm năng suất chè trên 20%. Do đó mức độ sử dụng thuốc trừ sâu là rất cao, có những hộ đã phải phun 2-3 lần/lứa hái (thời gian trung bình cho 1 lứa hái từ 35-40 ngày), trong đó thuốc để phòng trừ nhện đỏ đều là những thuốc hóa học có thời gian cách ly dài và không an toàn cho người sử dụng.
Vì vậy để lựa chọn một giải pháp an toàn trong phòng trừ sâu hại nói chung và nhện đỏ hại chè nói riêng chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ nhện đỏ gây hại trên giống chè Kim Tuyên.
Kết quả đánh giá hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ nhện đỏ hại chè được thể hiện ở bảng 3.9:
Bảng 3.9: Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ nhện đỏ gây hại trên giống chè Kim Tuyên.
Công thức Trước phun 1 ngày (con/lá) Sau phun 3 ngày (%) Sau phun 5 ngày (%) Sau phun 7 ngày (%) Phun nước lã (Đ/C) 9,2 Tung Gadin 3.6 EC 8,0 74,63 82,77 76,07 Sokonec 3.6 EC 9,6 71,87 77,53 81,30 Abakanec 4.0 EC 8,1 78,70 82,47 67,73 P 0,021 0,016 0,001 LSD 12,9 7,6 2,73 CV% 7,6 4,1 1,6
Kết quả phân tích được thể hiện trong bảng 3.9 cho thấy:
Sau 3 ngày phun cả 3 loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học đều phát huy hiệu lực rất khác nhau trong phòng trừ nhện đỏ hại chè (P < 0,05). Trong đó thuốc Abakanec 4.0 EC phát huy hiệu lực cao nhất (78,70%), thấp nhất là thuốc Sokonec 3.6 EC (71,87%). Sử dụng thuốc Tung Gadin 3.6 EC và Sokonec 3.6 EC sau 3 ngày phun có hiệu lực tương đương nhau dao động trong khoảng từ (71,87% - 74,63%).
Như vậy cả 3 loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong phòng trừ nhện đỏ đều phát huy hiệu lực sớm sau 3 ngày phun.
Hình 3.5.Biểu đồ hiệu lực của các loại thuốc BVTV sinh học trong phòng trừ nhện đỏ.
Sau 5 ngày phun: Kết quả phân tích thống kê cho thấy Hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học ảnh hưởng có ý nghĩa trong phòng trừ nhện đỏ hại chè (P < 0,05). So với đối chứng phun nước lã phun Tung Gadin 3.6 EC có hiệu lực cao nhất (82,77%), cao hơn hiệu lực của thuốc Sokonec 3.6 EC (5,24%) và thuốc Abakanec 4.0 EC là (0,3%), thuốc có hiệu lực thấp nhất sau 5 ngày phun là thuốc Sokonec 3.6 EC (77,53%).
Sử dụng thuốc Abakanec 4.0 EC và thuốc Tung Gadin 3.6 EC sau 5 ngày phun có hiệu lực tương đương nhau dao động trong khoảng (82,47% - 82,77%).
Kết quả phân tích sau 7 ngày phun cho thấy thuốc Abakanec 4.0 EC có hiệu lực giảm dần và thấp nhất so với các thuốc còn lại (67,73%), trong khi
đó thuốc Sokonec 3.6 EC phát huy hiệu lực tốt đạt cao nhất (81,3%) cao hơn thuốc Abakanec 4.0 EC (13,57%).
Các loại thuốc Tung Gadin 3.6 EC và thuốc Abakanec 4.0 EC bắt đầu giảm mạnh 7 ngày sau phun, so với 5 ngày sau phun, thuốc Tung Gadin 3.6 EC giảm 6,7% (76,07% so với 82,77%), thuốc Abakanec 4.0EC giảm 14,74% (67,73% so với 82,47%).
Như vậy: Cả 3 loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học đều có hiệu lực cao (>60%) trong phòng trừ nhện đỏ gây hại trên giống chè Kim Tuyên, trong đó thuốc Sokonec 3.6 EC có hiệu lực cao hơn và thời gian phát huy hiệu lực kéo dài hơn 2 loại thuốc còn lại.