Phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè kim tuyên để chế biến chè OLong tại phú thọ (Trang 32 - 35)

*) Chiều cao cây (cm): theo dõi theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Mỗi điểm theo dõi cố định 3 cây. Chiều cao cây được đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng.

*) Độ rộng tán (cm): theo dõi theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Mỗi điểm theo dõi cố định 3 cây. Độ rộng tán được đo theo 2 chiều vuông góc nhau.

*) Số lứa hái (lứa): đếm tổng số lứa hái trong năm.

*) Thời gian trung bình của một lứa hái (ngày/lứa): tính trung bình thời gian giữa 2 lứa hái của tất cả các lứa hái trong năm.

+ Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất theo dõi theo từng lứa hái trong năm:

*) Mật độ búp(búp/m2): theo dõi theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Mỗi điểm theo dõi cố định ở 3 vị trí khác nhau. Sử dụng khung mật độ 25 x 25cmlàm công cụ theo dõi.

*) Khối lượng búp (g/búp): theo dõi theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Mỗi điểm hái 100g. Chỉ hái những búp theo yêu cầu của các thí nghiệm. Toàn bộ lượng búp ở các điểm trộn đều với nhau, cân 100g, đếm tổng số búp có trong 100g đó. Khối lượng búp được tính bằng tỷ số 100/tổng số búp có trong 100g.

*) Chiều dài búp (cm): theo dõi theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Mỗi điểm hái theo dõi 10 búp. Chiều dài búp của 1 điểm theo dõi là chiều dài búp trung bình của 10 búp. Chiều dài búp của mỗi lần nhắc là chiều dài búp trung bình của 5 điểm theo dõi. Chiều dài búp của mỗi công thức là chiều dài búp trung bình của 3 lần nhắc lại

*) Năng suất búp (tấn/ha): Năng suất búp của một lần nhắc là tổng sản lượng búp thu được của lần nhắc đó/năm (quy ra ha). Năng suất búp của một công thức là năng suất búp trung bình của 3 lần nhắc.

Các chỉ tiêu về sâu hại theo dõi 30 ngày 1 lần

*) Bọ trĩ (con/búp): Điều tra theo phương pháp đường chéo 5 điểm, mỗi điểm theo dõi cố định 5 cây. Mỗi điểm hái 20 búp (tổng số búp điều tra là 100); đếm số Bọ trĩ có trên 1 búp, số con/búp của ô thí nghiệm là số liệu trung bình của 100 búp.

Tổng số bọ cánh tơ điều tra Cách tính: Mật độ bọ cánh tơ (con/búp) =

Tổng số búp điều tra (100 búp) *) Rầy xanh (con/khay): Điều tra theo phương pháp đường chéo 5 điểm, mỗi điểm theo dõi cố định 5 cây, mỗi cây điều tra 2 khay (tổng số khay điều tra của diện tích thí nghiệm là 50). Sử dụng công cụ theo dõi là khay men có kích thước 35 x 25 x 5cm, dưới đáy khay tráng một lớp dầu hoả. Đặt khay

nghiêng 450- dưới gậm, rìa tán chè, dung tay đập mạnh trên tán chè 3 đập, sau đó đếm số rầy trong khay. Chỉ tiêu số con/khay của ô thí nghiệm là số liệu trung bình của 50 khay.

Tổng số rầy xanh điều tra Cách tính: Mật độ rầy xanh (con/khay) =

Tổng số khay điều tra

*) Bọ xít muỗi (% bị hại): Điều tra theo phương pháp đường chéo 5 điểm, mỗi điểm hái 40 búp (tổng số búp điều tra là 200). % bị hại = (tổng số búp bị hại x 100)/200

Tổng số búp bị hại x 100 Cách tính: Tỷ lệ gây hại% =

Tổng số búp điều tra

*) Nhện đỏ nâu (con/lá): Điều tra theo phương pháp đường chéo 5 điểm, mỗi điểm hái 20 búp (tổng số lá điều tra là 100). Hái lá bánh tẻ. Mật độ nhện hại = tổng số nhện điều tra/tổng số lá điều tra.

Tổng số nhện điều tra Mật độ nhện hại =

Tổng số lá điều tra (100 lá)

+ Tính hiệu lực của thuốc, chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học theo công thức Hederson – Tilton:.

Ta x Cb

H(%) = ( 1- ) x100 Tb x Ca

Ta: Số cá thể dịch hại chết ở công thức thí nghiệm sau xử lý thuốc Tb: Số cá thể dịch hại chết ở công thức thí nghiệm trước xử lý thuốc Ca: Số cá thể dịch hại chết ở công thức đối chứng sau xử lý thuốc Cb: Số cá thể dịch hại chết ở công thức đối chứng trước xử lý thuốc + Chỉ tiêu về đánh giá chất lượng:

*) Hàm lượng tanin (%): theo phương pháp Leventhal

*) Hàm lượng axit amin (%): V.R.Papvo (1996)

*) Hàm lượng đường khử (%): theo phương pháp Bertrand

*) Chỉ số hợp chất thơm (ml KMnO4 0,02N/100g chè khô): theo phương pháp Kharepbava (1960)

*) Đánh giá thử nếm cảm quan: theo TCVN3218-1993.

+ Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Theo phương pháp AOAC-1997. + Phân tích hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm

- Lợi nhuận (RVAC) được tính bằng tổng thu nhập (GR) trừ đi tổng chi phí (TC): RVAC = GR – TC

- Tỷ suất lợi nhuận = (GR – TC)/TC X 100 (%)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè kim tuyên để chế biến chè OLong tại phú thọ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)