Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tổ hợp phân hữu cơ trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè kim tuyên để chế biến chè OLong tại phú thọ (Trang 50 - 52)

chè Kim Tuyên.

Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại phân hữu cơ khác nhau sử dụng trên giống chè Kim Tuyên được tính trên khâu sản xuất nguyên liệu. Chi phí đầu tư bao gồm các chi phí như: Công lao động (bón phân, làm cỏ, phun thuốc BVTV, đốn, hái), vật tư chăm sóc (phân hữu cơ, phân gà, đậu tương ngâm, phân đạm, phân lân, phân kali...tùy theo từng công thức). Tổng thu được tính trên năng suất búp thu được. Giá nguyên liệu búp được tính trung bình là 20.000 đ/kg. Các số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tổ hợp phân hữu cơ trong sản xuất chè Kim Tuyên.

ĐVT: đồng. Phần thu Phần chi Công thức Sản lượng (tấn/ha) Giá TB (đ/kg) Tổng thu (đ) Công lao động (đ) Vật tư (đ) Tổng chi (đ) Lợi nhuận (Tổng thu – tổng chi) 30 tấn P.C+NPK (200N/ha tỷ lệ 3:1:1) 5,8 20.000 116.000.000 61.400.000 23.795.000 85.195.000 30.805.000 15 tấn P.C+5 tấn phân gà 6,6 20.000 132.000.000 59.800.000 14.500.000 74.300.000 57.700.000 15 tấn P.C+ 1 tấn đậu tương 6,4 20.000 128.000.000 58.100.000 21.500.000 79.600.000 48.400.000

Kết quả phân tích số liệu trong bảng 3.6 cho thấy:

* Về chi phí sản xuất:

Công thức bón 30 tấn P.C+NPK (200N/ha tỷ lệ 3:1:1) có tổng chi phí sản xuất nguyên liệu/ha cao nhất (85.195.000 đ/ha), sau đó đến công thức bón 15 tấn phân H.C + 1 tấn đậu tương (79.600.000 đ/ha), thấp nhất là công thức bón 15 tấn phân H.C + 5 tấn phân gà (74.300.000 đ/ha).

Tổng chi phí sản xuất biến động giữa các công thức chủ yếu do biến động về chi phí vật tư chăm sóc.

Chi phí cho vật tư để sản xuất nguyên liệu/ha ở 3 tổ hợp bón phân lần lượt là (23.975.000đ; 14.500.000đ và 21.500.000đ).

* Tổng thu giá trị nguyên liệu chè búp tươi:

Với giá nguyên liệu trung bình là 20.000 đ/kg, tổng thu từ bán búp của công thức bón 15 tấn phân H.C + 5 tấn phân gà đạt cao nhất (132.000.000 đ/ha), tăng 13,79% so với đối chứng và 3,12% so với công thức bón có bổ xung đậu tương.

Bón 30 tấn phân H.C + NPK (200N/ha tỷ lệ 3:1:1) cho giá trị thu từ sản phẩm thấp nhất ( 116.000.000đ/ha).

* Hiệu quả kinh tế:

Các loại phân bón khác nhau, ở các mức bón khác nhau làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất cụ thể:

Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được của công thức bón 15 tấn phân H.C + 5 tấn phân gà đạt cao nhất (57.700.000 đ/ha) lợi nhuận thu được cao hơn đối chứng (26.895.000đ/ha), sau đó đến công thức bón 15 tấn phân H.C + 1 tấn đậu tương lợi nhuận thu được (48.400.000 đ/ha)

Bón 30 tấn phân H.C + NPK (200N/ha tỷ lệ 3:1:1) cho giá trị lợi nhuận thấp nhất (30.805.000đ/ha).

Như vậy: Khi giảm 50% lượng phân hữu cơ, không dùng phân NPK theo quy trình mà bổ xung 5 tấn phân gà cho hiệu quả kinh tế cao nhất (lợi nhuận đạt 57.700.000đ/ha/30.805.000đ/ha(đ/c) tăng 87,3% so với đối chứng).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè kim tuyên để chế biến chè OLong tại phú thọ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)