Bón 15 tấn P.C+5 tấn phân gà cho năng suất cao nhất (6,6 tấn/ha/năm) tăng 13,79% so với đối chứng tiếp theo là công thức bón 15 tấn P.C+ 1 tấn đậu tương năng suất đạt (6,4 tấn/ha/năm) tăng 10,34% so với đối chứng.
Khi bón bón 15 tấn P.C+5 tấn phân gà và 15 tấn P.C+ 1 tấn đậu tương cho năng suất tương đương nhau.
Mật độ búp là nguyên nhân chính làm cho năng suất của công thức bón 15 tấn P.C+5 tấn phân gà cao hơn so với công thức bón 30 tấn P.C + NPK 200N/ha tỷ lệ 3:1:1 và công thức bón 15 tấn P.C+ 1 tấn đậu tương.
Công thức bón 15 tấn P.C+ 1 tấn đậu tương tuy có khối lượng búp cao hơn so với công thức bón 15 tấn P.C+5 tấn phân gà nhưng do mật độ búp thấp hơn hẳn nên năng suất búp thu được thấp hơn.
Như vậy: So với đối chứng thì tổ hợp bón 15 tấn phân chuồng/ha + 1 tấn đậu tương/ha làm khối lượng búp cao hơn so với các tổ hợp phân bón còn lại. Tuy nhiên bón 15 tấn phân chuồng/ha + 5 tấn phân gà/ha (CT2) cho mật độ búp cao nhất. Mật độ búp là yếu tố làm cho năng suất của CT2 đạt cao nhất (6,6 tấn/ha).
3.1.3: Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến thành phần sinh hóa của chè Kim Tuyên. chè Kim Tuyên.
Thành phần hóa học trong nguyên liệu chè búp tươi rất đa dạng. Để đánh giá ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến thành phần sinh hóa nguyên liệu búp tươi của giống chè Kim tuyên, chúng tôi phân tích một số chỉ tiêu sau: Tanin, chất hóa tan, hợp chất thơm, axit amin, hàm lượng đường khử.
Tanin trong chè chiếm khoảng 30% lượng chất khô, có vị chát, chúng có thể bị oxi hóa thành các chất có màu đỏ hoặc nâu. Đây là hai đặc điểm quan trọng nhất được tận dụng trong việc chế biến chè. Tất cả các thuộc tính cơ bản của nước chè như màu, vị, mùi đều ít nhiều liên quan đến tanin và các dẫn
xuất của tanin. Nguyên liệu dùng để chế biến chè Olong yêu cầu hàm lượng tanin thấp (<30 %). Chất hòa tan bao gồm tất cả các hợp chất tan được trong nước khi chiết xuất bằng nước sôi. Chất hòa tan là một trong những chỉ số quan trọng nhất đối với chất lượng chè thành phẩm [2] .
Hàm lượng axit amin trong nguyên liệu chè búp tươi phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác, chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, tham gia tạo thành chất lượng của chè thành phẩm. Axit amin là một trong những chất quan trọng trong việc hình thành nên các hợp chất thơm cho sản phẩm chè Olong, trong đó axit glutamic là một trong 3 chất quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng chè Olong thành phẩm.
Trong chè, các dạng đường (gluxit) tan trong nước có hàm lượng không nhiều, nhưng rất cần thiết, có vai trò quan trọng trong việc tạo hương thơm cho sản phẩm chè. Trong điều kiện nhiệt độ cao, một số hợp chất đường đơn (glucose, fructose) tác dụng với axit amin và các chất chát để tạo thành các phức chất tạo nên dãy mùi hoa hồng, quả chín, mật ong và mạch nha... Trong các hợp chất glucoside, aglycone và glycosidases là hai hợp chất chỉ thị quan trọng trong việc hình thành hương chè Olong.
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến một số chỉ tiêu sinh hóa của chè Kim tuyên được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến thành phần sinh hóa của chè Kim Tuyên.
Công thức Tannin (%) Chất hòa tan (%) Axit amin (%) Hợp chất thơm Đường khử (%) 30 tấn P.C+NPK (200N/ha tỷ lệ 3:1:1) 24,39 42,54 1,83 47,75 3,68 15 tấn P.C+5 tấn phân gà 24,38 42,91 1,94 47,79 3,75 15 tấn P.C+ 1 tấn đậu tương 23,96 42,26 1,90 47,98 3,71
Kết quả phân tích số liệu cho thấy:
* Chỉ tiêu Tannin:
Ở các tổ hợp phân bón khác nhau sau khi phân tích cho thấy hàm lượng Tanin dao động trong khoảng từ (23,96% - 24,39%), trong đó tổ hợp bón 30 tấn P.C+NPK 200N/ha tỷ lệ 3:1:1 cho hàm lượng Tannin cao hơn (đạt 24,39%). Có thể lượng đạm vô cơ có trong tổ hợp bón phân là nguyên nhân chính làm cho hàm lượng tanin cao hơn so với các công thức còn lại.
Công thức bón 15 tấn P.C+ 1 tấn đậu tương có hàm lượng tanin (23,96%) thấp hơn tổ hợp bón 30 tấn P.C+NPK 200N/ha tỷ lệ 3:1:1 (0,43%). Hàm lượng tanin thấp có lợi cho việc chế biến chè Olong.
* Chất hòa tan:
Cả 3 tổ hợp phân bón sử dụng trong thí nghiệm sau khi phân tích về hàm lượng chất hòa tan cho thấy, chất hòa tan có sự sai khác không đáng kể dao động trong khoảng từ (42,26 % - 42,91%). Như vậy, nếu xét về điểm chất hòa tan, bón 15 tấn phân H.C + 5 tấn phân gà có hàm lượng chất hòa tan có lợi cho chất lượng chè thành phẩm hơn so với các công thức còn lại.
* Axit amin:
Axit amin tự do tác dụng với dẫn xuất cathechin của chè tạo thành aldehyt có mùi thơm dễ chịu cho chè thành phẩm. Qua chế biến, hàm lượng acid amin tăng lên. Sở dĩ do quá trình thủy phân, một phần protein chè tạo thành acid amin trong quá trình chế biến.
Tổ hợp bón 15 tấn phân H.C + 5 tấn phân gà có hàm lượng axit amin đạt (1,94%) tăng 0,11% so với bón 30 tấn P.C + NPK 200N/ha tỷ lệ 3:1:1 và 0,04% so với bón 15 tấn phân H.C + 1 tấn đậu tương.
* Hợp chất thơm:
Hương thơm của chè phụ thuộc vào thành phần và hàm lượng các cấu tử tinh dầu có trong nguyên liệu và được tạo mới trong quá trình chế biến chè vì vậy khi đánh giá chất lượng chè đặc biệt là chè Olong thì chỉ số chất thơm là yếu tố khá quan trọng.
Hợp chất thơm có trong 3 tổ hợp phân bón sau khi phân tích cho thấy không có sự sai khác đáng kể, dao động trong khoảng (47,75% - 47,98%). Trong đó tổ hợp bón 15 tấn phân H.C + 1 tấn đậu tương có chỉ số chất thơm đạt (47,98%) thấp hơn tổ hợp bón 30 tấn P.C+NPK 200N/ha tỷ lệ 3:1:1 (0,23%).
* Đường khử:
Hàm lượng đường khử có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên vị của sản phẩm chè. Từ bảng số liệu trên cho thấy các tổ hợp phân bón trong thí nghiệm không làm ảnh hưởng đến hàm lượng đường khử trong giống chè Kim Tuyên, hàm lượng đường khử dao động lần lượt là tổ hợp bón 30 tấn phân H.C + NPK 200N/ha tỷ lệ 3:1:1 đạt (3,68%), tiếp đến là tổ hợp bón15 tấn phân H.C + 5 tấn phân gà đạt (3,75%) và tổ hợp bón 15 tấn P.C + 1 tấn đậu tương đạt(3,71%). Qua bảng phân tích cho thấy tổ hợp bón 15 tấn phân H.C + 5 tấn phân gà có hàm lượng đường khử có lợi cho chất lượng chè Olong thành phẩm hơn so với các tổ hợp phân bón còn lại.
Như vậy: Tổ hợp bón 15 tấn phân hữu cơ/ha + 5 tấn phân gà/ha (CT2) sau khi phân tích sinh hóa cho thấy hàm lượng các chất: (axit amin: 1,94%, chất hòa tan: 42,91%, đường khử: 3,75%), có lợi cho chất lượng chè Olong thành phẩm hơn các tổ hợp phân bón còn lại.