Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến sản xuất chè Kim Tuyên để chế biến chè Olong.
Công thức thí nghiệm
CT1: 30 tấn phân trâu, bò + NPK (3:1:1) 200N/ha, theo quy trình(Đ/C).
CT2: 15 tấn phân trâu, bò + 5 tấn phân gà/ha.
CT3: 15 tấn phân trâu, bò + 1tấn đậu tương ngâm/ha.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 200m2, không kể dải bảo vệ.
Sơ đồ thí nghiệm:
Kỹ thuật áp dụng:
- Phân hữu cơ, đào rạch bón, bón vào tháng 12- tháng 1 năm trước; vùi lẫn cành, lá chè sau đốn.
- Phân NPK đào rạch bón, bón 4 đợt/năm: đợt 1 30% (tháng 2), đợt 2 30% (tháng 5), đợt 3 25% (tháng 7), đợt 4 15% (tháng 9)
- Phân gà, đào rạch bón, bón 2 đợt/năm: đợt 1: 50% (tháng 2), đợt 2 50% (tháng 7)
- Đậu tương nghiền, ngâm: Hạt đậu tương khô nghiền nhỏ cho vào thùng hoặc bể chứa, sau đó cho nước ngập đậu tương và đậy kín; thời gian ngâm ủ: 40- 60 ngày. Tưới vào tháng 2 (50%), tháng 8 (50%), trước khi thu hái 30- 45 ngày.
Dải bảo vệ 2m
I CT1 CT2 CT3
II CT3 CT1 CT2
III CT2 CT3 CT1
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong sản xuất chè Kim Tuyên để chế biến chè Olong.
Công thức thí nghiệm
CT1: Sử dụng nước lã (Đ/C) CT2: Tung Gadin 3.6 EC. CT3: Sokonec 3.6 EC. CT4: Abakanec 4.0 EC.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 4 công thức với 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 100m2, không kể dải bảo vệ.
Sơ đồ thí nghiệm:
Kỹ thuật áp dụng
- Thời điểm phun thuốc sinh học: khi mật độ sâu hại đến ngưỡng phòng trừ. Cụ thể:
Rầy xanh 5 con/khay; nhện đỏ 2-4 con trên lá; Bọ cánh tơ 1-2 con/búp; bọ xít muỗi > 10% tỷ lệ búp bị hại). Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.
- Lượng nước thuốc 400-600 lít nước thuốc/ha.
- Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu theo tiêu chuẩn nghành TCN: 10-TCN-216-2003 Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các loại phân bón đối với nông sản cây trồng và phẩm chất nông sản.
Dải bảo vệ 2m
I CT4 CT1 CT3 CT2
II CT3 CT4 CT2 CT1
III CT2 CT3 CT1 CT4