Chủ thể & khách thể quản lý hoạt động học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang (Trang 35 - 108)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.2.1. Chủ thể & khách thể quản lý hoạt động học

Chủ thể quản lý HĐHT là Hiệu trưởng, khách thể quản lý là PHT, GVCN, GVBM, GT, BV, HS.

Xét trong mối quan hệ khác thì chủ thể quản lý là PHT, GVCN, GVBM, GT, BV; khách thể quản lý là HS.

HS cũng là chủ thể quan trọng nhất và là người quyết định chất lượng học tập.

1.4.2.2. Các nội dung quản lý hoạt động học của học sinh trường THPT DTNT

Lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học là lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy của GV và lãnh đạo và quản lý HĐHT của HS. Tuy nhiên, việc lãnh đạo và

Số hóa bởi trung tâm học liệu 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ quản lý HĐHT của HS là quản lý gián tiếp thông qua GV. Chính người GV mới là người trực tiếp quản lý việc học của HS.

Vậy hiệu trưởng quản lý hoạt động học của học sinh bằng cơ chế gián tiếp thông qua quản lý hoạt động giảng dạy và giáo dục của giáo viên, chính sự tác động quản lý của hiệu trưởng làm cho người giáo viên và các lực lượng giáo dục trong nhà trường thực hiện chức năng của họ trong quản lý hoạt động học của HS.

Trong phạm vi đề tài này chúng tôi tập trung vào các nội dung quản lý liên quan tới hoạt động học tập của HS như:

- Quản lý hoạt động học tập chính khoá. - Quản lý hoạt động học phụ đạo.

- Quản lý hoạt động tự học

- Quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá và các hình thức học tập khác.

- Quản lý kỷ cương nề nếp học tập ở trường.

- Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập.

- Quản lý sự phối hợp với nhau giữa phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giám thị, bảo vệ, Đoàn thanh niên, gia đình, xã hội trong quản lý hoạt động học tập của học sinh.

1.4.3. Đặc điểm quản lý hoạt động học tập của học sinh trường THPT DTNT tỉnh Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang

* Thuận lợi

- Trường THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang là trường phổ thông công lập, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước CHXHCN Việt Nam nên có đầy đủ các văn bản pháp quy, quy chế, Điều lệ hoạt động của một trường phổ

Số hóa bởi trung tâm học liệu 26 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thông, đồng thời nhà trường còn có các văn bản quy định về tổ chức hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú do Bộ GD&ĐT ban hành. Như vậy trường THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang vừa mang tính phổ thông dân tộc vừa có đặc điểm nội trú.

- Nhà trường được ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ theo các chương trình mục tiêu của Bộ giáo dục và đào tạo hơn hẳn so với các trường THPT khác trong tỉnh. Kinh phí hoạt động được cấp kịp thời, đúng chế độ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường tiến hành các hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động dạy học nói riêng.

- Nhà trường luôn nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện của các cấp, các ngành trong tỉnh. Đặc biệt là cơ quan chủ quản Sở GD&ĐT luôn chỉ đạo sát sao cả về tổ chức cũng như hoạt động chuyên môn.

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đoàn kết nhất trí, có kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà trường, năng nổ, nhiệt tình, chủ động trong công việc, mọi hoạt động của nhà trường đều được hoạch định bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể nên việc chỉ đạo thống nhất và có hiệu quả.

- Số giáo viên tương đối đủ về số lượng, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết với học sinh, gắn bó với nhà trường. Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, nhất trí, trẻ, khoẻ nên thuận lợi trong việc hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch năm học.

- Học sinh được tuyển vào trường là các hạt giống ở các vùng sâu, xa, vùng có hoàn cảnh KT-XH đặc biệt khó khăn nên các em hiếu học, có chí hướng phấn đấu tốt, yêu trường mến lớp, có động cơ mục đích học tập đúng

Số hóa bởi trung tâm học liệu 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đắn, đây cũng là một yếu tố thuận lợi quyết định tới chất lượng giáo dục trong nhà trường.

- Đảng , Nhà nước quan tâm điều chỉnh chế độ ưu đãi cho CBQL, GV và học sinh ở trường dân tộc nội trú hợp lý, nâng chế độ học bổng học sinh lên 840.000đ/1HS/tháng tạo điều kiện nâng cao chất lượng khẩu phần ăn cho các em để các em có đủ sức khoẻ học tập tốt.

* Khó khăn

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi còn nghèo, KT-XH còn gặp nhiều khó khăn, mức sống của người dân còn thấp, vì vậy mặc dù các cấp lãnh đạo đã quan tâm đầu tư cho sự phát triển GD-ĐT, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường và người học. Cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng từ năm 1990 đến nay đã xuống cấp, nhiều công trình bị hỏng không thể sử dụng được, lớp học chật chội, phòng ở học sinh bị quá tải, sân chơi, bãi tập đã cũ và không sử dụng được, vị trí trường đóng bên cạnh trường THPT Xuân Huy km7 là nơi xa thị xã, tình hình trật tự an ninh có nhiều vấn đề phức tạp.

- Đội ngũ giáo viên tuy có chuyên môn nghiệp vụ tương đối vững vàng nhưng việc tiếp cận với cái mới còn hạn chế (SKG mới, chương trình mới và PPDH mới) việc học tập nâng cao kiến thức khoa học, chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số nhân viên phục vụ không có chuyên môn nghiệp vụ, số lượng không được tuyển dụng vào biên chế chiếm tỷ lệ cao nên họ không yên tâm công tác do đó chất lượng phục vụ nhiều lúc chưa đáp ứng một cách đầy đủ công tác dạy học của nhà trường.

Số hóa bởi trung tâm học liệu 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Một số ít học sinh dân tộc thiểu số chưa xác định được động cơ và thái độ học tập, đầu vào bất cập, ưu tiên vùng miền cộng với khả năng tư duy kém mềm dẻo, linh hoạt, mức độ thay đổi giải pháp, thay đổi dự kiến cho phù hợp với hoàn cảnh còn chậm chạp, mang tính dập khuôn, máy móc, tính độc lập suy nghĩ và óc phê phán còn hạn chế, những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học của nhà trường.

Khả năng khái quát hoá và phân tích tổng hợp thiếu toàn diện, biểu hiện tự ty là đặc điểm thường gặp ở học sinh dân tộc nội trú. Tính tự trọng cao song nhiều khi thái quá trở thành bảo thủ, hay tự ái, thường có những phản ứng mạnh mẽ khi bị xúc phạm dẫn đến hậu quả khó lường, khó lấy lại lòng tin khi bị mất.

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT DTNT THPT DTNT

1.4.4.1.Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động học tập của học sinh bao gồm: trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ giáo viên. Nhà trường có thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của mình hay không phần lớn phụ thuộc vào trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ giáo viên.

Để có hiệu quả trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục trong quản lý học tập, người Hiệu trưởng phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, am hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, nắm chắc các phương pháp giáo dục, các nguyên tắc giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nhà quản lý phải là nhà giáo có kinh nghiệm, có năng lực, có uy tín chuyên môn, là con chim đầu đàn của tập thể giáo viên, biết cách tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trường một cách hiệu quả.

Số hóa bởi trung tâm học liệu 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong nhà trường, giáo viên là lực lượng chủ công để thực hiện các nhiệm vụ đề ra, giáo viên không đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu phẩm chất đạo đức thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao.

Yếu tố thứ hai là: Trình độ, năng lực, đặc điểm tâm lý học sinh. Trong công tác quản lý. Cụ thể là quản lý hoạt động học tập nhà quản lý cần nắm bắt và hiểu rõ những đặc điểm về trình độ, năng lực của học sinh từ đó đưa ra những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, từ đó mới đạt được hiệu quả cao trong quản lý.

Trong nhà trường nội trú, công tác quản lý hoạt động dạy học còn phải quan tâm tới đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc, phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng; tâm huyết với học sinh, chỉ đạo hướng dẫn giáo viên của mình có cách tiếp cận để có phương pháp dạy học hợp lý, gắn bó với học sinh, hết lòng vì học sinh các dân tộc thân yêu.

1.4.4.2. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động học tập bao gồm sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, phong trào giáo dục của địa phương, các điều kiện, phương tiện dạy học, sự hứng thú say mê học tập của học sinh....việc quản lý hoạt động học tập của nhà trường sẽ mang lại hiệu quả thiết thực khi được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên với những chính sách và đường lối đúng đắn nhằm khuyến khích động viên hoạt động học tập trong nhà trường. Phong trào giáo dục tại địa phương cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động học tập của nhà trường, nếu ở đâu học sinh có phong trào hiếu học, địa phương và gia đình quan tâm thì chắc chắn chất lượng giáo dục sẽ tốt hơn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Việc quản lý hoạt động học tập sẽ mang lại hiệu quả cao nếu trường lớp được xây dựng khang trang đúng quy định, điều kiện phương tiện dạy học hiện đại được trang bị đồng bộ kịp thời.

Số hóa bởi trung tâm học liệu 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 1

Từ những nét chủ yếu về lịch sử vấn đề nghiên cứu, các khái niệm cơ bản một số đặc trưng chủ yếu của quản lý và quản lý hoạt động học tập trong trường THPT nói chung và trường THPT-DTNT nói riêng. Đồng thời trên cơ sở lý luận của việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động học tập được thực hiện trong mối quan hệ biện chứng với các hoạt động khác. Chúng tôi có thể kết luận, như sau:

- Một trong những mục đích phát triển giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục.

- Với vị trí là quốc sách hàng đầu sự nghiệp GD-ĐT cần thực hiện những mục tiêu to lớn mà trung ương Đảng đưa ra từ Đại hội VII và Đại hội VIII đó là: " nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" trước mắt, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH được xem là nhiệm vụ nổi trội trong GD-ĐT. Đồng thời phải nắm vững vị trí, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục của hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú tìm ra được các giải pháp khả thi cho hoạt động giáo dục mà trọng tâm là hoạt động học tập. Dạy học có chất lượng cao là việc làm hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu mới của GD-ĐT trong giai đoạn hiện nay

Hệ thống trường THPT-DTNT được thành lập hầu khắp trên các tỉnh trong cả nước (từ huyện đến tỉnh) với mục tiêu là tạo nguồn cán bộ dân tộc của địa phương. Tính chất và đặc điểm của trường THPT-DTNT đã được khẳng định trong Quyết định số 2590/QĐ-GD&ĐT ngày 14/8/1997 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trường THPT-DTNT là một loại hình trường chuyên biệt vừa mang tính phổ thông vừa mang tính dân tộc nội trú. Nhiệm vụ là nuôi và dạy con em các đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi trở thành những cán bộ trong tương lai. Đặc biệt là các văn bản chỉ đạo của ngành đã và đang là những định hướng quan trọng cho

Số hóa bởi trung tâm học liệu 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thực tiễn giáo dục ở các trường, giúp các trường này nghiên cứu những cơ sở lý luận tiếp cận vấn đề quản lý hoạt động học tập ở các trường THPT-DTNT hiện nay. Bên cạnh đó trong mọi nơi, mọi lúc nhà trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác giáo dục, bồi dưỡng học sinh.

Tuy nhiên các vấn đề trình bày chỉ là những tri thức lý luận, còn việc đưa ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cần phải nghiên cứu thực trạng GD-ĐT, thực trạng quản lý hoạt động học tập của trường THPT- DTNT tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay.

Số hóa bởi trung tâm học liệu 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƢỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ

TỈNH TUYÊN QUANG

2.1. Vài nét khái quát về Trƣờng THPT DTNT tỉnh Tuyên Quang

Trường THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang tiền thân là trường thiếu nhi rẻo cao tỉnh Hà Tuyên, được thành lập năm 1959. Từ chỗ chỉ có lớp 1, lớp 2... đến lớp 5, lớp 6... trải qua gần 50 năm xây dựng, trưởng thành.... đến nay trường đã có 11 lớp với 47 CBGV và 450 học sinh.

Nhà trường ý thức sâu sắc vị trí, nhiệm vụ của mình là mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục ở miền núi, là nơi tạo nguồn đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số có sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, là một trung tâm văn hoá, khoa học kỹ thuật cho quê hương miền núi Tuyên Quang.

Trường THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang vừa phải thực hiện mọi quy định trong Điều lệ trường THPT vừa phải chú ý đến tính “chuyên biệt” đó là tính dân tộc và tính nội trú khi tiến hành các hoạt động dạy học. Đó chính là sự kết hợp giữa cái chung và cái riêng trong công tác giáo dục của nhà trường. Ngoài nhiệm vụ như các trường phổ thông, Trường THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang không chỉ chăm lo giáo dục toàn diện mà còn thay mặt gia đình học sinh, cộng đồng các dân tộc và toàn xã hội, nuôi dưỡng học sinh suốt quá trình học tập.

Nhà trường luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, vinh dự và tự hào trường đã được đón nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT về thăm động viên thầy và trò nhà trường như: đồng chí Đỗ

Số hóa bởi trung tâm học liệu 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Mười - Nguyên Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, đồng chí Võ Nguyên Giáp....

Với sự nỗ lực phấn đấu củ các thế hệ CBGV- CNV thực hiện sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, mái Trường THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang thực sự trở thành mái ấm của đại gia đình đồng bào các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh.

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, trường THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang có nhiều đổi mới, từ sau Nghị quyết 22/BCT-TW, Hội đồng bộ trưởng, Bộ GD&ĐT ra quyết định nhằm xây dựng và củng cố giáo dục miền núi vùng dân tộc, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con em các đồng bào dân tộc thiểu số tới trường. Một trong những giải pháp đó là củng cố và xây dựng hệ thống các trường dân tộc nội trú trong cả nước.

Từ năm 1990 chi bộ, BGH nhà trường đã thực sự làm cuộc cách mạng toàn diện mọi mặt hoạt động của nhà trường: Xây dựng đội ngũ, CSVC, phương pháp giảng dạy, công tác quản lý, các giải pháp nâng cao chất lượng,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang (Trang 35 - 108)