8. Cấu trúc của luận văn
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
Đối với tổ chức dạy học:
- Xếp thời khoá biểu hợp lý, tạo điều kiện cho việc học của HS, trong một buổi học không quá nhiều môn học, xen kẽ môn tự nhiên và môn xã hội, phù hợp với GV và HS, hạn chế việc HS đi lại quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và thời gian tự học ở nhà của HS.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho GVBM và các bộ phận khác trong quản lý HĐHT của HS như: Kiểm tra đầu giờ nhiều HS, giám sát chặt chẽ việc chuẩn bị bài ở nhà; xác định và phân loại đối tượng HS để theo dõi việc tự học ở nhà. GVBM ghi nhận tình hình HS trong sổ đầu bài, giáo dục HS vi phạm nội quy học tập.
Chỉ đạo GV về phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học
GV giới thiệu bài mới sát với thực tiễn đời sống, gần gũi với HS, kích thích sự tò mò, tìm hiểu khám phá những nội dung kiến thức sắp được học. GV BM tổ chức quá trình học tập làm sao cho tất cả HS, đặc biệt là HS yếu kém tiến hành các HĐHT nhịp nhàng theo hoạt động dạy của thầy; dẫn dắt các em từng bước chiếm lĩnh từng đơn vị kiến thức, làm cho các em yêu thích nội dung học tập. GV cần chú ý trợ sức cho HS yếu bằng cách giảng chậm để các em đủ thời gian suy nghĩ và giúp các em tái hiện kiến thức cũ liên quan đến nội dung
63
đang học. Cuối giờ GVBM hệ thống hoá kiến thức cơ bản nhất, làm rõ trọng tâm; dặn dò cụ thể nội dung học bài, làm bài ở nhà; chú ý đảm bảo tính vừa sức và kiểm tra chặt chẽ ở buổi học kế tiếp. Trong quá trình giảng dạy trong tiết học, giáo viên phải kiểm tra, đánh giá sâu sát hoạt động học của HS.
HT chỉ đạo giáo viên quản lý tinh thần, thái độ học tập của HS trong tiết học; kích thích động viên tinh thần, làm cho nội dung bài học trở nên thiết thân, gần gũi đối với HS, giúp các em yêu thích những điều đang học, từng bước chiếm lĩnh tri thức mới và có phương pháp hoạt động hiệu quả.
Kiểm tra việc thực hiện nề nếp học tập
HT hoặc PHT kiểm tra tình hình học tập theo thời khoá biểu; GVCN, GT kiểm tra sổ đầu bài nắm tình hình vắng, trễ, thực hiện nội quy học tập, để kịp thời giáo dục. HS vắng phải có đơn xin phép của phụ huynh. HS vắng một ngày không phép sau đó phải có phụ huynh đến trường xin phép. Nếu HS vắng hai ngày không phép mà phụ huynh không đến trường thì GVCN liên hệ gia đình để biết rõ lý do, kịp thời động viên, nhắc nhở, giáo dục kịp thời.
Hình thành động cơ học tập cho HS
HT chỉ đạo GVBM nên làm cho tri thức, kỹ năng, thái độ trở nên thiết thân đối với HS, các em yêu thích môn học, say mê hứng thú học tập. Người GV cần tổ chức cho HS tự phát hiện những điều mới lạ (cả nội dung tri thức lẫn phương pháp giành lấy tri thức đó). Các em từng bước giải quyết thành công nhiệm vụ học tập sẽ tạo hứng thú say mê với tri thức và chính hoạt động học tập. Học tập dần dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu được. Nó tạo nên sức mạnh tinh thần thường xuyên thúc đẩy các em vượt qua khó khăn để học tập với sự tự nguyện, say mê, hứng thú.
Hình thành mục đích học tập
Người giáo viên tổ chức quá trình giảng dạy làm cho HS thông qua hành động học tập, HS chiếm lĩnh từng mục đích bộ phận riêng lẻ, dần dần chiếm lĩnh toàn bộ đối tượng.
64
Hình thành các hành động học tập
Đối tượng của HĐHT cần phải được cụ thể hoá thành hệ thống nhiệm vụ mà học sinh sẽ thực hiện thông qua những hành động học tập. Người giáo viên trong quá trình giảng dạy cần đề ra hệ thống nhiệm vụ học tập theo một trình tự logic, HS hoàn thành nhiệm vụ học tập này làm cơ sở để giải quyết nhiệm vụ tiếp theo. Do đó học sinh phải cố gắng nắm vững kiến thức những nội dung đã học thì mới tiếp thu và giải quyết nhiệm vụ học tập kế tiếp. Người GV phải thường xuyên kiểm tra việc học bài và làm bài của HS, kịp thời củng cố kiến thức cho HS, nhất là đối với HS yếu. Việc giảng dạy trên lớp, người GV phải tổ chức được các hành động học tập cho HS, chính HS tiến hành các hành động học tập mới tạo nên sự phát triển trong tâm lý HS. Các hành động học tập ở nhà của HS vô cùng quan trọng, các em nắm vững nội dung học tập, rèn luyện tư duy, kỹ năng.
Chính vì vậy việc quản lý kiểm tra HĐHT ở nhà của HS là rất quan trọng, GV phải đề ra nhiệm vụ học tập phù hợp, đảm bảo tính vừa sức, kích thích tạo động lực học tập ở nhà của HS.
Quản lý ngƣời học
- Thay đổi nhận thức người học:
Ngay từ đầu cấp học và đầu năm học nhà trường tổ chức giáo dục học sinh, phân tích, giảng giải cho các em những điều hay, lẽ phải và tin tưởng, thương yêu, quan tâm đến các em. Hàng tuần hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng sinh hoạt dưới cờ, trong đó quan tâm khen thưởng những biểu hiện tốt đẹp của HS và phê bình những nhận thức và hành vi chưa tốt. GVCN là người trực tiếp quản lý giáo dục HS, họ có điều kiện nhất trong việc tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em. Chính vì vậy, GVCN giáo dục nhận thức của HS mang lại hiệu quả rất cao. Trong những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoại khoá, vui chơi, thăm viếng gia đình HS đều có mục đích giáo dục. Ngoài ra nhà trường còn phối hợp với gia đình, các đoàn thể chính trị xã hội trong và ngoài nhà
65
trường cùng nhau giáo dục nhận thức và chăm lo cho các em. Sự tác động tâm lý từ nhiều phía cùng với việc tạo môi trường thuận lợi cho các em học tập, chúng ta sẽ thấy được sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của HS.
- Hướng dẫn phương pháp học tập:
Trong giảng dạy người GV phải dạy cho HS cách học, hướng dẫn các em phương pháp học tập trên lớp, tự học ở nhà; hướng dẫn cách học từng bài, từng chương, rèn luyện kỹ năng tư duy, thực hành.
- Xây dựng tập thể HS:
Nhà trường muốn thực hiện tốt công tác giáo dục cần phải xây dựng tập thể HS như:
Xây dựng mối quan hệ đúng đắn trong tập thể, bao gồm quan hệ phụ thuộc trách nhiệm như trao đổi thông tin về công việc, phân công, phân nhiệm, đánh giá kết quả, để đạt mục đích tập thể đề ra. Ngay từ khi GVCN tiếp nhận lớp phải thực hiện việc tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm cho cán bộ lớp, cán bộ Đoàn thanh niên, tổ trưởng và các HS, trong đó nêu rõ cách thức phối hợp giữa các bộ phận để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu của lớp.
Ngoài ra nhà trường và GVCN cũng cần xây dựng quan hệ đoàn kết thân ái trong tập thể HS, giáo dục các em có mối quan hệ riêng tư phù hợp với lứa tuổi HS. Tổ chức các hoạt động giao lưu trong tập thể như hoạt động văn hoá, văn nghệ, cắm trại, thể dục thể thao, tham quan du lịch để tạo nên bầu không khí sôi nổi gắn bó mọi người với tập thể; giúp HS mở rộng, củng cố tri thức, lĩnh hội kinh nghiệm và năng lực hoạt động xã hội. Xác định viễn cảnh, xây dựng truyền thống nhà trường và hình thành dư luận xã hội, làm cho các em có niềm vui, hy vọng ở tương lai để cùng nhau tích cực hoạt động. Xây dựng truyền thống tập thể nhà trường, hình thành dư luận xã hội lành mạnh trong tập thể. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp và phối hợp với các tập thể khác trong và ngoài nhà trường.
66
Tóm lại việc xây dựng tập thể HS có ý nghĩa rất tốt đến hoạt động học tập, góp phần quan trọng trong giáo dục toàn diện nhân cách HS.
Tạo điều kiện cho việc học
Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm tạo điều kiện cho việc học tập của học sinh như:
- Điều kiện vật chất phục vụ hoạt động dạy và học, xây dựng cơ sở vật chất , mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học; tổ chức bảo quản và phát huy hiệu quả sử dụng. Đây là phương tiện cho hoạt động dạy và học, là một trong những yếu tố góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả dạy và học.
- Tạo môi trường an toàn về mặt tình cảm cho HS như chấp nhận các nhu cầu khác nhau cũng như những đặc điểm khác nhau của HS; nuôi dưỡng và khuyến khích HS bày tỏ quan điểm; có sự tương tác mang tính tôn trọng giữa GV & HS; xây dụng mối quan hệ tích cực:
Quản lý mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, kết quả học tập
+ Quản lý mục tiêu học tập:
Mục tiêu học tập của HS được cụ thể hoá trong từng môn học, từng chương, từng bài. Để quản lý nội dung này HT thông qua hệ thống quản lý như TTCM, PHT mà trực tiếp là GVBM. Như vậy, HT phải quán triệt và kiểm tra việc thực hiện mục tiêu học tập của HS bằng cách kiểm tra việc biên soạn nội dung giảng dạy, dự giờ, kiểm tra vở HS. Kiểm tra việc kiểm tra, đánh giá của GV và kết quả học tập của HS.
+ Quản lý nội dung, phương pháp của thầy có phù hợp với chủ trương của nhà trường hay không; nội dung giảng dạy phải ngắn gọn, rõ ràng, hệ thống và bật trọng tâm, phù hợp với đối tượng HS. Nội dung, phương pháp giảng dạy, học tập phải tạo được hứng thú, đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, hệ thống, phát huy nhiều đối tượng HS, có khả năng vận dụng và liên hệ thực tiễn [26].
67 + Quản lý kiểm tra kết quả học tập:
HT nhà trường tổ chức quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá đúng quy chế chuyên môn và theo tinh thần kiểm tra đánh giá thường xuyên, sâu sát đối tượng HS, hiểu rõ khả năng học tập của HS ở từng bộ môn, từng nội dung kiến thức. GVBM phải đánh giá HS ngay trong quá trình học tập ở từng tiết dạy và kiểm tra kết quả học tập qua kiểm tra thường xuyên, định kỳ. Một vấn đề lưu ý là GVBM phải đan xen kiểm tra và đánh giá trong suốt quá trình học tập, giáo viên nắm vững đối tượng HS để làm cơ sở để HS và giáo viên tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều chỉnh quá trình dạy và học [16].