Quản lý nhằm duy trì và phát huy hoạt động tự học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang (Trang 83 - 87)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5.Quản lý nhằm duy trì và phát huy hoạt động tự học

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Tự học, điều quan trọng là việc rèn luyện tư duy, tự học là cốt lõi của HĐHT, nó là một bộ phận của HĐHT. Muốn quản lý tốt hoạt động dạy và học trong nhà trường thì cần phải quản lý tốt hoạt động tự học vì tự học có vai trò quan trọng đến kết quả học tập của HS.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Hoạt động tự học bao gồm: Mục đích, động cơ, nội dung, phương pháp học tập, năng lực học tập, năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá.

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

- Giáo dục mục đích của học tập và vai trò của tự học cho HS:

Thông qua nhiều hình thức và nhiều lực lượng giáo dục trong nhà trường, đồng thời phối hợp với phụ huynh giáo dục cho các em mục đích của học tập đó là học để lập thân, lập nghiệp, học để làm người; từ đó các em có thái độ tự giác, tinh thần chủ động, tích cực và tình cảm hứng thú học tập, biết tự học để học suốt đời. Nhà trường phân tích và chứng minh bằng những gương học tập để các em thấy được vai trò quan trọng của tự học đối với kết quả học tập.

- Hình thành động cơ tự học ở nhà;

Động cơ học tập nói chung hiện thân ở những tri thức, kỹ năng, thái độ ở ngay trong từng bài học; nhưng không ít HS kiến thức không phải là đối tượng học tập, các em sợ kiến thức, không yêu thích môn học. Chính vì thế nhà trường phải tổ chức biên soạn nội dung giảng dạy và áp dụng phương pháp phù hợp nhất với HS, từng bước làm cho tri thức kỹ năng, thái độ trở nên thiết thân đối với HS.

- Phát triển năng lực tự đánh giá cho HS:

Tạo động cơ học tập ở nhà cho HS là việc làm rất khó đòi hỏi nhà trường phải kết hợp nhiều yếu tố. GVBM giao nhiệm vụ học tập cụ thể, rõ ràng và có kiểm tra chặt chẽ, vừa khuyến khích động viên, vừa xử phạt để tạo động cơ học tập.

73

Nội dung học tập ở nhà bao gồm: Nội dung học tập đã học trên lớp, hoàn thành bài tập, thực hiện bài thực hành hoặc chuẩn bị bài học mới. GVBM phải tổ chức quá trình học tập trên lớp sao cho HS có khả năng tự học khi đang diễn ra quá trình dạy và học để các em nắm vững kiến thức, khi về nhà bản thân HS tự học được thuận lợi. Những nội dung lý thuyết HS phải đạt được là các yêu cầu nhận biết, hiểu, nhớ và vận dụng những nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học. Khi giáo viên cho bài tập về nhà phải cụ thể, rõ ràng, vừa sức HS và theo một trình tự từ dễ đến khó vì lý do các em ở nhà thường làm việc một mình không có người hướng dẫn. GVBM khi giao nhiệm vụ cho HS làm bài thực hành, chuẩn bị bài mới cần lưu ý thời gian học tập ở nhà của HS hiện nay rất ít và phải chuẩn bị nhiều môn, nên cần phải phù hợp với khả năng của HS.

- Về phương pháp tự học ở nhà chúng ta cần thực hiện một số vấn đề sau đây: Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học và phương pháp dạy học quyết định chất lượng kết quả học tập. Vậy người quản lý phải tổ chức đổi mới phương pháp dạy học theo xu hướng thực hiện phương pháp dạy học tích cực sẽ tạo điều kiện để HS:

+ Biết xác định mục đích học tập, có phương pháp học tập.

+ Biết tự học để học suốt đời, biết tự đánh giá, biết tự tìm kiếm tri thức bằng nhiều con đường.

+ Biết học tập cá nhân và học tương tác, hợp tác, rèn luyện phương pháp học tập tích cực.

Chính vì thế nhà trường phải đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, phát triển thư viện trường, hướng dẫn và tạo điều kiện cho HS đọc sách và sử dụng công nghệ thông tin, khai thác hợp lý nguồn thông tin trên internet để phục vụ học tập [4].

- Giải pháp nâng cao năng lực tự học của HS:

GVBM giảng dạy cho HS hệ thống tri thức và cả phương pháp học tập. Chính vì vậy GV biên soạn nội dung phải phù hợp, gần gũi, sát thực tế, tạo

74

hứng thú cho HS. Phương pháp dạy của người thầy phải tổ chức quá trình nhận thức cho HS theo đúng quy luật; cách tổ chức hoạt động dạy khoa học, logic, thu hút HS tiến hành các hành động học tập; làm cho các em cảm thấy như đang khám phá, từng bước chiếm lĩnh làm chủ các khái niệm, các quy luật và các em cảm nhận được tiến bộ, trưởng thành của mình.

Nhà trường phải đổi mới kiểm tra đánh giá, ngoài nội dung kiểm tra năng lực nhận thức ở mức độ biết, hiểu và nội dung kiểm tra phải được nâng lên ở mức độ phân tích, tổng hợp, đánh giá thì HS sẽ cố gắng tư duy, từ đó nâng cao năng lực học tập cho HS.

Vậy để nâng cao năng lực tự học cho HS, chúng ta phải cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy.

- Phát triển năng lực tự đánh giá cho HS:

GV cần hướng dẫn và tạo điều kiện để HS tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau. Điều đó giúp các em biết rõ những phần kiến thức mà các em nắm vững và phần kiến thức bị hổng, những tiến bộ của mình, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với kết quả học tập, rèn luyện ý thức, thói quen, khả năng tự đánh giá. HT cần chỉ đạo giáo viên chú ý rèn luyện khả năng tự đánh giá, soạn bài tập, biểu điểm đáp án hoặc phiếu kiểm kê, thang xếp hạng để các em tự đánh giá [16], [21].

3.2.6.Quản lý nhằm Đổi mới và nâng cao hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá, tham quan và các hình thức học tập khác

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Tạo cho HS môi trường học tập cởi mở, bầu không khí hoà hợp, có sự hợp tác, trao đổi, giúp đỡ tương trợ nhau. Giúp HS củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức, rèn luyện kỹ năng tổ chức, diễn đạt, độc lập, sáng tạo trong học tập.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Về tổ chức có thể có hình thức học tập theo nhóm thống nhất, nghĩa là các nhóm đều thực hiện những nhiệm vụ học tập như nhau. Có thể tổ chức hình thức học tập theo nhóm phân hoá, đó là các nhóm thực hiện những nhiệm vụ học tập khác nhau trong cùng một đề tài cho toàn lớp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

75

3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp

Quản lý hoạt động học nhóm:

- Tuỳ theo bộ môn, từng chủ đề có thể chia nhóm thường là từ 5 - 7 HS. Trước tiên GV xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, nội dung của cuộc thảo luận nhóm. Nội dung thảo luận phải có yêu cầu tương đối cao để HS phải động não, bàn bạc để giải quyết; có liên hệ với những kiến thức và kỹ năng HS đã biết. Các nhóm làm việc ở những vị trí thuận lợi cho thảo luận nhóm.

Nếu hình thức tổ chức nhóm phân hoá thì giáo viên căn cứ khả năng của từng nhóm HS để giao nhiệm vụ học tập cho phù hợp. Giáo viên cần tạo không khí học tập cởi mở, tạo hứng thú, kích thích sự suy nghĩ và khả năng giải quyết vấn đề ở mỗi HS, đồng thời khuyến khích tất cả HS cùng tham gia. Giáo viên đóng vai là người tổ chức hướng dẫn, động viên các nhóm làm việc trên tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhau.

Người quản lý cần triển khai mục đích ý nghĩa việc tổ chức học nhóm cho GV và HS nhận thức đầy đủ; hướng dẫn tổ chức thực hiện và tạo điều kiện cho hoạt động học nhóm. Hiện nay các trường tổ chức học nhóm thường ở các nội dung ôn tập hệ thống hoá kiến thức, luyện tập, giải bài tập,…

Quản lý hoạt động ngoại khoá:

- Mục đích hoạt động ngoại khoá nhằm tạo điều kiện cho HS mở rộng, đào sâu tri thức, phát huy năng lực, sở trường của từng HS. Nhà trường tổ chức các câu lạc bộ, các lớp hướng dẫn về các lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, kỹ thuật [6].

Ví dụ như hiện nay HS ít có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, chúng ta tổ chức câu lạc bộ nói tiếng Anh thu hút HS và giáo viên tham gia. Khi vào buổi sinh hoạt tất cả mọi người đều phải sử dụng tiếng Anh và câu lạc bộ có tổ chức dạ hội, tham quan, du lịch và tạo cơ hội giao tiếp với người nước ngoài để rèn luyện kỹ năng và tạo hứng thú, thu hút HS tham gia.

76

Quản lý hoạt động tham quan và các hình thức học tập khác:

Tham quan là hình thức dạy học ngoại khoá, giúp HS mở rộng, đào sâu, tích lũy thêm tri thức, nâng cao hứng thú học tập, phát triển óc quan sát, kết hợp lý luận với thực tiễn.

Trong dạy học có thể có ba hình thức tham quan:

+Tham quan chuẩn bị: là hình thức tham quan được tổ chức trước khi học một tài liệu nào đó, nhằm chuẩn bị cho HS tích luỹ những sự kiện cần thiết để dễ dàng và hứng thú tiếp thu tri thức mới. Ví dụ như trước khi HS học bài “Quần xã sinh vật “có thể cho HS tham quan các loài sinh vật trong ruộng lúa, ao hồ.

+ Tham quan bổ sung: nhằm minh họa cho nội dung đang học. Ví dụ như tham quan ngoài thiên nhiên về hệ sinh thái rừng nhiệt đới; tham quan dây chuyền sản xuất công nghiệp.

+ Tham quan tổng kết: là hình thức tham quan được tổ chức sau khi học tài liệu nào đó nhằm củng cố, đào sâu kiến thức đã học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang (Trang 83 - 87)