Quản lý sự phối hợp với nhau giữa phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang (Trang 65 - 67)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.7. Quản lý sự phối hợp với nhau giữa phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm,

nhiệm, giáo viên bộ môn, quản lý học sinh, bảo vệ, Đoàn thanh niên, gia đình, xã hội trong quản lý hoạt động học tập của học sinh

Để quản lý HĐHT của HS đạt hiệu quả cần có sự phối hợp trong quản lý HĐHT, sự phối hợp giữa PHT, GVBM, GVCN, GT, BV, ĐTN. Điều lệ trường trung học có quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của các bộ phận nói trên trong quản lý giáo dục HS. Tuy nhiên hiệu trưởng cần cụ thể hoá nội dung trách nhiệm, phân công cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân trong quản lý HĐHT; quản lý sự phối hợp giữa các bộ phận trên theo một quy trình chặt chẽ. Nhà trường phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội trong quản lý giáo dục HS. Sức mạnh của người Hiệu trưởng là kết quả của sự huy động, kết hợp, điều chỉnh trí tuệ và tình cảm, sức mạnh vật chất và tinh thần của các lực lượng trong và ngoài nhà trường vào việc giáo dục và dạy học.

Mỗi bộ phận tham gia giáo dục trong nhà trường, gia đình, xã hội và học sinh cũng như các thành tố cơ bản có vai trò khác nhau, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Vai trò chức năng của từng thành tố tác nhân trong hoạt động giáo dục nhà trường như: HT, PHT, GVCN, GVBM, GT, BV, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội, bản thân học sinh đều ảnh hưởng đến chất lượn g học tập của học sinh trong đó vai trò chủ động tích cực của học sinh là trung

55

tâm và giải pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh thông qua GVBM và GVCN là khâu quan trọng nhất [15].

Công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh thông qua việc thực hiện chức năng quản lý đối với các thành viên, các bộ phận tham gia hoạt động giáo dục trong nhà trường, quản lý sự phối hợp giữa các bộ phận này trong nhà trường, quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh và các tổ chức xã hội. Đặc biệt quản lý hoạt động học tập của học sinh thông qua quản lý quy trình quản lý giáo dục học sinh, nhất là thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, theo cơ chế gián tiếp.

Bảng 2.11: Bảng đánh giá Quản lý sự phối hợp với nhau giữa phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, quản lý học sinh, bảo vệ,

Đoàn thanh niên, gia đình, xã hội trong quản lý hoạt động học tập của học sinh

TT

Quản lý sự phối hợp với nhau giữa phó hiệu trƣởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, quản lý học sinh, bảo vệ, Đoàn thanh niên, gia đình, xã hội trong

quản lý hoạt động học tập của học sinh

Điểm

1 Lập và phổ biến kế hoạch quản lý 3.5473

2 Quy định trách nhiệm và nhắc nhở thực hiện nhanh chóng,

kịp thời 3.4376

3 Yêu cầu phối hợp thực hiện quản lý hoạt động học tập theo

nội dung từng tháng 3.4445

4 Kiểm tra thực hiện quy chế phối hợp thực hiện các bộ phận 3.3715

ĐTB: 3.4502

Đánh giá: Điểm TB của toàn mẫu về đánh giá kết quả thực hiện quản lý

sự phối hợp giữa phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giám thị, bảo vệ, Đoàn thanh niên, gia đình, xã hội trong quản lý hoạt động học tập của học sinh là 3.4488. Chứng tỏ HT thực hiện khá tốt mặt quản lý này. HT

56

thực hiện tốt chức năng quản lý đối với quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường. Tuy nhiên đi vào chiều sâu quản lý sự phối hợp trên để nâng cao chất lượng học tập của HS chúng ta cũng cần khai thác một cách đầy đủ và chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang (Trang 65 - 67)