8. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Khái quát quá trình khảo sát
Để tìm hiểu thực trạng quản lý HĐHT của HS ở trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với ba nhóm đối tượng:
Ba nhóm đối tượng:
* Nhóm quản lý gồm: HT, PHT, TTCM: 8 người. * Nhóm GV: 30 người.
* Nhóm HS: 50 HS
Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề sau:
- Tìm hiểu việc đánh giá của QL, GV, HS về kết quả thực hiện các nội dung quản lý HĐHT.
- Trưng cầu ý kiến của QL, GV về một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động học tập của học sinh.
Cách tính điểm như sau:
- Mức độ thực hiện: Thực hiện (TH) = 1 ; Không thực hiện (KTH) = 0. - Kết quả thực hiện: Tốt (T) =4 ; Khá (K) = 3 ; Trung bình (TB) =2; Chưa đạt (CĐ)=1.
46
Nếu các trung bình kết quả thực hiện < 3 : thực hiện còn hạn chế.
Để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động học tập của HS ở trường THPT DTNT tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi sử dụng bảng hỏi để khảo sát 7 nội dung quản lý gồm :
- Quản lý hoạt động học tập chính khoá. - Quản lý hoạt động học phụ đạo.
- Quản lý kỷ cương nề nếp học tập ở trường.
- Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập. - Quản lý hoạt động tự học ở KTX.
- Quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá và các hình thức học tập khác.
- Quản lý sự phối hợp với nhau giữa phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giám thị, bảo vệ, Đoàn thanh niên, gia đình, xã hội trong quản lý hoạt động học tập của học sinh.
Sau khi thu thập và phân tích số liệu thu được kết quả ở từng nội dung như sau: