8. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Biện pháp tăng cường quản lý kỷcương nềnếp
3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp
Quản lý nề nếp, kỷ cương là tiền đề. Tạo môi trường an toàn, lành mạnh để tiến hành các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động học tập. Do vậy, trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động học tập nói riêng quản lý kỷ cương nề nếp là yếu tố đảm bảo thành công khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
- Thực hiện mô hình quản lý học sinh dựa trên sự phối hợp của các lực lượng giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội, tính đến sự phù hợp với đối tượng để thực hiện mục tiêu giáo dục.
3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp
Công tác quản lý hoạt động giáo dục học sinh thông qua việc thực hiện chức năng quản lý đối với các thành viên, các bộ phận tham gia hoạt động giáo dục trong nhà trường; quản lý sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường; quản lý sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình học sinh và các tổ chức xã hội; đặc biệt quản lý hoạt động học tập của học sinh thông qua quản lý quy trình quản lý giáo dục học sinh, nhất là thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, theo cơ chế gián tiếp.
Mô hình quản lý hoạt động học tại trường THPT dựa trên lý thuyết quản lý hệ thống - quản lý tổ chức, tập trung vào đối tượng học sinh yếu kém. Cụ thể là có sự phân công trách nhiệm bằng bản mô tả chi tiết công việc cho từng bộ phận, quy chế phối hợp chặt chẽ; thực hiện quy trình quản lý học sinh thông qua hệ thống tất cả các bộ phận tham gia hoạt động giáo dục trong nhà trường, kiểm soát việc chấp hành nội quy, kỷ luật; tổ chức hoạt động học tập trên lớp và ở nhà, quản lý theo thời gian học tập một buổi, có phụ đạo chung và phụ đạo học sinh yếu kém theo chu trình khép kín.
Do một số trường, đối tượng học sinh vùng sâu, nông thôn, chất lượng đầu vào rất thấp nên trong quản lý giáo dục học sinh chúng ta thực hiện triệt để
70
quan điểm khách quan, toàn diện và lịch sử cụ thể. Huy động mọi nguồn lực, thực hiện quản lý hoạt động dạy - học, giáo dục học sinh tập trung cho đối tượng học sinh yếu kém. Hoạt động quản lý nhà trường tập trung quản lý hướng đến chất lượng.