Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang (Trang 54 - 108)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.2.Nguyên nhân

- Đối tượng học sinh này được tuyển từ những vùng cao, xa xôi hẻo lánh của tỉnh - đó là những vùng KT-XH kém phát triển, trình độ dân trí còn thấp, đời sống đồng bào khó khăn, ít có điều kiện tiếp xúc với những thông tin KT- XH trong nước và thế giới qua các phương tiện truyền thông, truyền hình, ít có điều kiện giao lưu, hoà nhập với cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, cuộc sống tự cung tự cấp là cơ bản. Vốn kinh nghiệm nghèo nàn tạo cho học sinh quen suy nghĩ đơn giản, một chiều, lối sống tự do phóng khoáng thích đua đòi...

- Một số học sinh chưa được chuẩn bị tâm lý trước khi đến trường, chưa hứng thú đi học, chưa thích ứng với môi trường mới, đối với các em từ hoạt động “làm - học - chơi” nay chuyển sang trạng thái “học” với những yêu cầu cao về tri thức tính kỷ luật chặt chẽ của nhà trường nội trú là một khó khăn không dễ khắc phục ngay.

- Đại bộ phận học sinh ở xa (từ 15km đến 150km) địa phương, gia đình ít có điều kiện trực tiếp quan tâm đến con em của họ, hơn nữa bản thân các em lại bị hẫng hụt về tâm lý khi chuyển cấp và đến một môi trường hoàn toàn mới lạ.

44

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động học tập ở trƣờng THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang

Bảng 2.5: Vài nét về đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng THPT-DTNT tỉnh Tuyên Quang Năm học Tổng số Nữ Dân tộc T.độ Đ.tạo Trình độ LLCT Tuổi đời Kinh Tày Dao ĐH Sau

ĐH TC Cao cấp <50 <55 2009 - 2010 3 1 1 1 1 3 1 3 0 2010 - 2011 4 4 1 1 1 3 1 3 0 2011 - 2012 4 4 2 1 1 3 1 3 1 1

- Đội ngũ CBQL tuổi đời, tuổi nghề khá cao, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, được CBGV tin yêu quý trọng. Đội ngũ Ban giám hiệu đều là người địa phương hoặc có gia đình ở địa phương, có tâm huyết với nghề nghiệp, nhiệt tình với sự nghiệp giáo dục miền núi, vùng dân tộc, nắm chắc đối tượng quản lý.

- Luôn đoàn kết thống nhất, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, trong chỉ đạo thường xuyên chăm lo đến đời sống giáo viên và học sinh.

- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động giáo dục của nhà trường luôn được đặt lên hàng đầu, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong trường để chỉ đạo mọi hoạt động mà trọng tâm là công tác dạy học.

- Trong công tác quản lý hoạt động dạy học, Ban giám hiệu đã vận dụng lý thuyết điều khiển học và đảm bảo hệ thống thông tin, tạo ra cơ cấu

45

thích hợp trong điều hành mà hiệu quả là chất lượng dạy học. Phân công trách nhiệm trong bộ máy thực sự khoa học, hợp lý với năng lực và hoàn cảnh CBGV.

Tuy nhiên trong tập thể BGH làm việc nhiều khi chưa được đều tay, chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý một cách bài bản, tuổi đời đã cao nên chậm đổi mới và thích ứng với yêu cầu chung. Cá biệt có lúc xử lý công việc còn thiếu cơ sở khoa học quản lý giáo dục .

2.3.1. Khái quát quá trình khảo sát

Để tìm hiểu thực trạng quản lý HĐHT của HS ở trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với ba nhóm đối tượng:

Ba nhóm đối tượng:

* Nhóm quản lý gồm: HT, PHT, TTCM: 8 người. * Nhóm GV: 30 người.

* Nhóm HS: 50 HS

Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề sau:

- Tìm hiểu việc đánh giá của QL, GV, HS về kết quả thực hiện các nội dung quản lý HĐHT.

- Trưng cầu ý kiến của QL, GV về một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động học tập của học sinh.

Cách tính điểm như sau:

- Mức độ thực hiện: Thực hiện (TH) = 1 ; Không thực hiện (KTH) = 0. - Kết quả thực hiện: Tốt (T) =4 ; Khá (K) = 3 ; Trung bình (TB) =2; Chưa đạt (CĐ)=1.

46

Nếu các trung bình kết quả thực hiện < 3 : thực hiện còn hạn chế.

Để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động học tập của HS ở trường THPT DTNT tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi sử dụng bảng hỏi để khảo sát 7 nội dung quản lý gồm :

- Quản lý hoạt động học tập chính khoá. - Quản lý hoạt động học phụ đạo.

- Quản lý kỷ cương nề nếp học tập ở trường.

- Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập. - Quản lý hoạt động tự học ở KTX.

- Quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá và các hình thức học tập khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý sự phối hợp với nhau giữa phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giám thị, bảo vệ, Đoàn thanh niên, gia đình, xã hội trong quản lý hoạt động học tập của học sinh.

Sau khi thu thập và phân tích số liệu thu được kết quả ở từng nội dung như sau:

2.3.2. Quản lý hoạt động học chính khoá

+ Quản lý hoạt động học chính khoá:

Việc học tập trên lớp của học sinh ở các môn học rất quan trọng, học sinh phải thực hiện nhiệm vụ học tập theo quy định điều lệ nhà trường. Trong giờ học, GVBM quản lý HĐHT của HS, tổ chức điều khiển quá trình học tập, thực hiện nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. Việc dạy học của GV chính là tổ chức hoạt động học tập của học sinh, chính sự hoạt động của bản thân HS quyết định kết quả học tập.

47

Trong tiết học, HS tiến hành HĐHT, từng bước thực hiện nhiệm vụ học tập theo một trình tự mà giáo viên đề ra. Để việc học tập trên lớp có kết quả cao đòi hỏi GVBM thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức của HS, bản thân HS phải có tinh thần, thái độ, động cơ, mục đích và phương pháp học đúng đắn. HĐGD& HĐHT song song tồn tại, tác động hỗ trợ và gắn bó hữu cơ với nhau, cả hai hoạt động này đều có vai trò trực tiếp và quan trọng, quyết định chất lượng học tập. Trong học bài mới HS cần phải đạt được mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và có khả năng vận dụng. Các tiết ôn tập nhằm hệ thống hoá kiến thức, tìm hiểu mối liên hệ giữa các kiến thức, đây là cơ hội cho học sinh nắm vững những nội dung kiến thức đã học, giúp rèn luyện tư duy và kỹ năng. Tiết bài tập giúp HS rèn luyện khả năng vận dụng, rèn luyện kỹ năng, phát huy tích tích cực, độc lập suy nghĩ, phát triển óc sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề. Trong học tập có tiết kiểm tra, nhằm giúp GV đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS qua đó GV tự đánh giá HĐGD của mình để điều chỉnh HĐGD. Qua kiểm tra giúp HS tự đánh giá, tự điều chỉnh từ đó tác động trở lại HĐHT [9].

Bảng 2.6: Đánh giá quản lý hoạt động chính khóa

TT Quản lý hoạt động chính khóa Điểm

1 Lập kế hoạch chỉ đạo, xếp thời khóa biểu hợp lý 3.5189

2

Phân công trách nhiệm cho giáo viên bộ môn và các bộ

quản lý hoạt động học của học sinh trong giờ lên lớp 3.6817

3 Kiểm tra tình hình học tập của học sinh theo thời khóa biểu 3.4142

4

Thông qua hoạt động của hiệu phó chuyên môn, tổ trưởng, giáo viên bộ môn kiểm tra việc học của học sinh ở các tiết ôn tập, kiểm tra, thực hành theo quy định

48

TT Quản lý hoạt động chính khóa Điểm

5

Cùng các lực lượng giáo dục trong nhà trường giáo dục ý

thức, thái độ, động cơ học tập cho học sinh 3.5318

6

Xây dựng mối quan hệ giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh theo tinh thần phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

3.6648

7

Thông qua hoạt động HPCM, TTCM, GVBM quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả học tập của học sinh

3.4948

8

Kiểm tra, tổ chức thực hiện việc chuẩn bị dụng cụ, tài liệu

học tập của học sinh 3.4029 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐTB: 3.5335

Đánh giá: Qua bảng 2.6 cho thấy điểm trung bình các hoạt động ≥ 3,

ĐTB là 3.5189, chứng minh hoạt động quản lý học tập là khá tốt. Trong đó, Phân công trách nhiệm cho giáo viên bộ môn và các bộ quản lý hoạt động học của học sinh trong giờ lên lớp và Xây dựng mối quan hệ giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh theo tinh thần phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt điểm TB cao nhất. Các hoạt động khác như : Lập kế hoạch chỉ đạo, xếp thời khóa biểu hợp lý và Thông qua hoạt động của hiệu phó chuyên môn, tổ trưởng, giáo viên bộ môn kiểm tra việc học của học sinh ở các tiết ôn tập, kiểm tra, thực hành theo quy định ở mức khá tốt. Ở trường DTNT Tuyên Quang do đầu vào học sinh yếu, mặt bằng kiến thức không đồng đều mà việc lập kế hoạch, xá định động cơ học tập là nhưng nội dung cần quan tâm trong quá trình thực hiện.

49

2.3.3. Quản lý học phụ đạo

Trong thực tế, các trường THPT DTNT học sinh chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cho nên chất lượng HS đầu vào rất thấp, nhiều HS bị mất căn bản trầm trọng ở nhiều bộ môn, khả năng nói tiếng kinh của nhiều học sinh còn hạn chế. Thực hiện dạy học cá biệt ngay trong các tiết lên lớp chính khóa,hay phụ đạo thêm giờ cần quan tâm giảng dạy phù hợp với đối tượng HS dân tộc, đặc biệt phải giúp các em yếu kém có điều kiện củng cố lại kiến thức. Trong quá trình giảng dạy, GV phải luôn thực hiện bám sát đối tượng HS, thực hiện nội dung, phương pháp giảng dạy tập trung vào đối tượng HS yếu kém. Chúng ta kiểm tra, đánh giá và phân loại đối tượng để tổ chức dạy phụ đạo ngay từ đầu năm học; điều này phù hợp với lý luận và thực tiễn dạy học.

Bảng 2.7: Bảng đánh giá quản lý hoạt động phụ đạo

TT Quản lý hoạt động phụ đạo Điểm

1 Lập kế hoạch phụ đạo, nâng cao chất lượng học sinh yếu kém 3.6350

2 Phân công trách nhiệm cho giáo viên bộ môn và các bộ quản lý

hoạt động phụ đạo 3.5351

3 Kiểm tra tinh thần, thái độ, tình hình học tập của học sinh trong

giờ phụ đạo 3.5471

4

Thông qua hoạt động của hiệu phó chuyên môn, tổ trưởng, giáo viên bộ môn kiểm tra việc học của học sinh ở các tiết phụ đạo theo quy định

3.5592

5 Chỉ đạo tổ chức dạy và học phụ đạo phù hợp với học sinh yếu kém 3.5318

6

Quan tâm nhắc nhở, xây dựng mối quan hệ giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh nhằm động viên giúp đỡ học sinh tiến bộ

3.2256

7 Thông qua hoạt động HPCM, TTCM, GVBM quản lý mục

tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả học tập phụ đạo 3.4488 8 Tạo điều kiện CSVC tốt cho học phụ đạo 3.5496

50

Đánh giá: Qua bảng này dễ dàng nhận thấy hoạt động quản lý phụ đạo

là khá tốt, ĐTB ≥ 3, chứng minh các hoạt động phụ đạo cho học sinh đã được quan tâm, đầu tư, giáo viên dành nhiều tâm huyết, đầu tư chuyên môn cho học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh nhà trường. Nhiều năm qua chất lượng học tập nhà trường được nâng cao cũng do công tác chỉ đạo và kế hoạch phụ đạo đúng hướng. Tuy nhiên, cần quan tâm hơn nưa đến việc quản lý nội dung, phương pháp và kết quả học tập, vì thực tế chương trình kế hoạch dạy phụ đạo mang tính tự chủ và mức độ phù hợp thay đổi theo từng năm học.

2.3.4. Quản lý hoạt động tự học

Tự học, điều quan trọng là việc rèn luyện tư duy, tự học là cốt lõi của HĐHT, nó là một bộ phận của HĐHT. Muốn quản lý tốt hoạt động dạy và học trong nhà trường thì cần phải quản lý tốt hoạt động tự học vì tự học có vai trò quan trọng đến kết quả học tập của HS. Hoạt động tự học bao gồm: Mục đích, động cơ, nội dung, phương pháp học tập,năng lực học tập, năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá.

Tóm lại, tự học có vai trò hết sức quan trọng đối với chất lượng học tập của HS, chúng ta nghiên cứu về tự học và quản lý hoạt động tự học và vận dụng tốt trong quản lý nhà trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng GD.

Đối với học sinh trường DTNT. Hoạt động tự học diễn ra tại KTX, trên giảng đường, thư viện và do học sinh tự giác thực hiện dưới sự kiểm tra, giám sát của lãnh đạo và giáo viên trực.

51 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.8: Bảng đánh giá quản lý hoạt động tự học

TT Quản lý hoạt động tự học Điểm

1 Lập kế hoạch quản lý tự học 3.6350

2 Phân công trực quản lý giờ tự học 3.6371

3 Kiểm tra tinh thần, thái độ, tình hình học tập của học sinh trong giờ tự học

3.6471

4 Hướng dẫn phương pháp tự học theo tập thể 3.6590

5 Kiểm tra kết quả tự học 3.5381

ĐTB: 3.6232

Đánh giá: Với điểm trung bình 3.6443 cho thấy mức độ thực hiện quản lý hoạt động tự học là khá tốt. thự tế từ nhiều năm nay công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh luôn được chú trọng, quan tâm nhằm rèn luyện tính tự lập, tự giác và chủ động học tập của học sinh, rèn luyện ý tức tổ chức kỷ luật trong học tập, xây dựng nề nếp kỷ cương trong nhà trường.

2.3.5. Quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá, tham quan và các hình thức học tập khác hình thức học tập khác

Đây là những hình thức học tập có những ưu điểm nhất định so với hình thức học chính khoá và các hình thức học tập này bổ sung làm phong phú hình thức học tập; phát huy năng lực sở trường và rèn luyện khả năng học tập, phát triển nhân cách cho HS. Chúng ta cần tạo điều kiện và hướng dẫn giáo viên và học sinh tổ chức, tham gia các hình thức học tập nói trên có hiệu quả. Trong những năm học vừa qua hình thức học tập này được nhà trường chú trọng thông qua thăm quan các di tích lịch sử, địa danh văn hóa. Các chương trình ngoại khóa bộ môn, diễn đàn…thông qua hoạt động của đoàn thanh niên đã thu hút sự quan tâm đông đảo của học sinh tạo nên không khí học tập sôi nổi và hiệu quả.

52

Bảng 2.9: Đánh giá quản lý hoạt động ngoại khóa và các hình thức học tập khác

TT Quản lý hoạt động tự học Điểm

1 Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá, tham quan và các hình thức học tập khác

3.4380

2

Phân công quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá, tham quan và các hình thức học tập khác theo mục tiêu giáo dục nhà trường

3.4671

3 Chỉ đạo quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá, tham quan và các hình thức học tập khác

3.4475

4

Kiểm tra thực hiện và kết quả thực hiện các hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá, tham quan và các hình thức học tập khác

3.4590

ĐTB: 3.4529

Đánh giá: Với kết quả điểm trung bình là 3.4643 hình thức quản lý

hoạt động học tập này được đánh giá tốt. Đây là hình thức học tập tích cực, phong phú, đa dạng và cuốn hút bổ trợ học tập và rèn các kỹ năng cho học sinh như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác…phát huy tính sáng tạo của học sinh trong học tập.

2.3.6. Quản lý kỷ cương nề nếp học tập

Việc quản lý kỷ cương nề nếp rất quan trọng đối với chất lượng học tập của HS. HS phải chấp hành nội quy kỷ luật nhà trường, vì nội quy nhà trường được biên soạn trên cơ sở cụ thể hoá những quy định trong Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học và căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang (Trang 54 - 108)