6. Bố cục luận văn
4.4. xuất, kiến nghị
4.4.1. Với chính phủ, các bộ ngành trung ương
- Chính phủ cần có những chế tài đủ mạnh để ngăn chặn và xử lý nạn sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái, phải tăng mức hình phạt lên gấp 3, gấp 4 lần so với mức phạt hiện nay. Phải áp dụng biện pháp hình sự để truy tố những đối tƣợng này, đồng thời kiên quyết cấm nhập khẩu những loại hàng hóa không đảm bảo chất lƣợng, hàng hóa độc hại; phối hợp với chính phủ các nƣớc để xác mình nguồn gốc hàng nhập khẩu để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái nhập vào thị trƣờng trong nƣớc. Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng triệt để và quyết liệt hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại quốc tế, thực thi quyền "tự vệ chính đáng" của chúng ta đã đƣợc tổ chức thƣơng mại thế giới WTO cam kết mà chúng ta là một thành viên để ngăn chặn các loại hàng hóa này vào Việt Nam.
- Đối với lực lƣợng trực tiếp quản lý thị trƣờng chống hàng giả, hàng nhái, cần tăng cƣờng năng lực và quyền hạn cho họ bằng cách giao cho các lực lƣợng thực thi đi làm trực tiếp quyền xử phạt cao hơn, trang bị cho họ thiết bị máy móc cho việc điều tra bắt giữ, giám định hàng hóa một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Đồng thời tăng cƣờng thanh tra giám sát để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngăn chặn và xử lý những cán bộ tha hóa, biến chất trong lực lƣợng thực thi, móc ngoặc, bao che, bảo kê cho bọn buôn bán trái phép. Đối với những đơn vị để xảy ra tình trạng trên thì ngƣời lãnh đạo phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với việc xảy ra trong đơn vị mình phụ trách. Song song với việc đó là phải giáo dục ý thức trách nhiệm và lƣơng tâm của cán bộ trong công tác, có nhƣ vậy chúng ta mới có những lực lƣợng đủ mạnh, những cán bộ trong sạch, có ý thức trách nhiệm, có lƣơng tâm thực thi nhiệm vụ.
- Về mặt truyền thông, các cơ quan báo chí, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên tuyền về tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng nhƣ kiến thức cho ngƣời dân về việc phân biệt hàng giả, hàng thật, thông tin về các doanh nghiệp sản xuất, buôn bán hàng giả để ngƣời dân có đủ kiến thức cần thiết khi mua bán hàng hóa trên thị trƣờng. Đối với ngƣời dân, cần nghiên cứu kĩ thông tin trƣớc khi mua hàng, kiên quyết không mua và tẩy chay hàng giả, hàng nhái… Phát hiện và thông báo cho các cơ quan chức năng khi phát hiện ngƣời sản xuất, buôn bán hàng nhái, hàng giả trên thị trƣờng. Có ý thức khi mua hàng không ham rẻ, ham đẹp để làm cho hàng giả, hàng nhái có đất sống. Bên cạnh đó, nên xã hội hóa công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái, thành lập quỹ chống hàng giả, hàng nhái, kêu gọi sự đóng góp của toàn xã hội để có nguồn tài chính bổ xung trang thiết bị cho các lực lƣợng chức năng đi làm nhiệm vụ, công tác tuyên truyền, khen thƣởng cho những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác chống hàng giả, hàng nhái.
- Đối với ban chỉ đạo 127 trung ƣơng cần tham mƣu trình Chính phủ đề ra chƣơng trình hành động cấp quốc gia về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng, xâm phạm quyền SHTT … định hƣớng mục tiêu nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phƣơng, các tổ chức, cá nhân và nhân dân đối với công tác này. Tham mƣu trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các cơ quan thực thi nhƣ: quy định trách nhiệm hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân …; quy định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tái lập quỹ đấu tranh chống hàng giả nhƣ trƣớc đây đã thực hiện…; quy định để lại 100% số tiền phạt vi phạm hành chính trong sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng, xâm phạm SHTT… nhằm tạo điều kiện trang bị phƣơng tiện, đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ, động viên khen thƣởng cho các cơ quan thực thi.
4.4.2. Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh
- Đề nghị tăng thêm biên chế cho các lực lƣợng chức năng tham gia quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh, nhất là các lực lƣợng thanh tra chuyên ngành nhƣ: Quản lý thị trƣờng, khoa học và công nghệ, y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, văn hóa thể thao và du lịch, thông tin truyền thông, Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Bảo vệ thực vật, … nhằm đảm bảo nhân sự trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, phòng chống hàng giả.
- Đề nghị bổ sung trang thiết bị chuyên dùng và phƣơng tiện phục vụ cho công tác thẩm tra, xác minh và thực hiện đấu tranh phòng, chống hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ.
- Đề nghị UBND tỉnh sớm thành lập Hiệp hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng Bắc Ninh để phối kết hợp với các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ trong công tác phòng chống hàng giả.
- Chỉ đạo Thủ trƣởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thủ trƣởng các cơ quan thanh tra, kiểm tra chịu trách nhiệm trƣớc Chủ tịch UBND tỉnh về tình trạng hàng giả, hàng kém chất lƣợng xảy ra thuộc phạm vi quản lý của cấp mình.
- Chỉ đạo Sở Tài chính tích cực, nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi trong khâu xét duyệt nguồn kinh phí cho các lực lƣợng đấu tranh chống hàng giả hoạt động.
- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng phổ biến kiến thức pháp luật cũng nhƣ các dấu hiệu phân biệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hàng thật - hàng giả, những tác hại do hàng giả gây ra nhằm nâng cao cảnh giác, tránh mua-bán nhầm hàng giả bằng nhiều hình thức; nội dung phong phú, phƣơng pháp đơn giản phù hợp với từng đối tƣợng ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp. Đặc biệt phối hợp với đài truyền hình làm chƣơng trình hàng thật-hàng giả phát định kỳ trên truyền hình.
- Xây dựng chính sách khen thƣởng, hỗ trợ ngƣời tiêu dùng phát hiện hàng giả, cung cấp thông tin về việc sản xuất và buôn bán hàng giả cho các lực lƣợng thực thi.
- Thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình tập huấn đào tạo, các hội thảo chuyên đề giữa các địa phƣơng, các lực lƣợng chức năng để trao đổi kinh nghiệm, các thông tin về phƣơng thức, thủ đoạn của đối tƣợng vi phạm, xây dựng các phƣơng án, kế hoạch kiểm soát thị trƣờng chung, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm tránh sự trùng lắp, có quy định cụ thể về việc trao đổi thông tin giữa các lực lƣợng chức năng. Tạo điều kiện cho các lực lƣợng chức năng, thanh tra chuyên ngành có điều kiện tham quan học tập kinh nghiệm về công tác chống hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ ở các nƣớc trong khu vực và quốc tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Lịch sử đã chứng minh rằng, nền kinh tế sẽ không thể phát triển ổn định nếu thiếu vai trò quản lý của Nhà nƣớc. Chống sản xuất và buôn bán hàng giả là công việc không thể thiếu trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nƣớc nhằm duy trì ổn định sự phát triển của nền kinh tế, bởi lẽ sản xuất và buôn bán hàng giả không những làm ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của ngƣời tiêu dùng mà còn ảnh hƣởng đến quyền lợi của các chủ thể khác trong nền kinh tế, ảnh hƣởng đến lợi ích của Nhà nƣớc, của xã hội và ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của Việt Nam.
Qua nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý phòng, chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh” cho chúng ta một cái nhìn rõ nét về khái niệm hàng giả, thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng giả tại Chi cục quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh; các qui định của pháp luật và quan điểm của nhà nƣớc ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống hàng giả qua các thời kỳ, nhất là từ khi nƣớc ta gia nhập WTO. Đồng thời cũng nhận thức đƣợc các tác hại của hàng giả gây ra cho đời sống xã hội là hết sức nghiêm trọng; sự cần thiết phải phòng, chống hàng giả và tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng giả.
Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ có những đóng góp, bổ sung đáng kể trong việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cả nƣớc nói chung. Một loạt các giải pháp cụ thể đƣợc đề cập khi nghiên cứu đề tài nhƣ: Hoàn thiện các văn bản pháp luật; củng cố các cơ quan chức năng nhằm tăng cƣờng công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm; tích cực tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho nhân dân; nâng cao tổ chức, nhận thức và quản lý của các nhà sản xuất, kinh doanh và tăng cƣờng hoạt động trao đổi kinh nghiệm hợp tác với các đơn vị khác và quốc tế trong công tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quản lý phòng, chống hàng giả.
Thiết nghĩ, để công tác phòng ngừa và đấu tranh chống hàng giả đạt hiệu quả cao, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các cở sở sản xuất và ngƣời tiêu dùng; thiết lập trật tự kỷ cƣơng; bảo đảm cho các hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng đúng theo quy định của nhà nƣớc và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký và đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng ngừa và đấu tranh chống hàng giả theo tinh thần Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả và Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách phòng chống hàng giả, hàng kém chất lƣợng cần phát huy sức mạnh tổng lực của toàn xã hội trên cơ sở sự tham gia và phối hợp một cách đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức chính trị, xã hội…, các đơn vị sản xuất, kinh doanh chân chính và đặc biệt là sự tham gia của chính những ngƣời tiêu dùng.
Để khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phát hiện, thông báo kịp thời thông tin về các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả cho cơ quan chức năng thì Nhà nƣớc nên qui định một cơ chế treo thƣởng minh bạch, công bằng, xứng đáng và cụ thể. Có vậy, chúng ta mới tạo nên đƣợc một mặt trận rộng khắp, phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp toàn dân, từng bƣớc hạn chế, đẩy lùi vấn nạn hàng giả, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của cả nƣớc phấn đấu cho “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Do điều kiện thu thập tài liệu, khả năng tiếp cận và nghiên cứu của tác giả còn hạn chế, do đó những vấn đề nêu trên chắc chắn còn không ít thiếu sót. Nhƣng tác giả hy vọng rằng đây là một đề tài thiết thực, cần thiết cho việc quản lý phòng, chống hàng giả và nội dung đề tài sẽ không dừng lại ở đây mà còn cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại tỉnh Bắc Ninh (2010), Báo cáo công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 (2010), Bắc Ninh.
2. Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại tỉnh Bắc Ninh (2011), Báo cáo công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 (2011), Bắc Ninh.
3. Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại tỉnh Bắc Ninh (2012), Báo cáo công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 (2012), Bắc Ninh.
4. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005.
5. Bộ Luật Hình sự số 15/1999/QH10, Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đƣợc sửa đổi bổ sung 2009/QH12
6. Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh (2010), Báo cáo công tác quản lý thị trường năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 (2010), Bắc Ninh.
7. Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh (2011), Báo cáo công tác quản lý thị trường năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012(2011),
Bắc Ninh.
8. Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Ninh (2012), Báo cáo công tác quản lý thị trường năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 (2012), Bắc Ninh.
9. Bộ Công Thƣơng, Cục Quản lý thị trƣờng (2009), Sổ tay chống hàng giả và thực thi sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 10. Bộ Công Thƣơng, Cục Quản lý thị trƣờng (2011), Sổ tay chống hàng giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TP. Hồ Chí Minh.
11. Luật thương mại số 36/2005/QH11, Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
12. Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, Luật này đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
13. Luật cạnh tranh số 24/2004/QH11, Luật này đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004.
14. Luật bảo vệ người tiêu dùng số 59/2010/QH12, Luật này đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010.
15.Chỉ thị - ột
số biện pháp cấ , hàng kém chất lượng.
16. -
.
17. Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
18. Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
19. Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
20. http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/
21. http://tamnhin.net/Print/10549/Chong-hang-gia-hang-nhai-Cuoc-chien- toan-cau.html
22. http://baophapluat.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=151493
23. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả giai đoạn đến năm 2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
http://baigiang.violet.vn/present/show?entry_id=8044092
PHỤ LỤC Phụ lục số 1
Bảng danh mục hàng giả đã tịch thu trong những năm gần đây
Tên hàng Đvt Năm
2010 2011 2012 Tổng
Máy xát gạo VIKINO cái 06 0 0 06
Bàn chải đánh răng P/S cái 1050 500 510 2.060
Kem đánh răng P/S Hộp 600 824 0 1.424
Băng vệ sinh KOTEX gói 800 900 1300 3.000
Bao bì mỳ chính các loại kg 150 179 0 329
Tem, nhãn xe máy HONDA kg 13 0 0 13
Rƣợu giả các loại chai 40 70 156 266
Bánh mứt kẹo giả nhãn mác Hộp 180 50 0 230
Mỳ chính VEDAN, AJINOMOTO Gói 59 15 75 149
Mũ bảo hiểm HONDA, AMORO Cái 60 84 109 253