6. Bố cục luận văn
3.2.2. Tình hình buôn bán hàng giả
- Ở tỉnh Bắc Ninh địa bàn tiêu thụ hàng giả diễn ra ở nhiều địa phƣơng trong tỉnh, nhiều mặt hàng giả đƣợc tiêu thụ cả khu vực thành thị và nông thôn. Tuy nhiên đối với mặt hàng giả có quy trình sản xuất phức tạp, công nghệ cao, có giá trị lớn thì tập trung ở địa bàn thành phố, thị xã. Hàng giả chủ yếu ở các mặt hàng cao cấp, đắt tiền có giá trị lớn nhƣ: điện thoại di động, quạt điện, bếp gas, rƣợu ngoại, sắt thép, xi măng, thiết bị vệ sinh, dƣợc phẩm, mỹ phẩm...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đối với các huyện, vùng nông thôn thì hàng giả tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng thông thƣờng quy trình sản xuất đơn giản, có giá trị nhỏ nhƣ: mỳ chính, bột canh, bột giặt, giấy vệ sinh, diêm, rƣợu nội, nƣớc mắm, bia, nƣớc giải khát, gas, thuốc lá, dầu gội đầu, bột giặt...
- Các loại sản phẩm may mặc của các hãng nổi tiếng ở trong nƣớc và thế giới nhƣ Hanosimex, Việt Tiến, Adidas, Nike... cũng là mặt hàng mà các đối tƣợng sản xuất hàng giả nhắm tới. Xuất phát từ thị hiếu xính hàng ngoại của một bộ phận đáng kể ngƣời tiêu dùng, nhất là thanh niên, rất nhiều loại sản phẩm may mặc mang các nhãn hiệu nổi tiếng đã bị làm giả. Mức độ tinh vi của hàng may mặc giả hầu nhƣ không có sự khác biệt so với hàng thật.
- Trƣớc kia hàng giả thƣờng chỉ xuất hiện nhiều ở những nơi buôn bán sầm uất ở các chợ trung tâm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, thị trấn Lim, thị trấn Phố Mới... Nhƣng ngày nay, hàng giả đã theo cơ chế thị trƣờng len lỏi tới mọi nơi từ khu vực thành thị tới nông thôn, ở đâu có nhu cầu mua bán hàng hoá, ở đó có hàng giả xuất hiện.
Các phƣơng thức tiêu thụ phổ biến ở các dạng sau:
- Đối với một số hàng hoá ngƣời tiêu dùng dễ nhận biết là không phải hàng chính hiệu (hàng giả) thì đánh vào tâm lý và túi tiền của ngƣời tiêu dùng, nhƣ hàng hoá xâm phạm quyền về kiểu dáng công nghiệp, giả mạo nhãn hiệu nhƣ: dây điện Trần Phú, bếp ga Rinnai, xe máy, xe đạp y trang kiểu dáng, mẫu mã của các hãng xe máy chính hãng của Honda (xe Wave, Future...) xe đạp nhật... giá cả thấp chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba giá hàng thật, tiêu thụ chủ yếu ở các huyện nơi đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
- Đối với hàng hoá mà ngƣời tiêu dùng khó phát hiện là hàng giả thƣờng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng mà ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng nhƣ: tivi, điều hoà nhiệt độ, sen vòi tắm, mỹ phẩm đắt tiền... để đánh lừa ngƣời tiêu dùng thì giá bán tƣơng đƣơng với giá hàng thật, thƣờng đƣợc bày bán ở một vài phố trung tâm của thành phố Bắc Ninh, các trung tâm thƣơng mại của các thị trấn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nhiều loại hàng hoá khi bán phải kèm theo phiếu bảo hành, nhƣng đối với hàng giả, hàng nhái thì không phiếu bảo hành hoặc có nhƣng là phiếu bảo hành giả mạo (ken dấu của nhà sản xuất ) làm cho ngƣời tiêu dùng tin đó là hàng chính hiệu của hãng sản xuất có bảo hành.
- Một số đối tƣợng từ tỉnh ngoài thƣờng xuyên sử dụng xe ô tô vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lƣợng đã đƣợc thay đổi về bao bì nhãn mác của hàng chính hiệu để bán hàng theo kiểu chớp nhoáng đánh lừa ngƣời tiêu dùng. Chúng thƣờng lợi dụng vào sự kém hiểu biết và tâm lý thích mua hàng giá rẻ hơn so với giá niêm yết trên bao bì của ngƣời tiêu dùng để bán hàng. Phƣơng thức bán hàng chớp nhoáng này thƣờng đƣợc các đối tƣợng buôn bán hàng giả thực hiện ở trên đƣờng cao tốc nhằm vào các khách hàng đi xe máy và khi bị lực lƣợng chức năng phát hiện thì chúng nhanh chóng bỏ lại tang vật và sẵn sàng bỏ chạy.
- Lừa dối ngƣời tiêu dùng bằng cách thể hiện trên nhãn bao bì về chất lƣợng, công dụng, xuất xứ hàng hoá không đúng với chất lƣợng, công dụng, xuất xứ hàng hoá…
- Lợi dụng ngƣời tiêu dùng có trình độ dân trí thấp ở những vùng nông thôn để đƣa hàng giả đến tiêu thụ, chủ yếu là các loại hàng hoá có giá trị thấp, rẻ tiền, sản xuất bằng phƣơng pháp thủ công.